Việt Nam Thời Báo

VNTB – Hạnh phúc là gì?

Lâm Viên

(VNTB) – Yếu tố “hạnh phúc” là một điểm nhấn trong dự thảo văn kiện Đại hội XIII.

Bài báo trên Vietnam Net đã dẫn lời của giáo sư, tiến sĩ Phùng Hữu Phú, Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương, để khẳng định rằng, “Yếu tố “hạnh phúc” là một điểm nhấn trong dự thảo văn kiện Đại hội XIII” (*)

Lý lịch khoa học công khai trên báo chí cho biết ông Phùng Hữu Phú là tiến sĩ chuyên ngành Chủ nghĩa cộng sản khoa học tại Đại học Tổng hợp Quốc gia Moskva mang tên M.V. Lomonosov (Liên Xô). “Hạnh phúc” theo góc nhìn của một tiến sĩ chuyên ngành chủ nghĩa cộng sản, có lẽ sẽ tương đồng với quan điểm về “hạnh phúc” của ông tổ chủ nghĩa cộng sản là Các-Mác (Karl Marx).

Ngay từ những năm tháng tuổi trẻ, Mác đã nhận thức: “Những ai đem lại hạnh phúc cho một số lượng người nhiều nhất là người hạnh phúc nhất”.

Ngay từ những năm tháng còn trẻ, Mác đã luôn chủ trương đưa những vấn đề lý luận vào thực tiễn để cải biến thực tiễn: “Các nhà triết học đã chỉ giải thích thế giới bằng nhiều cách khác nhau, song vấn đề là cải tạo thế giới”. Do đó, Mác đã yêu cầu việc tìm kiếm hạnh phúc thực sự của con người trước tiên phải gắn liền với hành động của con người.

Hạnh phúc phải gắn liền với hành động, nhưng không phải là bất kỳ hành động nào, mà phải là những hành động đấu tranh. Đấu tranh để giải quyết mâu thuẫn tồn tại khách quan, phủ định mặt đối lập trên cơ sở kế thừa cái cũ, cái tích cực để đưa tới sự thống nhất hòa hợp, tiến bộ hơn, tốt đẹp hơn.

Với Mác, nội dung đấu tranh cao nhất đó chính là đấu tranh vì sự tiến bộ của xã hội, thúc đẩy loài người tiến lên hình thái kinh tế – xã hội cao hơn thông qua các cuộc cách mạng xã hội, trong tiến trình đấu tranh ấy, con người đấu tranh cho tự do, hạnh phúc của loài người nói chung, cho bản thân mình nói riêng.

Theo cách hiểu trên, người dân xứ Việt đã và đang liên tục để đấu tranh cho tìm kiếm hạnh phúc. Với người dân Việt Nam, họ phải buộc đấu tranh vì liên tục hết những bi kịch này đến bi kịch khác cứ đổ ập xuống số phận người dân, với các tên gọi giờ nhắc lại chắc vẫn là nỗi ám ảnh của nhiều thế hệ: “Cải cách ruộng đất”, “Nhân văn Giai Phẩm”, “Vụ án xét lại”; 20 năm cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn, rồi nào “học tập cải tạo”, “thuyền nhân”, “chủ nghĩa lý lịch”, “cải tạo tư sản mại bản”, “cải tạo công thương nghiệp”, “dân oan”…

Lại có ý kiến, “Hạnh phúc là gì mà chúng ta ai cũng vất vả đi tìm? Có phải hạnh phúc thực sự là đích đến của cuộc đời này?”.

Từ góc độ sinh học, cảm giác hạnh phúc là kết quả của việc bốn hóa chất phối hợp ăn ý với nhau: dopamine như một cánh tay xốc chúng ta bật dậy từ chiếc ghế lười biếng, endorphins khiến cái chân đau bước nhẹ nhàng hơn, oxytocin giúp ta đến gần bên những người yêu dấu với một cái ôm dịu dàng, và serotonin là cảm giác hạnh phúc khi người yêu dấu ấy nói rằng cái ôm này làm họ sung sướng biết bao. Ta như bay lên trong một khoảnh khắc an vui. Cuộc đời thật đẹp.

Vấn đề là, khoảnh khắc ấy luôn luôn trôi qua. Niềm vui nào cũng dần dần cạn.

Liệu sau khi những chiếc ghế quyền lực đã được củng cố sau Đại hội XIII của những người cộng sản Việt Nam, khi đó “hạnh phúc” sẽ được hiểu và vận hành ra sao ở bộ máy kỹ trị đơn đảng?

Rất có thể khi ấy, thêm một lần nữa, người dân Việt lại cay đắng nhận thấy rằng “hạnh phúc” mà những người cộng sản đưa ra, nó giống như là một viên đường mà tạo hóa cho vào một số hành vi nhất định để chúng ta thấy ngọt mà ăn. Hạnh phúc không phải mục đích, nó là một công cụ phục vụ sự sinh tồn cho tổng thể của nhóm người nào đó ở độc đảng chính trị cầm quyền.

Trong phạm vi hẹp của ý nghĩa “hạnh phúc”, mà vị giáo sư, tiến sĩ ở đầu bài viết này nói rằng đây là một điểm nhấn trong dự thảo văn kiện Đại hội XIII, thì với người dân, họ sẽ hạnh phúc khi lá phiếu cử tri của người dân được quyền chọn đúng người để đại diện họ trong quản trị quốc gia.

Hạnh phúc cũng trong phạm vi hẹp theo đúng cách nói của ông Phó Chủ tịch thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương, có nghĩa người dân với các quyền đã Hiến định, cần phải được thực thi mà không bị giới hạn bất kỳ điều gì ngoài luật pháp, đó là quyền tự do ngôn luận – bao gồm tự do làm báo, tự do tư tưởng, tự do học thuật; quyền tự do biểu tình; quyền tự do lập hội…

Và nói như Mác, người dân cần phải biết đấu tranh để có được những hạnh phúc ‘Hiến định’ ấy!.

___________________

Chú thích:

(*) https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/chinh-tri/yeu-to-hanh-phuc-la-diem-nhan-trong-du-thao-van-kien-dai-hoi-xiii-676694.html

Tin bài liên quan:

VNTB – Mơ về một ngày mai…

Phan Thanh Hung

VNTB – Vũ khí sinh học của Hà Nội trong mùa cúm Vũ Hán?

Phan Thanh Hung

VNTB – Có thể ‘tam quyền phân lập’ dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam?

Phan Thanh Hung

1 comment

yak-yak 29.09.2020 12:31 at 12:31

“Theo cách hiểu trên, người dân xứ Việt đã và đang liên tục để đấu tranh cho tìm kiếm hạnh phúc. Với người dân Việt Nam, họ phải buộc đấu tranh vì liên tục hết những bi kịch này đến bi kịch khác cứ đổ ập xuống số phận người dân, với các tên gọi giờ nhắc lại chắc vẫn là nỗi ám ảnh của nhiều thế hệ: “Cải cách ruộng đất”, “Nhân văn Giai Phẩm”, “Vụ án xét lại”; 20 năm cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn, rồi nào “học tập cải tạo”, “thuyền nhân”, “chủ nghĩa lý lịch”, “cải tạo tư sản mại bản”, “cải tạo công thương nghiệp”, “dân oan”…”

Vui thiệt . Đảng & chính phủ nhơn danh chủ nghĩa Mác để thực hiện tất cả những cái trên, và theo câu trên, dân xứ mình cũng nhân danh chủ nghĩa Mác để đấu tranh để những gì đã xảy ra do Đảng nhân danh chủ nghĩa Mác không thể xảy ra nữa .

Lưu Trọng Văn đang đòi mở lại cải cách ruộng đất, đồng thời đòi xóa bỏ công hữu về ruộng đất .

Theo tui thì những thứ đó là những mất mát đã được tính trước & có thể chịu đựng được để “thúc đẩy loài người tiến lên hình thái kinh tế – xã hội cao hơn thông qua các cuộc cách mạng xã hội, trong tiến trình đấu tranh ấy, con người đấu tranh cho tự do, hạnh phúc của loài người nói chung, cho bản thân mình nói riêng”.

Hình thức cũ là tư bẩn thúi nát, cuộc kháng chiến chống Mỹ chính là chôn vùi chúng trong bãi tha ma của lịch sử, giải phóng miền Nam đang rên xiết dưới sự thống trị của tư bẩn thúi nát . Đúng, sẽ còn nữa tất cả những gì chúng ta đã trải qua, vì, guess what, ta đang phải xây lại cái cũ rùi đập bỏ nó để cái mới mọc lên . Tha hồ mà hạnh phúc nhá . Khỏi cần chúc lun, hahaha.

Reply

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.