Khánh An dịch
(VNTB) – Những xe tải chở đầy hàng hoá xếp hàng la liệt tại cửa khẩu biên giới khi Trung Quốc ra sức ngăn chặn Covid-19 lây lan.
Tác giả: Niharika Mandhana
Chính sách zero-Covid của Trung Quốc buộc các thành phố ở Trung Quốc lại bị phong toả và cấm đi lại bằng đường hàng không .Họ cũng đang làm ngưng các tuyến đường thương mại xuyên biên giới trên đất liền vốn là huyết mạch cho nông dân và thương gia trong khu vực.
Tại nước láng giềng Việt Nam, hàng nghìn xe tải chở đầy thanh long, mít, dưa hấu và các sản phẩm khác dồn lại ở biên giới chờ thông quan trong nhiều tuần nay. Chuyến đi bị gián đoạn sau khi chính quyền Trung Quốc đình chỉ hoạt động tại một số cửa khẩu hoặc giảm giao thông với lý do cần phải phòng chống Covid-19 vào cuối năm ngoái.
Một số thương lái phải cắt lỗ vì hoa quả bị thối rữa. Nguyễn Ngọc Phương Thảo chuyên xuất khẩu sang Trung Quốc, đã phải bán 5 xe tải thanh long trong nước với giá bằng 1/10 giá ở bên kia biên giới. Nữ doanh nhân điều hướng ba chiếc xe tải đến một cảng biển, trả thêm tiền để chuyển hàng hóa dễ hư hỏng đến Thượng Hải. Bà nói: “Bán trong nước giống như bán phá giá vậy.
Những thương lái khác vẫn đang chờ đợi. 8 ngày nay, Lùng Văn Nhiên cùng những thùng mít được thuê chở sang Trung Quốc nằm ở bãi xe gần biên giới. Ông Nhiêu nói mít bắt đầu sậm màu và nếu không thể đi qua được thì sẽ phải tìm chỗ đổ bỏ hết.
Đối với nông dân và thương lái Việt Nam, không thể tiếp cận được người tiêu dùng Trung Quốc là một thảm hoạ.
Ví dụ như thanh long. Nhu cầu ngày càng tăng của Trung Quốc đã giúp xuất khẩu loại trái cây vỏ đỏ của Việt Nam đạt 1 tỷ USD vào năm 2021 – gấp gần 20 lần so với mức 57 triệu USD vào năm 2010, theo như dữ liệu của bộ thương mại và nông nghiệp của Việt Nam. Khoảng 80% số hàng xuất khẩu đó là sang Trung Quốc. Sản lượng trái cây hàng năm của Việt Nam từ hai mươi năm trước là dưới 25.000 tấn tăng lên mức trung bình khoảng 1,4 triệu tấn trong những năm gần đây, với nhiều nông dân bỏ trồng lúa truyền thống chuyển sang trồng trái cây.
Úc và Châu Âu cũng là điểm đến cho thanh long do Việt Nam trồng, nhưng nhu cầu ở những nơi này lại giảm sút. Ông Trương Minh Trung, một nông dân ở Long An chuyên trồng trái cây ở tỉnh Long An cho biết doanh số bán hàng một năm sang các thị trường này bằng doanh số 2-3 ngày xuất hàng sang Trung Quốc.
“Thanh long chín giờ coi như mất trắng ”, ông nói, sau khi Trung Quốc ngưng giao thương.
Bắc Kinh làm khác với hầu khắp thế giới khi tiếp tục theo đuổi mục tiêu giữ ca Covid-19 ở mức 0 ngay cả khi biến thể Omicron có khả năng lây nhiễm nhanh đang lan rộng ra toàn cầu. Việt Nam cũng từng là một quốc gia với chính sách không Covid, nhưng đã thay đổi chiến lược vào năm ngoái khi khó ngăn chặn được sự lây lan các biến chủng mới. Vào cuối tháng 12, Bộ Thương mại Việt Nam cho rằng các biện pháp của Trung Quốc như đình chỉ các hoạt động ở cửa khẩu và ngừng nhập khẩu trái cây là quá mức cần thiết.
Chính quyền địa phương ở Trung Quốc cho biết họ giới hạn vậy là do lây nhiễm Covid-19 ở Trung Quốc hoặc lo ngại COVID xâm nhập vào Trung Quốc qua đường hàng hóa của Việt Nam. Ngày 4 tháng 1 khi được hỏi về sự gián đoạn thông quan ở biên giới, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Vương Văn Bân cho biết: “Trung Quốc áp dụng các giao thức Covid-19 cần thiết dựa trên tình hình Covid-19 toàn cầu với trách nhiệm đối với cuộc sống và sức khỏe của công dân Trung Quốc và người nước ngoài . ”
Một số điểm ở biên giới đã mở cửa trở lại, mặc dù việc tồn đọng kéo dài hàng tuần sẽ cần thời gian để giải quyết, các thương nhân và tài xế xe tải cho biết. Họ đang đốt lửa trại bên hông xe tải để giữ ấm và nấu những bữa ăn đơn giản với món thịt heo và rau bắp cải hoặc cải ngọt luộc trong khi tiếp tục chờ đợi. Chính quyền Việt Nam cũng cấm các xe tải mới tiếp tục đến cho tới khi lượng xe bị dồn lại giảm bớt.
Và không có gì đảm bảo rằng Trung Quốc sẽ không đóng cửa khẩu tiếp
Các thành phố, tỉnh và cảng biển của Trung Quốc không chỉ kiểm tra người mà còn kiểm tra cả trái cây để phát hiện vi rút corona. Chính quyền Trung Quốc cho biết một thành phố ở Quảng Tây đã cấm nhập khẩu thanh long vào tháng trước sau khi mầm bệnh được phát hiện trên ba lô trái cây và ở trên bao bì. Một quận ở tỉnh An Huy đã cho đóng cửa tất cả các doanh nghiệp nhập khẩu trái cây sau khi phát hiện ra hai lô thanh long Việt Nam bị nhiễm vi rút như vậy. Việc sàng lọc các lô hàng nhãn của Thái Lan khiến người bán, người mua và khách đến cửa hàng bị cách ly vào đầu tháng này.
Nếu quốc gia nào hiểu về zero-Covid kiểu Trung Quốc thì đó là Việt Nam. Cho đến tháng 9, Việt Nam là một trong những quốc gia theo đuổi phướng pháp zero-covid nghiêm ngặt nhất thế giới về phương pháp tiếp cận, áp dụng truy vết-xét nghiệm-cách ly để ngăn vi rút lây lan. Sau đó, họ đã thay đổi: Việc đóng cửa doanh nghiệp làm ảnh hưởng đến nền kinh tế, biến thể Delta là chủng dễ lây truyền nhất sau đó khiến khó phát hiện từng ca một và tỷ lệ tiêm chủng thuộc nhóm thấp nhất Đông Nam Á hồi mùa hè giờ bắt đầu tăng cao. Lãnh đạo của Việt Nam cho chấm dứt giai đoạn zero-covid.
Hiện giờ, mặc dù ca nhiễm Covid-19 vẫn ở mức cao nhưng không có thành phố lớn nào bị phong toả. Thành phố Hồ Chí Minh từng bị phong toả nghiêm ngặt vào tháng 9 năm ngoái, không cho dân ra khỏi nhà đi chợ thì nay trường học mở cửa trở lại và các quán karaoke hoạt động rầm rộ.
Nhưng nông dân trồng trái cây đang bị thiệt hại. Ông Trần Kim Thức, Giám đốc HTX có 17 nông dân trồng thanh long, cho biết biên giới giáp Trung Quốc tắc nghẽn nên mấy tuần gần đây thương lái ngừng thu mua. Ông nói, nông dân bán trái cây cho người mua trong nước với giá chỉ 10 xu ( 2.200 đồng) một kg.
Nông dân Trần Minh Sơn, 48 tuổi, cho biết ông để trái thối, hoặc cho cá ăn, hoặc để làm phân bón. “Tôi rất mệt mỏi.”
-Raffaele Huang ở Bắc Kinh đóng góp cho bài viết này.
Nguồn: WSJ
1 comment
“Chính sách zero-COVID của Trung Quốc: nông dân Việt Nam phải hứng chịu”
Đây là 1 bằng chứng nước ta có đa đảng, aka hơn 1 đảng lãnh đạo