Việt Nam Thời Báo

VNTB – Học phí trường Y Dược sẽ tăng cao

Định Tường

(VNTB) – Học phí tăng cao nhằm ‘bù’ lại cho phần ‘hỗ trợ’ một số chuyên ngành?

 

Hồi năm 2000 từng có đề xuất là ‘tính đúng – tính đủ’ thì chi phí đào tạo một sinh viên y khoa là bình quân 1 tỷ đồng/ khóa. Trước đề xuất đó, giới bác sĩ cho rằng chấp nhận thôi, nếu nhà nước cho vay đóng học phí không lãi suất đủ cả 6 năm, với thủ tục gọn nhất là cho nợ học phí mà ngân hàng bảo lãnh trả trước, tức nhà nước hỗ trợ ngân hàng.

Thế nhưng ngay cả nếu ý kiến trên được thực thi và chuyện ‘giải ngân’ suông sẻ thì lại đối mặt vấn đề là lúc ra trường với quy định làm việc ‘không công 18 tháng’ để lấy cái chứng chỉ hành nghề, vậy thì ‘đào’ đâu ra bạc đề trả nợ ngân hàng?

Có được chứng chỉ hành nghề, vô đi làm, mức lương ban đầu là 2.34 x 1.8 triệu, xem ra còn không đủ ăn  lấy gì trả nợ vay học tập?

“10 năm đầu bác sỹ sống không đủ chứ lấy đâu ra trả nợ học phí. Vậy sao bác sĩ sống rầm rầm đó? Sống đàng hoàng khác sống làm bậy mấy ông à. Cũng là cái vòng tồn tại của đời sống nhưng khác nhau ở tầm cao nào, đang hoàng tử tế không? Minh bạch rõ ràng không? Hiệu quả xã hội hay không? Chỉ cần một mắt xích nào đó tầm bậy, gượng ép thì đừng nói những mỹ từ bốc phét…” – bác sĩ C.N.M. chua chát nhận xét.

Mới đây trong Hội thảo Giáo dục 2023 với chủ đề “Thể chế, chính sách nâng cao chất lượng giáo dục đại học”, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh đề xuất rằng cần tăng ngân sách đầu tư cho giáo dục đại học lên gấp đôi, tức chiếm khoảng 0,5% GDP.

Theo một số tài liệu, ngân sách chi cho giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay chỉ chiếm 0,25%-0,27% GDP.

Theo Luật Khám bệnh, chữa bệnh sửa đổi có hiệu lực từ ngày 1-1-2024, nhà nước hỗ trợ toàn bộ học phí và hỗ trợ chi phí sinh hoạt toàn khóa học nếu người học chuyên ngành tâm thần, giải phẫu bệnh, pháp y, pháp y tâm thần, truyền nhiễm và hồi sức cấp cứu tại cơ sở đào tạo thuộc khối ngành sức khoẻ của nhà nước.

Theo đó, tại Điều 105 của Luật Khám bệnh, chữa bệnh sửa đổi, về nội dung đào tạo, bồi dưỡng người hành nghề nêu rõ: Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm tổ chức, tạo điều kiện cho người hành nghề tham gia đào tạo, cập nhật kiến thức y khoa liên tục, bồi dưỡng về chuyên môn kỹ thuật, đạo đức nghề nghiệp.

Nhà nước có chính sách về cấp học bổng như sau: Cấp học bổng khuyến khích học tập cho người học chuyên ngành tâm thần, giải phẫu bệnh, pháp y, pháp y tâm thần, truyền nhiễm và hồi sức cấp cứu có kết quả học tập, rèn luyện đủ điều kiện để cấp học bổng tại cơ sở đào tạo thuộc khối ngành sức khỏe của Nhà nước;

Cấp học bổng chính sách cho người học chuyên ngành tâm thần, giải phẫu bệnh, pháp y, pháp y tâm thần, truyền nhiễm và hồi sức cấp cứu là người đang làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn và vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.

Theo quy định tại Điều  83 về đào tạo, bồi dưỡng người hành nghề của Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009, nhà nước miễn học phí đối với người học chuyên ngành giải phẫu bệnh, giám định pháp y, pháp y tâm thần. Như vậy, so với Luật cũ, Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023 đã tăng thêm 3 chuyên ngành được nhà nước hỗ trợ toàn bộ học phí là: tâm thần, hồi sức cấp cứu và truyền nhiễm.

Quy định hiện tại về học phí từ năm học 2022 – 2023 đến năm học 2025 – 2026 như sau theo Nghị định 81/2021/NĐ-CP: Mức trần học phí đối với cơ sở giáo dục đại học công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên ở khối nhành y dược như sau: năm học 2023 – 2024 là 2.760 nghìn đồng/ sinh viên/ tháng; năm học 2024 – 2025 là 3.110 nghìn đồng/ sinh viên/ tháng; năm học 2025 – 2026 là 3.500 nghìn đồng/ sinh viên/ tháng.

Trường hợp cơ sở giáo dục đại học công lập tự bảo đảm chi thường xuyên: Mức học phí được xác định tối đa bằng 2 lần mức trần học phí tại điểm a khoản này tương ứng với từng khối ngành và từng năm học; Cơ sở giáo dục đại học công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư: Mức học phí được xác định tối đa bằng 2,5 lần mức trần học phí tại điểm a khoản này tương ứng với từng khối ngành và từng năm học.


Tin bài liên quan:

VNTB – Việt Nam đến nay vẫn chưa có ‘bảo hiến’

Phan Thanh Hung

VNTB – Mua đứt – bán đoạn: thực tế ở làng vé số miền Nam

Baraju T. Ogelefecejo

VNTB – Vì sao làm bộ trưởng ở Việt Nam nên cần “trong ngành”?

Trương Thế Tử

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo