VNTB – ILO “khen” Việt Nam!

VNTB – ILO “khen” Việt Nam!

Phạm Lê Đoan

 

(VNTB) – “Không nước nào cho phép rút hết bảo hiểm như Việt Nam.”

 

Ông André Gama, Giám đốc Chương trình An sinh xã hội của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) Việt Nam đã trả lời báo chí, rằng, “Không nước nào cho phép rút hết bảo hiểm như Việt Nam”.

“Lao động có thể rút toàn bộ các khoản đóng góp qua hình thức chi trả bảo hiểm xã hội một lần tại bất kỳ thời điểm nào. Việt Nam gần như là nước duy nhất trên thế giới thực hiện chính sách này. Điều này khiến lao động rời bỏ hệ thống bảo hiểm xã hội sớm, thời gian tham gia sau đó không đủ để nhận lương hưu” – ông André Gama, nói.

Ông André Gama cũng nhìn nhận sở dĩ có chuyện “rút hết” vì là “sự thiếu tin tưởng của người dân vào hệ thống bảo hiểm xã hội dù các phân tích của ILO cho thấy so với các quốc gia trong khu vực, tình hình tài chính của hệ thống bảo hiểm xã hội Việt Nam khá bền vững, toàn diện và hiệu quả cao”.

Vẫn theo vị chuyên gia nước ngoài này, “số liệu của ILO cho thấy, người nhận trợ cấp một lần đa phần là phụ nữ, người trẻ tuổi có nhu cầu tài chính, chăm sóc gia đình, mất việc nhưng khoản trợ cấp thất nghiệp chưa đáp ứng đủ.

Do đó, nhà nước phải có thêm những kênh hỗ trợ cho lao động, giúp họ đảm bảo an ninh thu nhập trong một số trường hợp cấp thiết. Ví dụ, khi lao động bắt đầu một gia đình mới, chính sách nên nghĩ đến chế độ cho trẻ em. Với những gia đình có 2-3 người, chăm sóc trẻ thực sự là một gánh nặng cần sự hỗ trợ.

Một chính sách sẽ luôn có củ cà rốt và cây gậy đi cùng. Các điều khoản pháp luật đặt ra để đưa lao động vào hệ thống nhưng bên cạnh đó phải có những lợi ích, chế độ trợ cấp để giữ chân họ”.

Rất có thể vì lý do ‘nhạy cảm chính trị’ nào đó nên vị Giám đốc Chương trình An sinh xã hội của Tổ chức lao động quốc tế (ILO) Việt Nam đã không nhìn thẳng vào sự thật là từ trước tới giờ, không hề có chuyện được rút toàn bộ tiền đã đóng. Tất cả đều toàn tính theo công thức của bên bảo hiểm xã hội, và con số đó luôn nhỏ hơn tổng tiền của doanh nghiệp và người lao động đã đóng.

Một vấn đề khác thuần lý thuyết nếu như có so sánh, đó là nếu an sinh xã hội tốt, thì số người rút bảo hiểm xã hội một lần sẽ giảm. Vì họ quá khó khăn nên phải rút để làm vốn. Còn đề xuất “chính sách nên nghĩ đến chế độ cho trẻ em. Với những gia đình có 2-3 người, chăm sóc trẻ thực sự là một gánh nặng cần sự hỗ trợ” như lời của ông André Gama, cho thấy ít nhất đến hiện tại là bất khả thi, vì ngay cả học phí đến trường cho trẻ em còn phải đóng, nói gì đến các chế độ an sinh khác.

Thử nhìn sang Campuchia.

Theo một nội dung ghi nhận tại cuộc họp giữa Campuchia – Việt Nam, và đại diện Ngân hàng Thế giới (WB), phía cơ quan Bảo trợ xã hội Quốc gia Campuchia cho biết, Campuchia hiện đang thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc cho những người làm việc trong khu vực công (tức là công chức, cảnh sát và lực lượng vũ trang), nhưng chưa triển khai chế độ bảo hiểm xã hội cho người lao động trong khu vực tư nhân.

Chế độ hưu trí cho công chức là một chế độ phúc lợi không dựa trên đóng góp, bao gồm các chế độ hưu trí, tàn tật và tử tuất. Nguồn tài chính cho khu vực công hiện tại được trả từ ngân sách chính phủ.

Quỹ An sinh Xã hội Quốc gia (NSSF) là tổ chức an sinh xã hội ở Campuchia được thành lập vào năm 2008, đang thực hiện chương trình bảo hiểm y tế và tai nạn lao động cho khu vực tư nhân.

Chính phủ Campuchia dự kiến triển khai chế độ lương hưu cho khu vực tư nhân. Chính phủ Campuchia đang xem xét tích hợp bảo hiểm xã hội cho khu vực công hiện có với khu vực tư nhân và để NSSF sẽ là cơ quan quản lý chung cho cả khu vực công và tư nhân.

Các nguyên tắc hình thành của chế độ hưu trí khu vực tư nhân đã được thống nhất dựa trên nguyên tắc đóng góp với tỷ lệ đóng góp tăng dần. Campuchia muốn những người tuyển dụng mới trong khu vực công sẽ tham gia với NSSF và các chế độ hưởng sẽ thống nhất với khu vực tư nhân…

Bảo hiểm hưu trí ở Campuchia là một dịch vụ mang tính tự nguyện, không bắt buộc như Việt Nam.


CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)