VNTB – Việt Nam có thể làm gì để thoát khỏi Danh Sách bị Đặc Biệt Theo Dõi?

VNTB – Việt Nam có thể làm gì để thoát khỏi Danh Sách bị Đặc Biệt Theo Dõi?

 

Quang Nguyên

 

(VNTB) – Sáng kiến mời đại diện các tôn giáo bị áp bức ở Việt Nam lên tiếng mỗi tháng với các giới chức và các tổ chức bênh vực cho nhân quyền nổi tiếng trên thế giới, nhìn về góc tích cực, rất có lợi cho chính quyền Việt Nam.

 

Sau khi bị bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ liệt hạng 3 về nạn buôn người, ngày 2/12 vừa qua, Ngoại Trưởng Anthony Bliken lại công bố liệt Việt Nam vào Danh Sách Cần Theo Dõi Đặc Biệt (SWL) về tự do tôn giáo và niềm tin.

Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ công bố hôm 19/7 Việt Nam bị liệt Hạng 3, hạng tệ hại nhất về buôn người. Theo bản phúc trình, 2 yếu tố để Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ xếp nhà nước Việt Nam vào Hạng 3 là: (1) chính quyền đã bao che cho 2 giới chức ngoại giao liên can đến các vụ buôn người xuất khẩu lao động, (2) công an và Bộ Lao Động Thương Binh Xã Hội thay vì bảo vệ cho nạn nhân lại hợp tác với các đường dây buôn người, đe doạ và trả thù các nạn nhân lên tiếng đòi công lý. Bị liệt Hạng 3, Việt Nam sẽ phải đối mặt với một số biện pháp chế tài khá ngặt nghèo không thua gì bị liệt nhóm Quan Tâm Đặc Biệt do vi phạm tự do tôn giáo.

Không may, 5 tháng sau, ngày 2/12, Việt Nam  bị đưa vào nhóm các quốc gia bị Theo Dõi Đặc Biệt vì những hành vi sai trái họ đối xử với các tôn giáo.

Hệ quả của Việt Nam  khi bị xếp vào nhóm này là (*)

Đối với quốc gia trong danh sách SWL, Bộ Ngoại Giao, thông qua phái bộ Hoa Kỳ ở quốc gia đó, phải theo dõi sát sao và kiểm tra các báo cáo vi phạm quyền tự do tôn giáo để phối kiểm xem:

Các vi phạm này có đạt mức nghiêm trọng không – nghiêm trọng là các hành vi như:

Tra tấn, vô nhân đạo hoặc hạ thấp nhân phẩm

Giam giữ thời gian dài không có cáo buộc chính đáng

Bắt cóc hoặc thủ tiêu

Khước từ quyền sống, quyền an toàn cá nhân

Sự vi phạm có tính hệ thống, chẳng hạn như xuất phát từ chính sách nhất quán từ trung ương, hay không.

Sự vi phạm có kéo dài và còn tiếp diễn không.

Nếu hội đủ 3 yếu tố trên thì quốc gia trong danh sách SWL sẽ bị chỉ định là CPC.

Việc chỉ định CPC này có thể xảy ra một khi việc phối kiểm hoàn tất. Chẳng hạn, chỉ định CPC có thể xảy ra chỉ vài tháng sau khi một quốc gia bị đưa vào danh sách SWL.

Báo cáo Quốc Hội

Đối với quốc gia trong danh sách SWL, Bộ Ngoại Giao hàng năm phải cung cấp cho Quốc Hội danh sách các vi phạm nghiệm trọng, danh tính của những thủ phạm đằng sau mỗi vi phạm, và biện pháp chế tài đã áp dụng đối với từng thủ phạm.

Các biện pháp chế tài này bao gồm:

Cấm nhập cảnh thủ phạm và cả vợ, chồng, con và cha mẹ của thủ phạm vĩnh viễn. Những ai đang ở Hoa Kỳ thì bị trục xuất và vĩnh viễn không được quay trở lại Hoa Kỳ.

Đóng băng tài sản ở Hoa Kỳ, nếu có, của thủ phạm.

Thủ phạm bao gồm giới chức chính quyền và các tác nhân ngoài chính quyền, như thành viên của các tổ chức “quần chúng tự phát” hoặc của các tổ chức tôn giáo “quốc doanh” làm công cụ đàn áp của chính quyền, hoặc các cá nhân đóng vai âm binh cho nhà nước ném đá giấu tay trong chính sách bách hại tôn giáo. Cáctổchứctrênthếgiớibênhvựcchotựdotôngiáovàniềmtin ởVNđãphầnlớngiúpBộNG Hoa Kỳ nhìn thấy thực trạng tôn giáo bị đàn áp, nhưng chứng cứ quan trọng hơn là sự lên tiếng và hiện diện của chính các nạn khi gặp các giới chức quốc tế và Hoa Kỳ tại địa phương của họ, hay các cuộc hội nghị về tự do tôn giáo và niềm tin được tổ chức thường niên đã góp phần đáng kể cho Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ khi quyết định đưa Việt Nam vào danh sách SWL.

Ngay sau khi Việt Nam  bị BNG Hoa Kỳ liệt hạng SWL, một tổ chức bênh vực cho tự do tôn giáo đã sẵn sàng tổ chức những buổi họp trực tuyến hàng tháng với một số cơ quan Quốc tế và đại diện các Cộng Đồng Tôn Giáo Việt Nam. Đây là cơ hội để người trong và ngoài nước cập nhật tình hình chính phủ Việt Nam  đối xử với các cộng đồng tôn giáo thế nào.

Những cơ quan này có thể là Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ và các giới chức quốc tế như Ủy Hội Quốc tế về Tự Do Tôn Giáo, Liên Minh Tự Do Tôn Giáo gồm 37 quốc gia, Hội Đồng Nhân Quyền LHQ v.v… Các cơ quan này lưu ý đến các cộng đồng tôn giáo tại Việt Nam và họ rất muốn lắng nghe trực tiếp những cập nhật hàng tháng từ những tín đồ thuộc cộng đồng và những người quan tâm, đặc biệt những nhà lãnh đạo tinh thần các tôn giáo, những người biết rõ, bao quát được vấn đề và thao thức với đạo pháp, với an nguy của tín đồ, con chiên của mình như các mục sư, linh mục, quý hoà thượng, thượng toạ, cư sĩ hoặc đại diện các quý vị đó ở trong, ngoài nước về mọi việc liên quan đến tôn giáo kể cả những công tác từ thiện. Những buổi họp như thế này tạo cơ hội cho các tôn giáo bị chính quyền đàn áp tiếp xúc với các tổ chức quốc tế và các giới chức đáng nể trọng trong chính trường để cập nhật, không phải chỉ một lần, mà là 12 lần trong một năm, tình trạng tự do tôn giáo ở Việt Nam, thí dụ Chùa Thiên Quang, Đan Viện Thiên An có thể cho họ biết ngay khi Nhà Nước Việt Nam manh động trong việc cưỡng chế chùa, tu viện. Các cộng đồng tôn giáo dân tộc thiểu số cũng có dịp hàng tháng nói lên tiếng của mình trước công luận ngang hàng với bất cứ cộng đồng tôn giáo bạn khác.

Đặc biệt với các cộng đồng tôn giáo nhỏ, yếu thế, bị đàn áp như các Hội Thánh Em Cao Đài 1926, Hội Thánh Tin Lành Truyền Giáo Phục Hưng đang bị chính quyền bóp nghẹt tiếng nói, hay những người có liên quan Thiền Am Bên Bờ Vũ Trụ mà hiện chính quyền Việt Nam đang cố “diệt chủng”, v..v. thì qua mỗi buổi họp định kỳ hàng tháng, họ chứng tỏ sự hiện hữu thường xuyên, tiếng nói của họ sẽ được lắng nghe, được bênh vực. Sự hiện diện của các chư tôn đức trong GHPGVNTN, dù còn trong nước hay ở ngoại quốc, trong buổi họp như thế này, hay trong các phiên họp khác như Hội Nghị Thượng Đỉnh Thế Giới về TDTG và Niềm Tin, hay Hội nghị Tự do Tôn giáo và Niềm tin Đông Nam Á hàng năm chẳng hạn, bắt buộc nhà nước Việt Nam không thể phủ nhận sự hiện hữu của GHGVNTN, và cùng lúc chứng tỏ giáo hội hiện đang trong tiến trình kiện toàn tổ chức phù hợp với những thông báo chính thức của GHPGVNTN từ ngày 1 tháng 9 năm 2022 và song song với những công tác từ thiện gần đây nhất vào dịp cuối năm Nhâm Dần, 2022.

Sáng kiến mời đại diện các tôn giáo bị áp bức ở Việt Nam lên tiếng mỗi tháng với các giới chức và các tổ chức bênh vực cho nhân quyền nổi tiếng trên thế giới, nhìn về góc tích cực, rất có lợi cho chính quyền Việt Nam. Có một số tôn giáo bị chính quyền địa phương qua mặt trung ương đàn áp, và khi sự việc được bên bị hại đưa lên đến trung ương thì hoặc bị làm lệch lạc, bị quên đi, che dấu hay bị các cấp chính quyền bênh vực lẫn nhau bỏ qua. Những báo cáo vi phạm ghi nhận được bởi các nhân chứng trong các buổi họp được các giới chức uy tín thế giới chuyển đến chính quyền Việt Nam, yêu cầu tìm biện pháp thay đổi có lẽ sẽ có hiệu quả tốt.

Không phải vì quyết tâm dìm Việt Nam vào nhóm Các Quốc Gia Bị Đặc Biệt Quan Tâm, CPC, nhưng để ngăn ngừa chính phủ Việt Nam tiến xa hơn trong hành vi đàn áp tôn giáo, mong muốn Việt Nam nới lỏng đàn áp và dần hoà nhập vào cộng đồng thế giới, những báo cáo vi phạm ghi nhận được bởi các nhân chứng trong các buổi họp được chuyển đến chính quyền Việt Nam tìm biện pháp thay đổi. Sự thay đổi tốt trong cách chính quyền Việt Nam đối xử với các tôn giáo đang bị kỳ thị, đàn áp tiến đến cho người dân hưởng quyền tự do tôn giáo là mong muốn của mọi người trong thế giới dân chủ, văn minh, nhưng Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ có thể chỉ định CPC khi việc phối kiểm hoàn tất mà không thấy chính phủ Việt Nam hoàn thiện và nới lỏng đàn áp. Chỉ định CPC có thể xảy ra chỉ vài tháng sau khi một quốc gia bị đưa vào danh sách SWL.

_____________

Tham khảo: 

(*)https://machsongmedia.org/vietnam/quyenconnguoi/1883-viet-nam-he-qua-khi-bi-dua-vao-da nh-sach-theo-doi-dac-biet-cua-hoa-ky-vi-dan-ap-ton-giao.html

 


 

 

CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)