Việt Nam Thời Báo

VNTB- Dự thảo Luật trưng cầu ý dân: Lập lờ giữa Dân chủ trực tiếp và Dân chủ đại diện

Đào Đức Thông


(VNTB) – Vì sức ép phải dân chủ nên Quốc Hội Việt Nam phải có luật đó để chứng tỏ dân chủ, trong khi thực tế đảng cầm quyền không muốn.
Mấy ngày qua, những quan điểm của các Đại biểu Quốc Hội tại phiên thảo luận tổ về Dự luật Trưng Cầu Ý Dân về xác định chủ thể nào có quyền đề nghị trưng cầu ý dân đã thu hút sự quan tâm của toàn dân Việt Nam.

Trưng cầu dân ý hay bỏ phiếu toàn dân là một cuộc bỏ phiếu trực tiếp, trong đó toàn bộ các cử tri được yêu cầu chấp nhận hay phủ quyết một đề xuất đặc biệt. Đó có thể là sự thông qua một hiến pháp mới, một sự sửa đổi hiến pháp, một bộ luật, một sự bãi miễn một quan chức đã được bầu hay đơn giản chỉ là một chính sách riêng của chính phủ. Trưng cầu dân ý hay bỏ phiếu toàn dân là một hình thức dân chủ trực tiếp. Trưng cầu ý dân tại các nhà nước dân chủ trên thế giới đã được thực hiện từ lâu và quy mô. Tại Việt Nam, trong dự thảo luật hay các vấn đề lớn của đất nước, thường gọi là lấy ý kiến nhân dân hiện có một  số nhà lập pháp trong nước cho rằng trình độ người dân không đồng đều nên nhiều người dân không có khả năng đánh giá đúng ý nghĩa của trưng cầu ý dân, không có khả năng quyết định đúng đắn các vấn đề quan trọng và phức tạp, nhất là đối với những người dân có trình độ thấp.

Tổ chức “Trưng cầu ý dân ” về nguyên tắc là muốn nghe tiếng nói, nguyện vọng của nhân dân từ đó các cơ quan đảng và nhà nước làm tốt trách nhiệm mà nhân dân giao phó cho họ. Nhưng qua những tranh luận của các đại biểu trên diễn đàn Quốc Hội  Việt Nam lại cho thấy một thực tế khác: đó là vì sức ép phải dân chủ nên Quốc Hội Việt Nam phải có luật đó để chứng tỏ dân chủ, trong khi thực tế đảng cầm quyền không muốn.

Trưng cầu dân hay trưng cầu đảng?

Tình hình đang diễn ra cho thấy Dự luật Trưng Cầu Ý Dân được các đại biểu thảo luận trong Quốc Hội sẽ bị cắt xén những nội dung chính, sẽ bị khống chế những nội dung được trưng cầu ý dân. Những vấn đề liên quan đến thể chế, đến quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản thì sẽ bị loại ra không cho trưng cầu dân ý. Có nghĩa là những vấn đề cần trưng cầu dân ý nhất vì có nhiều ý kiến trái chiều thì họ lại không cho được phép trưng cầu dân ý. Như vậy dù có luật đi nữa nhưng không có nhiều ý nghĩa và khó thực hiện được quyền Dân chủ. Đây chỉ là vở tuồng nhằm che đậy vì sức ép dân chủ thôi. Cũng như bầu cử tại Việt Nam hiện nay, bầu hay ko bầu, dù tên đại biểu có bị toàn dân gạch hết thì kết quả vẫn do Bộ Chính Trị quyết định, đã có cơ cấu trước khi bầu cử.

Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn nhấn mạnh: Ở Việt Nam, quyền tự do, dân chủ luôn được khẳng định và tôn trọng – Điều này đến người Việt Nam còn chẳng hiểu và tin nổi, nói gì đến bè bạn Quốc tế. Trên thế giới chắc chỉ Việt Nam mới tồn tại thực trạng này.

Việt Nam cứ tranh luận mãi vấn đề mà các nước tiên tiến đã áp dụng từ lâu, chính vì đã áp dụng nên quốc gia họ trở nên tiên tiến. Việc “xin ý kiến” nhân dân khi xây dựng lại hiến pháp 2013, đến việc chuẩn bị xây dựng Luật Trưng Cầu Ý Dân và những thực tế lãnh đạo đất nước về mọi mặt trong thời gian qua đã làm Đảng CSVN đang ngày càng đánh mất đi sự tin tưởng của nhân dân Việt Nam, làm người dân ngày càng thất vọng. Người dân Việt Nam đang tự hỏi Quốc hội định xây dựng “Luật Trưng cầu ý dân” để làm gì trong chế độ hiện nay?

Không ai phản ánh ý chí, nguyện vọng của nhân dân bằng chính nhân dân. Biết bao giờ hệ thống lập pháp, hành pháp Việt Nam mới thoát khỏi sự lập lờ giữa dân chủ trực tiếp với dân chủ đại diện?


Có lẽ còn rất xa…

Tin bài liên quan:

VNTB- Áp dụng dân chủ tập trung kiểu Mỹ cho bầu cử tại Việt Nam

Phan Thanh Hung

VNTB- Từ hai sự kiện Việt Nam bị đồng minh bỏ rơi: Nhìn lại quan hệ đồng minh trong chiến tranh

Phan Thanh Hung

VNTB- Từ Thiên An Môn đến Việt Nam: “Giết 200 ngàn người để đổi lấy 20 năm ổn định”

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo