KIẾN NGHỊ DÂNG ĐẠI HỘI ĐẢNG LẦN THỨ 5
MỘT VÀI SUY NGHĨ VỀ VẤN ĐỀ ĐƯỜNG LỐI CỦA ĐẢNG
ĐƯỜNG LỐI LÀ GÌ, THẾ NÀO GỌI LÀ ĐƯỜNG LỐI ?
Trên báo chí, trong sách vở, cũng như trong lời nói, chúng ta thường hay dùng:
– Đường lối chung
– Đường lối, cụ thể,
– Cương lĩnh 1.
– Cương lĩnh 2.
– Đường lối kinh tế.
– Đường lối công nghiệp.
– Đường lối giai cấp
– Đường lối văn nghệ.
– Đường lối đổi ngôi.
– Đường lối đối nội.
– vân vân và vân vân….
Những khái niệm về đường lối của Đảng trên dây có thật chinh xác không? Chắc là không. Ví dụ :
– Đường lối đối ngoại, nếu đem dịch ra Pháp văn thì ai cũng phải dịch là: Ligne de politique étrangère và dịch ngược lại thì lại là đường lối chính sách đối ngoại. Và ta thấy ngay rằng “từ” đường lối ở đây là thừa, không cần thiết và vì chinh sách đổi ngoại chi là một sách lược để phục vụ một đường lối nào đó mà thôi, không thể là bản thân đường lối được,
Một ví dụ nữa : Đường lối văn nghệ. Văn nghệ thuộc lĩnh vực tư tưởng, lĩnh vực thức hệ, văn nghệ là một bộ phận tương đối đặc biệt của cách mạng, của Đảng để phục-vụ đường lối của Đảng, của cách mạng, chứ bản thân văn nghệ không có đường lối riêng của mình được nó tương đối đặc biệt vì nó là bộ phận phải đứng thật vững chắc, vững chắc nhất trên lập trường của Đảng, lấy học thuyết Mác – Lênin và chủ nghĩa quốc tế vô sản làm nền tảng, như vậy Đảng cộng sản nào cũng chỉ có thể có hai loại đường lối :
- Đường lối chính trị chung
- và đường lối kinh tế cụ thể.
Về đường lối chính trị chung có là chẳng có gì phải bàn nhiều.
Ngay từ những ngày tuyên truyền giác ngộ từng cá nhân cho đến ngày thành lập được Đảng thi đường lối chính trị chung nêu ra vẫn là :
Đảng là Đảng cộng sản và thực chất, còn tên gọi cụ thể của từng đảng thì tùy thuộc vào hoàn cảnh chính trị của từng nước, nghĩa là trong một giai đoạn chiến lược dài, con đường duy nhất mà Đảng dẫn dắt giai cấp vô sản và toàn dân đi tới là xã hội cộng sản chủ nghĩa, lấy học thuyết mác-Lênin và Chủ nghĩa quốc tế vô sản là nền tảng tư tưởng, làm kim chỉ nam.
Như vậy, đường lối của Đảng là con đường đi mà Đảng vạch ra cho giai cấp mình và toàn dân đi theo từng bước một đi đúng đường là cách mạng đang đi lên, đi chệch là gặp khó khăn, phải sửa sai ngay. Đi chệch quá mà không sửa, hoặc sửa không được nữa là cách mạng thất bại, cách mạng thất bại là để cho kẻ thù của cách mạng thắng lợi,
Đấy là đường lối chiến lược lâu đài của Đảng. Chặng đường chiến lược lâu dài này chia ra từng giai đoạn chiến lược ngắn hạn cụ thể là :
1- Xây dựng Đảng, vận động quần chúng, tổ chức lực lượng vũ trang, tạo điều kiện cách mạng chín muồi, nổi dậy giành chính quyền về tay Đảng, Đảng cộng sản nắm chính quyền.
2- Bước quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội. Bước này dài hay ngắn tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, vào tương quan lực lượng chính trong nước và trên quốc tế. Một nước còn ở tỉnh-trạng nông nghiệp lạc hậu thì tất nhiên thời kỳ quá độ phải dài hơn nhiều so với nước đã trải qua công nghiệp hóa rồi.
3- Chủ nghĩa xã hội.
4- Chủ nghĩa xã hội phát triển.
5- Chủ -nghĩa cộng sản,
Đây là đường lối chính trị chung, bất di bất dịch cho tất các Đảng vô sản.
Luận cương chính trị khi mới thành lập Đảng cộng sản Đông dương tại Đại hội I năm 1930 đã tuyên bố:
“Thời kỳ này là thời kỳ cách mạng vô sản toàn thế giới và thời kỳ kiến trúc xã hội chủ nghĩa ở Liên bang Xô viết. Xứ Đông-dương nhờ vô sản giai cấp chuyên chính các nước giúp sức cho mà phát triển bỏ qua thời kỳ tư bốn mà tranh đấu thẳng lên con đường xã hội chủ nghĩa” (Văn kiện Đảng 1929-1935 trang 49).
X
Sau khi đã hoàn thành giai đoạn chiến lược đầu tiên, nghĩa là Đảng vô sản đã giành được chính quyền về tay mình để tiếp tục đi đúng đường lối chính trị chung nói trên, Đảng phải đề ra:
Đường lối kinh tế cụ thể của mình, trừ thời khôi phục kinh tế ban đầu, hoặc trong những năm phải tiến hành chiến tranh, Đường lối kinh tế cụ thể thể hiện trong từng kế hoạch nän năm mà mục tiêu cuối cùng của nó phải là :
So với năm 19.. thu nhập thực tế đầu người phải tăng từ…% đến.. % từ nay đến năm 198…, giữ vững chuyên chính vô sản, cũng như củng cố quốc phòng đều chỉ nhằm phục vụ mục tiêu này.
Cả chinh sách đối nội và chính sách đối ngoại cũng vậy.
– Chinh sách đối nội bao gồm rất nhiều vấn đề, nhưng vấn đề chủ yếu, quan trọng hàng đầu phải là chủ trương và biện pháp phân phối thu nhập quốc dân đến tay người lao động, cả trí óc lẫn chân tay đúng theo nguyên lý Mác-Lênin, làm nhiều hưởng nhiều, làm thường ít.
– Chinh sách đối ngoại là chính sách của một Đảng vô sản quốc tế,. yếu tố liên kết hợp tác quốc tế phải là một bộ phận hợp thành của đường lối kinh tế cụ thể của Đảng.
Thứ nhất là liên kết quốc tế để đấu tranh bảo vệ hòa bình thế giới, không có hòa bình thl không xây dựng và phát triển kinh tế được.
Thứ hai là liên kết hợp tác với ai để xây dựng kinh tế. Nếu không có sự liên kết và hợp tác quốc tế này là đi trái với nguyên lý Mác-Lênin và tất yếu dẫn tới việc đường lối kinh tế thất bại hoàn toàn.
Không phải ngẫu nhiên mà trong : Nghị quyết của Đại hội lần thứ 10 của Đảng cộng sản (xã hội thống nhất) Cộng hòa Dân chủ Đức về kế hoạch 5 năm phát triển kinh tế 1981-1985 ngay trên chương đầu đã ghi :
“Việc liên minh huynh đệ của nước Cộng hòa dân-chủ Đức với Liên Xô và các nước khác trong cộng-đồng xã hội Chủ nghĩa là nền tảng của việc phát triển ổn định và liên tục của nước Cộng hòa dân chu Đức. NỀN TẢNG này cho phép chúng ta tiếp tục một cách kiên quyết triệt để hóa công cuộc hòa đồng kinh tế xã hội chủ-nghĩa, sự hợp tác khoa học vàkỹ thuật với Liên Xô và các nước xã hội Chủ nghĩa khác và việc tận dụng những ưu thế của việc phân công lao động xã hội chủ nghĩa quốc tế để đem lại lợi ích cho nền kinh tế của Cộng hòa dân chủ Đức”.
Chúng ta cần nhấn mạnh 2 chữ NỀN TẢNG, Đảng bạn đã nhận thức đầy đủ và chính xác rằng việc hoà đồng kinh tế xã hội chủ nghĩa nói trên là NỀN TẢNG của công cuộc phát triển kinh tế của mình, chứ không phái là HỖ-TRỢ cho nền kinh tế của mình.
Đến đây, thiết tưởng chúng ta cần sơ bộ tìm hiểu tổ chức Hội đồng tương trợ kinh tế một chút. Hội đồng tương trợ kinh tế do 6 nước họp ở Mát-xcơ-va ngày 5/1/1949 thành lập ra :
1- Liên Xô
2- Bun-ga-ri
3- Hung-ga-ri
4- Ba Lan
5- Rumani
6- Tiệp Khắc
Cho đến nay, Hội đồng đã có thêm 4 nước gia nhập :
7- Cộng hòa dân chủ Đức tháng 9-1950.
8– Mông cổ tháng 7-1962.
9- Cuba tháng 7-1972.
10- Việt Nam tháng 6-1978.
Ngay từ 1949, các nước sáng 1ập viên đã đề ra chức năng cơ Hội đồng tương trợ kinh tế như sau :
Hội đồng tương trợ kinh tế có mục đích góp phần :
- a) Tiếp tục phát triển sâu và hoàn thiện quan hệ hợp tác và đẩy mạnh liên kết kinh tế XHCN.
- b) Phát triển của nền kinh tế quốc dân theo kế hoạch.
- c) Đẩy nhanh tiên bộ kinh tế và khoa học kỹ thuật.
- d) Không ngừng, täng năng suất lao động.
- e) Nâng cao trình độ công nghiệp hóa những nước có công nghiệp kém phát triển.
- g) Dần dần xích lại gần nhau và ngang bằng mức độ phát triển kinh tế.
(Đề nghị chúng ta chú ý đặc biệt 2 điểm e và g)
Sau 30 năm thực hiện nghiêm chỉnh và có hiệu quả chương trình hoạt động trên đây, các đảng anh em đã tự hào công bố rằng :
– Thu nhập quốc dân của các nước hội viên Hội đồng tương trợ kinh tế trong 30 năm qua đã tăng gấp 10 lần, thể mà cũng trong thời gian đó thu nhập của nước tư bản phát triển, (ke cả 9 nước thuộc cộng đồng kinh tế Châu Âu chỉ bằng gần gấp 4 lần).
– Các nước hội viên Hội đồng tương trợ kinh tế có 430 triệu người, tức là xấp xỉ 12% dân số thế giới. Nhưng 12%, đó lại sản xuất ra 33% tổng sản lượng của ngành công nghiệp trên thể giới.
Thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế là do sáng kiến của ai? của nước nào? Chẳng của nước nào cả, mà chi là thi hành lại giáo huấn của Lênin.
Lênin đã dạy rằng :
“Sự tất yếu một liên minh kinh tế mật thiết giữa các Cộng hòa xô viết và phương hướng tạo lập một nền kinh tế thế giới duy nhất được coi là một toàn thể và được điều khiển thao tuột kế hoạch toàn cục của giai cấp vô sản thuộc tất cả các dân tộc……. “
Đó là chung cho tất cả các nước mà đảng vô sản đã nắm chính quyền. Đối với các nước nông nghiệp lạc hậu, Lênin còn căn dặn: ” với sự giúp đỡ của giai cấp vô sản các nước tiên tiến, các nước lạc hậu cổ thể tiến tới chế độ xô-viết, và qua những giai đoạn phát trioa nhất định, tiến tới cộng sản chủ nghĩa không phải trải qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa”. (Lênin tuyển tập Moscou, trang 707).
Đó là nguồn gốc của sự phát sinh và phát triển của Hội đồng tương trợ kinh tế. Nhưng nếu quan niệm rằng 6 nước hội viên đầu tiên của Hội đồng tương trợ kinh tế đã đi lên từ nền kinh tế đã được công nghiệp hóa đàng hoàng thì thật là sai lầm.
Hội đồng tương trợ kinh tế đã bắt đầu đi lên từ con số không Năm 1949 chỉ mới thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế, viên đại sứ Mỹ ở Tiệp Khắc R. Stanh-ga đã viết :
“Đó là hội góp cổ phần của những người không một xu dính túi”.
Điều đó đúng :
Sau chiến tranh thế giới, các nước hội-viên đều cùng trong cảnh tan hoang, tiêu điều :
- Liên Xô bị tàn phá mất 1/2 tài sản quốc gia và 20 triệu người phần đông là lớp người có mức lực cường tráng.
- Ba-lan mất 6 triệu dân trong chiến tranh. Thanh phố Vác-xa- va bi san bằng. Có thể nói thành-phố Ca-tô-vít-xa 1à thành phố duy nhất của Ba-lan không bị triệt hạ.
- Đất nước Hung-ga-ri là chiến trường của quân đội Hung-ga-ri và quân đội phát xít Đức.
- Các nước Ru-ma-ni, Bun-ga-ri, Tiệp khắc cũng chịu số phận như trên.
Mà không phải chỉ có như vậy.
Hung-ga-ri, Bun-ga-ri, Ru-ma-ni còn là nước nông nghiệp và vẫn duy trì các quan hệ nửa phong kiến, công nghiệp của 3 nước này chưa vượt quá trình độ thủ công là bao. Tiệp-khắc và Ba-lan tuy đã có công nghiệp hóa, nhưng Ba Lan còn tồn tại những xóm làng heo hút không biết tới lưỡi cày sắt. Tiệp Khắc ngoài những vùng công nghiệp ra còn có những vùng rộng lớn thuộc miền đông Xlô-va-ki còn chưa ra khỏi thế kỷ 11, v.v..
Đây là khởi điểm, còn cho đến ngày hôm nay thì sao? Các nước anh em của chúng ta đã vô cùng kiêu hãnh mà nối thẳng cho thế giới biết rằng 30 năm qua 199-1979 các nước trong hội đồng tương trợ kinh tế không vấp qua khủng hoảng kinh tế, không có suy thoái, lạm phát, thất nghiệp, khái niệm “nghèo khổ” đã bị xóa khỏi đời sống hiện thực và chỉ còn lại trong các cuốn tự điển.
Ta hãy xem xét tình hình qua những con số:
Bảng chỉ mức tăng thu nhập quốc dẫn, từ 1950 đến 1977, lấy mốc 1950 là 100 :
Nước | 1960 | 1970 | 1977 |
Bung-ga-ri | 282 | 593 | 978 |
Hung-ga-ri | 177 | 300 | 456 |
Cộng hòa Dân chủ Đức | 261 | 400 | 569 |
Mông Cổ | 275 | 358 | 551 |
Ba Lan | 208 | 274 | 669 |
Ru-ma-ni | 268 | 599 | —- |
Liên Xô | 265 | 528 | 670 |
Tiệp Khắc | 207 | 318 | 452 |
Bảng tăng lương trung bình hàng tháng:
Nước | 1960 | 1965 | 1970 | 1976 | Tiền tệ |
Bung-ga-ri | 78,3 | 92,4 | 124 | 148 | Le-va |
Hung-ga-ri | 1553 | 1737 | 2152 | 2976 | Pho-rinh |
Cuba | – | – | 116 | 141 | Pê-xô |
Ba Lan | 1560 | 1867 | 2235 | 3969 | Dơ-lốt-ti |
Ru-ma-ni | 854 | 1115 | 1434 | 1964 | Lây |
Liên Xô | 80,6 | 96,5 | 122 | 151,4 | Rúp |
Tiệp Khắc | 1365 | 1493 | 1937 | 2369 | Cu-roa |
Một số liệu nữa :
Theo kế hoạch 5 năm 1981/985 của Cộng hòa dân-chủ Đức thì : so sánh với năm 1980, thl từ nay đến năm 1995, thu nhận thực tế đầu người sẽ tăng từ 1 đến 23%.
Do những bí quyết nào mà chơi Hợp đồng tương trợ kinh tế đã khởi điểm từ con số không mà đạt được những thành tựu to lớn như vậy chỉ trong vòng 30 năm?
Giải đáp câu hỏi này thật không có gì khó khăn : chỉ vì một lẽ giản đơn là các Đảng anh em đã thấm nhuần sâu sắc chủ nghĩa Mác-Lênin, đi đứng vững chắc trên lập trường quốc -tế vô sản, mà nội dung chủ yếu là đoàn kết – liên kết – hợp tác quốc tế xã hội chủ nghĩa với tinh thần thương yêu nhau, hoàn toàn tin cậy lẫn nhau. Đoàn kết thì sống, chia ra thì chết. Từ con số không nhưng
Một cây làm chẳng nên non,
Ba tay chụm lại nên hòn núi cao,
lấy chỗ mạnh của nước này, bù cho chỗ yếu của nước kia, lấy chỗ có của nước này bù cho chỗ thông của nước kia, vì trên thực-tế, nước nào cũng có chỗ mạnh chủ yếu, nước nào cũng có những thứ mà nước kia không có, chỉ có vấn đề ít hoặc nhiều mà thôi.
Nói đến đây, ta không được phép quên vai trò của Liên Xô vĩ đại. Từ ngày hình thành hệ thống xã hội Chủ nghĩa thế giới, lúc nào Liên Xô cũng giữ vai trò trung tâm, đầu tàu, không những chi là nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên có trách nhiệm vô sản quốc tế là giúp đỡ tận tinh khẳng khái và vô tư của nước anh em khác, mà còn là Liên Xô có những chỗ mạnh thực sự mà các nước không có hoặc có ít, có những tài nguyên phong phú mà các nước thiếu thốn.
Ví du: Ai cũng rõ rằng nếu không có cơ sở nguyên liệu, nhiên liệu và năng lượng thì không có công nghiệp hiện đại, các nước hội viên Hội đồng tương trợ kinh tế đã tính toán rõ rằng Liên Xô đã có 90,8% dầu mỏ, 96% khí đốt, 83% quặng sắt, 86,7% kim loại màu, và 60,5% điện lực để thỏa mãn nhu cầu của cả khối.
Một số người có giàu chất lãng mạn cách mạng đã phát biểu tuột cách thơ mộng rằng : “Nếu các nền văn minh cổ đại đã xuất hiện trên các dòng sông, nền văn minh Ai cập gắn bó với dòng sông Nin. Hai con sông Ti-grơ va Ofrat đã gắn bó với nền văn hóa Su-me với việc xuất hiện văn tự đưa loài người ra khỏi bóng tối mủ đặc của thời tiền sử, thì ngày nay một nền văn minh hiện đại của loài người đã xuất hiện bất nguồn từ đất nước Liên Xô gắn liền với các đường ống dẫn đầu “Hữu-nghị;” và đường ống dẫn hơi đốt “Liên hợp”, đưa 2 loại nhiên liệu phục-vụ cho con người từ Đông Á đến Tây Âu, vượt ra ngoài khuôn khổ của xã hội chu-nghĩa.
Đến đây ta thấy rằng khái niệm “đoàn kết quốc tế” chỉ thực sự có ý nghĩa khi nó có nội dung vật chất của nó, tức là :
“Sự tất yếu một liên minh kinh tế ……, điều khiển theo một kế hoạch toàn cục của, giai cấp vô sản thuộc tất cả các dân tộc……” (Lời Lênin).
Nếu không có nội dung vật chất như trên thì sự đoàn kết nào cũng chỉ là lỏng lẻo, nay họp mai tan mà thôi.
Ngày 23/2-/981, trên diễn đàn Đại hội 26 của Đảng cộng sản Liên Xô, đồng chí Bro-giơ-nép đã trịnh trọng tuyên bố :
“Đối với nền kinh tế quốc dân của một số nước xã hội chủ nghĩa, những năm gần đây nhất không được thuận lợi lắm, nhưng thực ra nhịp độ phát triển kinh tế của các nước thành viên hội đồng tương trợ kinh tế trong 10 năm qua vẫn cao gấp đôi so với các nước tư bản phát triển. Các nước tham gia Hội đồng tương trợ kinh tế vẫn là nhóm nước phát triển năng động nhất thế giới”.
“Ngày nay, nêu không có quan hệ với các nước anh em khác thì không thể phát triển vững chắc, một nước xã hội chủ nghĩa nào, không thể giải quyết thành công được những vấn đề như cung cấp năng lượng và nguyên liệu, áp dụng những thành tựu mới nhất của khoa học kỹ thuật”.
Trên đây là trinh bày kinh nghiệm tốt của những đảng cộng sản đã di dung đường lối chính trị chung dựa trên học thuyết Mác-Lênin và lập trường quốc tế vô sản.
Và lã tất nhiên là đã có những Đảng đi chệch đường, thậm chí đi sai đường, Vf du:
- 2 Đảng cộng sản Trung Quốc và Nam Tư vì đã xa rời lập trường quốc tế vô sản, không nghe theo lời giáo huấn cụ thể của Lênin mà đã để trận địa lọt vào tay địch. Chắc rằng những người cộng sản Trung Quốc và Nam Tư chân chính đang nghẹn ngào đau xót biết bao nhiêu! Biết đến bao giờ mới giành lại trận địa.
- Đảng cộng sản Triều Tiên đi vào con đường chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi và mù quáng, đã phải tuyên bố vỡ nợ trước thế giới.
- Đảng cộng-xuân An-ba-ni khăng khăng chống Liên Xô, kiên quyết đứng ngoài cộng đồng xã hội chủ nghĩa, đã gặp thảm cảnh có một không hai trên thế giới : Tổng bí thư và thủ tướng vác súng giết nhau.
- Đảng cộng sản Ru-ma-ni, tuy tham gia Hội đồng tương trợ kinh tế, nhưng lại muốn có một đường lối kinh tế riêng, quan điểm chính trị độc lập với Liên Xô, hợp tác đa phương, chèo kéo với kẻ thù, hậu quả là như hiện nay đó : nhằm lúc tình hình kinh tế và xã hội gặp khó khăn nhất, kẻ thù (Mỹ) nó khăng khăng đòi trả nợ, đang lâm vào cảnh khốn đốn, chưa biết gỡ thế bí này ra sao đây!
- Đảng cộng sản Ba-Lan vì đi sai đường lối quốc tế vô sản trong liên minh kinh tế, muốn đông thời liên minh kinh tế với phương Tây, nên năm vừa qua (1981) đã đứng trước nguy cơ tồn vong, nếu không có sự cứu trợ về chính trị và kinh tế của Liên Xô và các nước anh em khác trong cộng đồng XHCN chắc là “vong” chứ không “tồn”!
X
Xin trở lại vấn đề trọng tâm:
ĐƯỜNG LỐI CỦA ĐẢNG TA
Báo cáo chính trị của Đại hội Đảng lần thứ 5 có ghi : “Sai lầm khuyết điểm và cụ thể hóa đường lối xét cho cùng là do chúng ta chưa thực sự nắm chắc quy luật, chưa nhận đầy đủ thực tế và thiếu kiến thức kinh tế”.
Xin đặt câu hỏi :
– Chưa thực sự nắm chắc quy luật, chưa nắm đầy đủ thực tế và thiếu kiến thức kinh tế.
Thì làm sao có thể vạch ra đường lối đúng được? Nhất là đường lối kinh tế cụ thể.
Một ví dụ khác:
Kế hoạch 5 năm của Đại hội 4 theo con số chỉ tiêu thì nông dân phải sản xuất ra 7 triệu tấn lương thực đo tự nuôi và nuôi quân đội và bộ máy nhà nước, còn nhà nước (giai cấp công nhân) thì sản xuất ra 450 triệu mét vải để cung cấp cho nông dân, người nông dân hoàn toàn không tự sản xuất ra vải để mặc.
Đến kế hoạch 5 năm của Đại hội 5 thì người nông dân không những đã phải sản xuất ra gạo và thịt để tự cung một phần và một phần đóng góp cho nhà nước, mà còn phải trồng dâu, trồng bông, kéo tơ, kéo sợi để tự túc về mặc. Từng tỉnh, từng huyện phải lo mặc như lo ăn cho nhân dân, nghĩa là cái khung cửi dệt tay của nông dân Việt -Nam đã cho vào bảo tàng từ gần 1 thể kỷ nay, ngày nay lại phải rước ra để cọc cạch !!!
Như vậy, đường lối kinh tế cụ thể của Đảng ta trong 2 kế hoạch 5 năm 1976-80 và 1981-85 lúc nào là đúng ? lúc nào là sai? hay là cả hai đều đúng? mà chi là :
Sai lầm khuyết điểm về cụ thể hóa đường lối mà thôi !
X
Kính thưa Đại-hội,
Một Đảng Mácxít-Lêninnít đã chiến đấu quá dày dạn như Đảng ta, ngay sau ngày thành lập Đảng đã làm nên Xô viết Nghệ Tĩnh, 15 năm sau đã làm nên cách mạng tháng tám, giành được chính quyền về tay mình, một Đảng đã nắm chinh quyền trên 1/4 thế kỷ , đã đánh bại đế quốc Pháp, đã đánh bại đế quốc Mỹ, mà khi đề ra đường lối của Đảng laị :
- Chưa thực sự nắm chắc quy luật.
- Chưa nắm đầy đủ thực tế và
- Thiếu kiến thức kinh tế.
là tại làm sao ? Ta phải nghiêm khắc với ta, phải dũng cảm và chân thành mới tìm ra nguyên nhân.
Nguyên nhân sâu xa và đồng thời cũng là trực tiếp là :
Từ nhiều năm nay, ta đã xa rời chủ nghĩa Mác-Lênin, xa rời lập trương vô-sản quốc tế.
Tôi xin nêu một vài dẫn chứng cụ thể :
Mao Trạch Đông đã trở nên phản cách mạng, đã phản bội giai công nhân, phản bội chủ nghĩa Mác-Lênin từ năm 1930, và từ đó liên tục chống thành trì của cách mạng thế giới là Liên Xô, ấy thể mà :
+ Từ năm 1951 trở đi, ta đã coi tư tưởng Mao Trạch Đông là kim chỉ nam, là nền tảng tư tưởng của Đảng ta.
+ Tháng 12/1 963, trước hội-nghị Trung ương lần thứ 9, đồng chí Lê-Duẩn, Tổng bí thư của Đảng ta đã phát biểu :
“Đảng cộng sản Trung Quốc, đứng đầu là đồng chí Mao Trạch Đông là người đã thực hiện một cách xuất sắc nhất lời giáo huấn của Lênin vĩ đại, sự phát triển và sáng tạo đặc sắc nhất của Đảng cộng sản Trung Quốc và đồng chí Mao Trạch Đông đối với lý luận cách mạng vô sản của Chủ nghĩa Mác – Lênin là lý luận cách mạng lấy nông dân là quân chủ lực …………………………………………………………………………………………………………………………………………
Ở đây không phải chỉ có vấn đề lực lượng cách mạng mà còn có một loạt vấn đề về đường lối cách mạng và phương pháp cách mạng………………………………………………………………..
Lý luận này không còn chi đóng khung trong phạm vi Trung Quốc mà nó, đã trở thành một lý luận có tính chất quốc tế; những người cộng sản chúng ta, do đã học tập và vận dụng đường lối đó một cách sáng tạo nên đã đưa sự nghiệp cách mạng nước ta đến thắng lợi. Nếu trước đây, Lênin đã nói rằng sách lược của cách mạng Nga là một mẫu mực về sách lược cho tất cả mọi người cộng sản trên thế giới, thì ngày nay chúng ta cũng có thể nói rằng sách lược của cách mạng Trung Quốc là mẫu mực và sách lược cho nhiều người cộng sản ở Châu Á, Châu Phi và Châu Mỹ La-tinh………………………………
(Một vài vấn đề trong nhiệm vụ quốc tế của Đảng ta. Nhà xuất bản Sự thật, xuất bản năm 1964, sách có bán trong các cửa hàng sách báo).
+ Năm 1965, một lãnh tụ khác của Đảng ta, đồng chí Trường Chinh đã phát biểu :
“Tư tưởng Mao Trạch Đông đã giúp cho chúng ta và Hồ chủ tịch vạch ra đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng”. (Trong tác phẩm “Hồ chủ tịch và sự nghiệp vĩ đại của Người”. (Nhà xuất bản Sự thật, 1965, trang 55).
Chi cần 3 cứ liệu trên , chúng ta thấy Đảng ta đã tin theo Mao Trạch Đông thật là vô bờ bến. Mao Trạch Đông là phản động, coi Liên Xô là là ko thủ số một của mình, suốt đời chống Liên Xô 1 cách điên cuồng và lông lộn, điều ấy cả thế giới đều thấy rõ, thấy đầy đủ, vậy đã tin tưởng Mao Trạch Đông, coi Mao Trạch Đông đã sáng tạo ra không những “đường lối cách mạng, mà cả phương pháp cách mạng”, là “mẫu mực về sách lược cách mạng cho nhiều người cộng sản ở Châu Á, Châu Phi và Châu Mỹ-La-Tinh” thì ta có chống Liên Xô không ? Tất nhiên là có. Mà chống Liên Xô là chống thành trì của cách mạng thế giới, là xa rời Chủ nghĩa Mác-Lênin, chối từ liên minh, liên kết, hợp tác quốc tế XHCN.
+ Đảng ta đã chống Liên Xô như thế nào?
– Cho đến nay lịch sử đã chứng minh rằng Đảng cộng sản Liên Xô chưa hề phạm sai lầm xét lại hiện đại. Đấu tranh bảo vệ hòa bình, hòa hoãn quốc tế là chu-trương vô cùng sáng suốt, vậy mà Mao-Trạch Đông dựng đứng chuyện vu cáo Liên Xô là xét lại, là từ bỏ đấu tranh giai cấp, là đi vào con đường tư sản hóa, mở một chiến dịch toàn cầu để chống Liên Xô; và Đảng ta đã tham gia chiến dịch này:
Trong những năm 60 ta đã mở một chiến dịch rần rộ, huy động toàn Đàng học -tập chống chu nghĩa xét lại hiện đại, chống đường lối bảo vệ hòa bình, hoà hoãn quốc tế của Liên Xô, cùng phê phán Liên Xô là thủ tiêu đấu tranh giai cấp, là đi vào con đường tư sản hóa, coi tổ chức Hội đồng tương trợ kinh tế thành lập theo chi thị của Lênin là công cụ nô dịch và bóc lột của Liên Xô, là một hình thức thực dân mới trá hình của Liên Xô, để bóc lột nhân dân các nước, Liên Xô định biển Việt Nam thành vườn chuối, vườn cà-phê của họ. đã số nhân dân và cán-bộ ta đã tin theo Đảng mà căn ghét Liên Xô, thậm chí trẻ con trông thấy người Liên Xô cũng chửi. Và đồng thời trong nhân dân, trong hàng ngũ cán-bộ đã hình thành một danh xưng quái gở là BÁC MAO với ý thức rõ ràng là BÁC MAO vĩ đại hơn BÁC HỒ. Một số đông cán-bộ kiên-quyết bảo vệ Liên Xô, chống Mao Trạch Đông thì bị trừng trị thẳng tay, đến nay vẫn còn người bị tù chưa được về.
+ Trước khi đi vào khía cạnh kinh tế của vấn đề xa rời chủ, nghĩa Mác – Lênin, tối hãy xin nói khía cạnh chính trị của vấn đề này. Đó là :
CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT
Ta coi sách lược cách mạng Trung Quốc là mẫu mực của ta, nên ta đã cử cán bộ sang Trung Quốc hoo-tập làn cải cách ruộng đất. Khi về nước nhà để thực hiện, thì ta lại đón theo một đoàn cố vấn tay sai của Mao đến để giúp ta, danh nghĩa là giúp, nhưng thực chất là chỉ đạo. Mọi biện pháp đều phải thông qua cố vấn duyệt.
Cuộc phát động quần chúng tiến hành cải cách ruộng đất bắt đầu làm thí điểm ở 6 xã thuộc huyện Đại Từ, Thái Nguyên từ cuối năm 1953, đến đầu 1954 thi tổng kết. Hàng mấy ngàn cán-bộ, đảng viên đã tham gia học tập tổng kết để triển khai ra đợt một với một khí thế cách mạng như vũ bão, hừng hực lửa căn thủ, quyết tâm đau lại ruộng đất cho người cày, trong khi ấy thì 75% ruộng đất của địa chủ đã nằm trong tay nông dân lao động rồi. Căm thù ai? Căm thù địch. Kết luận quan trọng bậc nhất của tổng kết là : TẤT CẢ CHI BỘ NÔNG THÔN ĐỀU LÀ CHI BỘ CỦA ĐỊCH.
Tại sao lại 6 xã thuộc huyện Đại Từ, miền Bắc tinh Thái Nguyên căn cứ cách mạng, căn cứ kháng chiến, trong lúc kháng chiến còn vài tháng nữa thì thành công, mà lại có cái nhận định quái gở như vậy. Nó phải từ đầu óc độc ác của Mao Trạch Đông mà ra, do đoàn cố vấn của nó truyền đạt.
Nếu tất cả chi bộ nông thôn của ta đều là chi bộ địch, thì nhận định ấy có nghĩa là :
1- Nói chung, Đảng ta chi còn có các tinh ủy viên và trung ương ủy viên để trong bao nhận nằm chủ yếu là lãnh đạo địch.
2- Các cấp uỷ trong của Đảng đều là do địch bầu ra.
Ấy thế mà hàng ngàn, hàng vạn cán bộ, đảng viên đã chấp nhận không một chút phản ứng. Trong đó có tôi, tôi đã học tập tổng kết thí điểm, ngay từ đợt một, tôi đã cùng hàng ngàn đồng chí khác kéo nhau về nông thôn để đánh địch, Nghĩa là đánh đồng chí mình, đánh cơ sở vững chắc của Đảng, đồng thời dựng người khác lên làm đảng viên cộng sản.
Nói lên ở đây con số cụ thể các đồng chí đảng viên cơ sở của Đảng bị chính chúng ta tàn sát thật quá đau lòng, tôi không dám viết. Nhưng dẫu sao chúng ta cũng phải thấm thía sai lầm của chúng ta (tôi nói chúng ta đều là nói tôi và hàng ngàn đồng chí trung cao cấp của tôi, cùng tôi đi tham gia cải cách ruộng đất), tôi chỉ nêu lên một con so nhỏ:
– Tỉnh Hà Tĩnh có 210 bí thư chi bộ xã, thì 200 đồng chí bị chúng ta bắn, còn lại 10 đồng chí ở miền núi vì đây chưa cải cách ruộng đất.
Đau lòng lắm các đồng chí ơi!
Chủ nghĩa Mác – Lênin không dạy chúng ta đối xử với con người như vậy bao giờ.
+ Cuối những năm 50, thị hành cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh, chúng ta lại đem con người ra đấu tố, đấu tố cho bằng gục thì thôi. Phương pháp cách mạng của chủ nghĩa cộng sản cũng không hề có phương pháp đấu tố bao giờ, đấy hoàn toàn là “phương pháp cách mạng” của Mao Trạch Đông.
X
Đem phanh phui cái chủ nghĩa nó đã tác hại nền kinh tế Việt Nam như thế nào, không phải mục đích của ban kiến nghị này, kiến nghị này chỉ nhằm vào đường lối của Đảng ta về kinh tế đã đi chệch nguyên lý và phương pháp của chủ nghĩa Mác – Lênin như thế nào mà thôi.
+ Đầu những năm 50, ta tiến hành cải cách ruộng đất như đã nói ở trên.
+ Cuối những năm 50 ta đã theo Mao chủ trương TIẾN VỌT VỀ NÔNG NGHIỆP, dựa trên “kỹ-thuật CẤY DÀY”.
- Ai bảo rằng cấy thưa thì thừa thóc.
- Cấy dày thì có cóc ăn.
Cả một chiến dịch rầm rộ tuyên truyền, giáo dục cho cái “GẬY THẦN CẤY DÀY”
Đồng chí Nguyễn Văn Trân đã thay mặt Chính phủ, đứng trên diễn đàn của hội trường câu lạc bộ quốc tế, thuyết trình về công tác kế hoạch trước gần 1 000 cán-bộ trung cao cấp đã phát biểu đại khái như sau : (tôi trực tiếp được nghe anh không nhớ nguyên văn được).
“Ta liệu đấy mà cấy lúa, ta thì không có kho tàng, các nước láng giềng họ theo phương pháp cấy dày, họ cũng dư thừa nhiều thóc lắm rồi. Ta cấy nhiều, khi gặt về, kho không có, mà cũng chẳng bán hoặc cho ai vay được đâu, thóc gặt về để vào đâu”.
+ Sang đầu thế kỷ 60, ta tiến hành cải tạo công thương nghiệp tư bản tư doanh, cải tạo sản xuất thủ công, đồng thời đưa nông thôn vào con đường hop tác hóa.
– Cải tạo xã hội Chủ nghĩa nghĩa là xóa bỏ quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa để giải phóng cho sức sản xuất bung lên. Nhưng khi phá hoại quan hệ sản xuất cũ đồng thời ta lại có phá hoại cả lực lượng sản xuất, bằng chủ nghĩa thành phần của Mao, ta đã gạt ra khỏi sản xuất, thâm chí trừng trị nữa, biết bao tài năng tổ chức quản lý kinh doanh, tài năng khoa học kỹ thuật.
– Đối với người lao động trực tiếp sản xuất : công nhân, thợ thủ công, nông dân ta thường nói : giai cấp bóc lột nó cố làm sao giữ cho họ ở mức yên tâm cần cù lao động, tuy sống nghèo túng, để làm giàu cho chúng, khống nổi loạn để chống chúng. Còn ta làm cách mạng quan hệ sản xuất nghĩa là phá vỡ quan hệ sản xuất cũ, lập quan hệ sản xuất mới phù hợp với sức sản xuất thì người lao động sẽ có hứng thú sản xuất. Nhưng trên thực-tế, sau khi cải tạo kết quả đã ngược lại, không hề có chuyện người lao động có hứng thú sản xuất, đến yên tâm sản xuất cũng ít có, phổ biến là chán nản sản xuất. Ví dụ : nông dân xã viên chỉ lao động cho hợp tác xã một cách tắc trách, ềnh àng 3,, 4 tiếng một ngày, còn toàn tâm toàn ý dành làm ăn riêng lẻ.
Nguyên nhân là do chúng ta đã chối bỏ quy luật giá trị và nguyên tắc lợi ích vật chất của học thuyết Mác-Lênin, mà áp dụng chủ nghĩa duy ý chí của Mao.
+ Về hợp tác hóa nông nghiệp, chủ nghĩa Mác-Lênin dạy rằng : chỉ tiến hành hợp tác hóa khi đã có đủ 2 điều kiện :
- sản xuất nông nghiệp đã được cơ giới hóa một phần, nghĩa là lực lượng sản xuất đã được xã hội hóa.
- Hoàn toàn trên cơ sở tự nguyện của người nông dân. Phải để người nông dân có thì giờ suy nghĩ trên miếng ruộng của họ. Nhưng từ đầu những năm 60, ta đã đưa người nông dân vào hợp tác hoàn toàn không có cả 2 điều kiện trên, chúng ta đã áp dụng chủ nghĩa nóng vội, nhảy vọt của Mao.
X
Nhìn chung lại, trên vấn đề này chúng ta phải tự giải đáp cho chúng ta một câu hỏi được đặt ra :
– Giai cấp tư bản đã bóc lột của người công nhân phần thặng dư giá trị, nó chi trả cho họ phần giá trị lao động cần thiết mà thôi. Vậy chúng ta, những người cộng sản, là Đảng lãnh đạo, chúng ta có trả lại cho người lao động phần thặng dư giá trị của họ không? Hay là chúng ta đã phân phối cho họ dưới mức giá trị lao động cần thiết?
X
Kinh nghiệm thế giới cho biết rằng : cuối thể kỷ 19, chỉ có một nước nông nghiệp lạc hậu duy nhất có thể “tự lực cánh sinh” mà công nghiệp hoá được là Nhật Bản với những chủ-trương và biện pháp khá độc đáo, nhưng vẫn không tránh khỏi việc bóc lột nông dân nặng nề. Còn sang thế kỷ 20, sau đại chiến thể giới 191l-1918 không có một nước nông nghiệp lạc hậu nào có thể tự lực cánh sánh sinh công nghiệp hóa nền kinh tế của mình được cả, nhất thiết phải dựa vào những nước đã có công nghiệp phát triển.
Ngay Liên Xô, sau cách mạng tháng 10, tuy đã có 1 số cơ sở công nghiệp nào đó mà Lênin vẫn phải dựa vào vốn nước ngoài bằng chính sách kinh tế mới vô cùng sáng tạo. Từ kinh nghiệm thực tế của Liên Xô, Lênin đã dạy chúng ta rằng một nước lạc hậu muốn không phải trải qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa mà lên được chủ nghĩa xã hội thì phải có sự giúp đỡ của giai cấp vô sản các nước tiên tiến.
Ta đã không nghe theo Lênin, ta đã nghe theo Mao Trạch Đông là phải TỰ LỰC CÁNH SINH.
Đầu những năm 60, toàn Đảng đã được học tập như sau :
Bất cứ nước nào, muốn tiến lên khỏi tình trạng nông nghiệp lạc hậu, thì phải tạo ra vốn ban đầu để công nghiệp hóa, cần có vốn ban đầu giai cấp tư sản thế giới di bóc lột, tàn nhẫn giai cấp nông dân, chúng. ra đời các lỗ chân lông từ đầu đến chân đều vấy bùn và máu. Còn ta là xã hội chủ nghĩa, ta không được phép bóc lột nông dân như chúng nó. Mà không còn con đường nào khác là phải thắt lưng buộc bụng để tích lũy làm vốn ban đầu. Sau 16 năm thực hiện đường lối này, Đảng đã không tổng kết xem nó đúng hay nó sai, nhưng chỉ biết rằng ta vẫn chưa có vốn ban đầu để tiến hành công nghiệp hóa.
Đến đường lối kinh tế của Đại hội 4, năm năm (1976-80) không nói đến vốn ban đầu, thắt lưng buộc bụng, tự lực cánh sinh nữa, nhưng thực nhất vẫn là tự lực cánh sinh, vốn ban đầu vẫn do nông nghiệp và công nghiệp nhẹ tích lũy nên.
Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ.
Trong hoàn cảnh kinh tế xã hội của nước ta sau chiến tranh, dù có phát triển nông nghiệp về công nghiệp nhẹ đến tột độ chăng nữa không chắc đã đủ để nuôi nhau, lấy gì mà tích lũy để ưu tiên phát triển công nghiệp nặng. Huống hồ không có công nghiệp nặng thì lấy gì để phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ. Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý: thế nào là ưu tiên, thế nào là hợp lý ? thì đã không được cụ thể hóa. Hết kế hoạch 5 năm này ta lại không tổng kết. Trên thực tế ta không những đã không ưu tiên phát triển được công nghiệp năng một cách hợp lý, và cả nông nghiệp và công nghiệp nhẹ cũng không phát triển được, trong khi ta đã đầu tư vào đấy một số tiền khổng lồ (gần 20 tỷ) phần lớn là vốn đi vay của nước ngoài phải trả lãi. Kết quả là vốn không trả được đã đành, đến lãi cũng không trả được. Ấy thế mà ta đã không tổng kết để rút kinh nghiệm.
Kế hoạch 5 năm 1976-1980 thực sự ta đã phạm sai lầm lớn và nguyên tắc trong chính sách đối ngoại,
Nguyên tắc Mác – Lênin dạy chúng ta rằng khi một Đảng vô sản quốc tế đã nắn được chính quyền thì phải liên minh, liên kết về kinh tế ngay với các đảng anh em đã nắn chính quyền, tạo lập một nền kinh tế thế giới duy nhất được coi là một toàn thể và được điều chỉnh theo một kế hoạch toàn cục của giai cấp vô sản thuộc tất cả các dân tộc, những nước lạc hậu phải dựa vào sự giúp đỡ của giai cấp vô sản các nước tiến tiến để đi lên, không phai trai qua giai đoạn phát triển tư bản chu-nghĩa.
Đáng lẽ coi việc đặt nền kinh tế nước ta trong “một toàn thể cộng đồng xã hội chủ nghĩa, được điều khiển theo một mô-hinh toàn cục” coi các nước anh em là đồng minh chiến lược bất di bất dịch, thì Đảng ta lại đi theo chính sách đối ngoại hợp tác đa phương, không biệt bạn thù, đồng minh chiến lược và đồng minh chiến thuật. Ta đã giao việc khai thác dầu khí cho cho nước tư bản đã thất bại, nay lại giao cho Liên Xô, chậm mất 7 năm. Đó là một sai lầm vô nguyên tắc.
Một hiện tượng làm cho nhiều đồng chí chúng ta rất băn khoăn là : Báo Nhân dân ngày 29/1/1967, đăng toàn văn bài diễn văn nhậm chức của Tổng thống Ri-gân, không có phê phán.
Sai lần vô nguyên tắc thứ hai là:
Trong những năm 60, ta chủ-trương : tự lực cánh sinh, thắt lưng buộc bụng để tích luỹ lấy vốn ban đầu thực hiện công nghiệp hoá đường lối kinh tế 19761985 tạ đi mượn tiền cho nước ngoài để làm vốn ban đầu. Ta đã không phân biệt bạn thù, coi nước ngoài nào cũng chỉ nước ngoài và đã quá tin tưởng vào “HẢO TÂM” của các nước tư bản, yên trí rằng chúng sẽ “xung phong giúp đỡ ta, nhưng cũng may là chúng đã giúp đỡ chung được là bao.
Với số vốn vay được ta lại sa vào “cái hố tự lực cánh sinh” có tiền trong tay, ta tự giải quyết lấy, mọi công việc của chúng ta, không cần sự giúp đỡ của ai cả, trong khi Hội đông tương trợ kinh tế của 9 nước anh em đã thành lập được 27 năm rồi, với chức năng mục đích đề ra ngay từ ngày mới thành lập, năm 1949 :
– Tiếp tục phát triển sâu và hoàn thiện quan hệ hợp tác và đẩy mạnh liên kết kinh tế xã hội chủ nghĩa,
– Phát triển các nền kinh tế quốc dân theo số-hoạch.
– Nâng cao trình độ công nghiệp hóa những nước có công nghiệp kém phát triển.
– …. v. v…..
và lúc nào cũng sẵn sàng đón nhận chúng ta.
Trong quá trinh hoạt động và trưởng thành gần 30 năm, Hội đông tương trợ kinh tế đã hình thành những khái niệm “Hiện đại” mang tính chất nguyên tắc, quy luật :
– nhất thể hóa kinh tế (intégration économique).
– Phân công lao động quốc tế xã hội chủ nghĩa (division socialiste internationale du travail).
– Tương xâm kinh tế (interpénétration économique).
Ta đã không chấp nhận nguyên tắc liên kết kinh tế của Lênin, ta đã tự lực cánh sinh tiêu xài một số vốn đi mượn khổng lồ để không đem lại một hiệu quả kinh tế nào, đã đưa nước nhà đứng trước cửa miệng hố vỡ nợ. Xét rằng ta nên nghiêm khắc tổng kết việc thực hiện kế hoạch 5 năm vừa qua.
x
Xin bàn đến đường lối kinh tế cụ thể của Đại hội tức là kế hoạch 5 năm 1981-1985.
Nếu năm 1949, viên đại sứ Mỹ ở Tiệp Khắc R.Stang-ga đã chế giễu Hội đồng tương trợ của chúng ta là :”Hội góp cổ phần của những người không xu dính túi”, thì chúng ta cũng đã bước vào kế hoạch 5 năm mới này không xu dính túi (hậu quả của kế hoạch 5 năm trước), nên đã không đặt vấn đề tìm ra vốn ban đầu để công nghiệp hóa nữa,
Dự thảo báo cáo chính trị của Đại hội đã ghi :
“Trong kế hoạch 5 năm 1981-1985 và những năm 80, cách thức tiến hành công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa chủ yếu lài đưa nông nghiệp một. bước lên sản xuất lớn xã-hột chủ nghĩa là tiêu điểm để xây dựng cơ cấu công nông nghiệp hợp lý, kết hợp đúng đắn phát triển nông nghiệp,mở mang ngành nghề, đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng và xây dựng công nghiệp nặng.”
Báo cáo còn nhấn mạnh:
:…Từng tỉnh, từng huyện, trừ những vùng chuyên canh cây công nghiệp và một số vùng có hoàn cảnh đặc biệt phải tự giải quyết nhu cầu về lương thực thực phẩm tại địa phương mình và đóng góp cho nhà nước.
….. Đặc biệt phải có biện pháp có hiệu quả đẩy mạnh trồng dâu nuôi tằm, trồng bông, đay và các cây có sợi khác để giải quyết nguyên liệu cho sản xuất về mặc. Từng tinh, từng huyện phái lo ăn cho nhân dân”.
Trong 10 năm nữa, chủ yếu là phát triển nông nghiệp, mấy chục năm nay, giai cấp nông dân đã phải sản xuất ra lúa gạo, thịt cá để nuôi chúng ta, nay lại phải tự sản xuất ra vải để mặc. Gần một thế kỷ nay, người nông dân Việt Nam chủ yếu là mặc vải công nghiệp, (trừ nông dân miền núi), từ nay trở di lại phải cọc cạch cái khung cửi dệt tay để có cái che thân, bấy nhiêu việc nặng nhọc đều đổ lên lưng giai cấp nông dân. Vậy mà chủ-trương rằng phát triển nông nghiệp trong 10 năm là tiêu điểm để xây dựng công nghiệp nặng thì làm sao nổi. Tiêu điểm nghĩa là gì? đến năm nào thi xây dựng công nghiệp nặng:
Năm 1977, trong báo cáo tổng kết hội-nghị Trung ương lần thứ 6, đồng chí Tổng bí thư có phê bình : Ta đã đi những bước hơi nóng vội, mới là thời kỳ đầu của bước quá độ, chúng ta đã xây dựng kế -hoạch như là lúc xã hội chủ nghĩa đã hoàn chỉnh.
Vậy thực sự bước quá độ đã bắt đầu từ năm nào? 10 năm tới đây chưa có cơ sở, khả năng để xây dựng công nghiệp nặng thì con là bước quá độ nữa không?
Giải thích văn kiện Đại hội 5, xã luận báo Nhân dân ngày 21/12/1981 la giải thích: “Nhiệm vụ hàng đầu của chúng ta là ta hết sức mình đẩy mạnh sản xuất lương thực, thực phẩm, tự làm lấy đủ än.
……….. Tự lực tự cường đáp ứng bằng được yêu cầu số một là vấn đề ăn…………………..
Chúng ta chỉ có thể sống bằng kết quả lao động của mình, không thể sống quá khả năng mà chúng ta có”.
Nhiệm vụ hàng đầu của chúng ta là đem hết sức mình đẩy mạnh sản xuất lương thực, thực phẩm, tự làm lấy đủ ăn. Chúng ta đây là giai cấp nông dân hay là toàn dân? Toàn dân tự làm lấy đủ ăn ư ?
Cho đến ngày hôm nay, sau 5 năm thực hiện kế-hoạch 1976-80, với những con số chỉ tiêu cao vòi vọi, thì đời sống nhân dân đã xuống đến mức báo động, nạn tham nhũng đã gặm nhấm lên đến đội ngũ bộ, thứ-trưởng, nạm mãi dâm đã tấn công cho đến các cô giáo. Chính phủ thi suýt nữa phi tuyên bố vỡ nợ trước quốc -tế.
Còn triển vọng kết quả của kế hoạch 5 năm tới? 10 năm tới sẽ ra sao đây ?
Mấy chục năm nay, giai cấp nông dân đã phải sản xuất ra gạo, ra thịt, ra rau để nuôi chúng ta, từ nay trở đi họ còn phải tự sản xuất ra vải để che thân nữa. Vậy nếu :
“Chúng ta chỉ có thể sống bằng kết quả lao động của mình, không thể sống quá khả năng mà chúng ta có. (báo Nhân dân). Nghĩa là không còn giúp đỡ của ai cả, bất chấp ? Nhất thể hóa kinh tế, bất chấp phân công lao động quốc tế xã hội chủ-nghĩa, bất chấp liên kết kinh tế xã hội chủ-nghĩa, thì chúng ta sẽ sống ra sao đây?
Đường lối của Đảng đã sai lầm hay chỉ là sai lầm ở khâu chỉ đạo thực hiện mà thôi?
X
KẾT LUẬN
Mục đích duy nhất của bản tham luận này là tìm ra nguyên nhân những sai lầm trong đường lối kinh tế của Đảng ta là:
Chúng ta đã đi chệch học thuyết Mác-Lênin, đã không đứng trên lập trường quốc tế vô sản, đã tiếp thu khá sâu đậm chủ nghĩa Mao (có Mao và không Mao) để xây dựng đường lối kinh tế nên đã đem lại hậu quả tai hại như đã trình bày ở trên.
Xin phép được giải trình thêm :
Để giải thích, truyền đạt tinh thần của đường lối kinh tế của Đại hội 5, xã luận báo Nhân dân ngày 6/1/1982 đã “tuyên bố :
“Những người sáng lập chủ nghĩa xã hội, không giải quyết những vấn đề chưa có đầy đủ những dữ kiện cụ thể. Đó là sứ mạng của những người kế tục, là hoạt động sáng tạo của những người Macxit-Leninit và của quần chúng cách mạng ở tất có các nước”.
Nếu nói trong vấn đề xây dựng lực lượng vũ trang, vấn đề chiến lược chiến thuật quân sự để đánh bại quân xâm lược thi quả thực ta đã có nhiều sáng tạo vĩ đại và đã thành công vô cùng rực rỡ, cả thế giới đầu không ngờ tới.
Còn trong lĩnh vực xây dựng và phát triển kinh tế trong hon hai hai chục năm qua, ta đã góp những vấn đề gì mà Các Mác, Ăngghen, Lênin, nhất là Lênin chưa đề cập tới để ta phải tự sáng tạo lấy. Những sáng tạo của chúng ta đã đem lại hiệu quả kinh tế như thế nào?
- Hợp tác hóa nông nghiệp ư ?
- Cải tạo công thương nghiệp tư bản tự doanh ư ?
- Cấy dày ư ?
Để chuẩn bị xây dựng báo cáo chính trị của Đại hội 5 trong 3 ngày 9-12 tháng 2/81, đồng chí Lê Duẩn phát biểu những ý lớn, trong đó có những ý như sau :
“Ta là học trò của nó và Lênin, nhưng ta nói có những điểm khác với Mác và Lênin”.
- Sáng tạo của Mác là giá trị thặng dư và chuyên chính vô sản.
- Sáng tạo, của Lênin là chế độ xô viết cộng với điện khí hóa thành Chủ nghĩa cộng sản.
Mác chưa nói làm chủ tập thể của nhân dân lao động vì Mác chỉ nói công nhân và nông dân. Angghen cũng chỉ nói : “chờ nông dân”. Lênin nói liên minh công nông nhưng cũng chưa thấy rõ cơ cấu công nông nghiệp.
Công cụ là công nghiệp rồi, vậy từ lâu loài người đã sống trong cơ cấu công nông nghiệp rồi………………… Từ đó ta nói : Nhân dân lao động làm chủ tập thể và nói thể là chuyên chinh vô sản rồi……………………………….
Sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa có những quy luật inhérentes à la chose, Đây là sáng tạo của thời đại. Trong thời đại có luật này, nhưng phải sáng tạo mới phát hiện ra được quy luật. Có thời đại thì phải có sáng tạo………… Xây dựng chế độ làm chủ tập thể của nhân dân lao động là phát hiện quy luật cao nhất của chủ nghĩa xã hội.
+ Ta cho rằng : chưa có công nghiệp hiện đại mà nông nghiệp lên sản xuất lớn được, vì có làm chủ tập thể có hai điều :
- cả nước lên nông nghiệp
- Có huyện.
+ Đơn vị lịch sử để đưa nông nghiệp lên, gắn trồng trọt với chăn nuôi, công nghiệp với nông nghiệp, đó là huyện.
+ Nông nghiệp có thể vừa thâm canh, vừa mở rộng diện tich qua xuất nhập khẩu mà tự giải quyết các vật-tư kỹ thuật cần thiết. Đó là khả năng lịch sử.
Phân tích những ý kiến lớn của đồng chí Lê Duẩn trên đây, ta thấy được mấy điều :
- Cả Mác Ăngghen, Lênin đều đã lạc hậu với thời đại chúng ta.
- Những người Macxit-Lêninnit (học trò của Mác-Lênin) ở thời đại mới thì phải có sáng tạo mới để tiến 1ên, như xã luận báo nhân dân đã viết.
- Ta tự lực cánh sinh vẫn lên được chủ nghĩa xã hội. Đó là khả năng lịch sử của ta và ta đã có 2 sáng tạo lớn : xây dựng chế độ làm chủ của nhân dân lao động.
- Xây dựng cơ cấu công nông nghiệp trên địa bàn huyện, huyện là đơn vị lịch sử để đưa nông nghiệp lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, không cần đến công nghiệp hiện đại.
Chúng ta ai cũng biết rõ rằng, mọi chủ nghĩa, mọi học thuyết, mọi sáng tạo cũng chi có giá trị sau khi nó đã được đưa ra kiểm nghiệm qua thực tiễn xã hội. Thực tế là thước đo cao nhất, chính xác nhất của mọi giá trị. Vậy :
- a) Cái đường lối làm chủ tập thể đã được xác định trong Đại hội 4 (1976) vy từ đó đến nay (sau 6 năm) nó đã được đem áp dụng ở đâu, hiệu quả kinh tế của nó là gl? Không ai biết cả !
- b) Chấp hành nghiêm chỉnh chỉ thị của đồng chí Tổng bí thư, nhà nước và nhân dân đã bỏ bao nhiêu sức người sức của vào xây Quỳnh Lưu thành một huyện có cơ cấu công nông nghiệp điển hình, làm mẫu mực cho 400 huyện khác học tập xây dựng theo. Biết bao nhiêu đoàn cán bộ trong cả nước đã đến tham quan Quỳnh Lưu để học tập, tốn bao nhiêu thì giờ va tiền bạc. Sau 6, 7 năm xây dựng. Hiệu quả kinh tế của Quỳnh Lưu là bao nhiêu ? Ta hãy để người dân Quỳnh Lưu trả lời là chính xác hơn cả. Một thất bại nặng nề !! Ta cần tổng kết gấp để làm bài học cho 400 huyện sắp tới đây phải xây dựng (theo báo cáo của Đại hội 5).
x
Đến đây vấn đề thật đã rõ ràng. Ta nghĩ rằng Mác, Ăngghen, Lênin đều đã qua đời quá lâu rồi, còn sinh thời các người đã thông có “đầy đủ những dữ kiện cụ thể” về công việc của chúng ta ngày nay. Thời đại của chúng ta thì chúng ta phải “sáng tạo”, “ta có cách của ta”.
– Hợp tác hóa nông nghiệp.
– Cải tạo công thương nghiệp tư doanh.
– Cấy dày.
– Tự lực cánh sinh để có vốn ban đầu.
– Tự lực cánh sinh sử dụng một số vốn khổng lồ.
– Xây dựng chế độ độ làm chủ tập thể.
– Xây dựng cơ cấu công nông nghiệp huyện.
– v. v…..
theo cách của ta.
và tất cả đều thất bại.
Chỉ vì ta đã xa rời chủ nghĩa Mác-Lênin, đã tiếp thu sâu đậm chủ nghĩa Mao và nhiều mặt. Xuất phát từ chủ nghĩa duy ý chí duy tâm chủ quan) và chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi.
X
Kính thưa các đồng chí đại biểu thân yêu của tôi,
Đây 1 tiếng kêu đau thương của một đứa con của Đảng, mới bắt đầu trưởng thành về mặt đảng viên thì đã lão thành về tuổi tác. Tôi năm nay đã 70 tuổi rồi. Hiến dâng bản kiến nghị này lên Đại hội, tôi không có một mục đích gì khác là: Mong muốn Đảng ta thấy sai thì sửa để tiến lên.
Tối đề nghị toàn Đảng hãy thực hiện nghiêm chỉnh 2 lời giáo huấn sau đây của 2 lãnh tụ của chúng ta, đồng chí Lê Duẩn và đồng chí Trường Chinh.
1- Nhân kỷ niệm 50 ngày thành lập Đảng, đồng chí Lê Duẩn chỉ thị :
“Nhằm xây dựng nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa trong thời gian lịch sử tương đối ngân, chúng ta ra sức mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại, chủ yếu là với Liên Xô và Hội đồng tương trợ kinh tế, coi đó 1 bộ phận hợp thành của đường lối chiến lược kinh tế, chỗ dựa cực kỳ quan trọng để tạo cơ sở kinh tế mới, biện pháp có hiệu lực để xây dựng công nghiệp và phát triển nông nghiệp”. (Báo Nhân dân ngày 3/2/1980).
2 – Nhân dịp kỷ niệm 3 năm chiến thắng quân bành trướng Trung Quốc, đồng chí Trường Chinh chỉ thị :
“Phải vạch trần những luận điệu chiến tranh tâm lý, giả danh cách mạng, phê phán những luận đề Mao-it, giả Macxit và tẩy trừ những ảnh hưởng độc hại của chu nghĩa Mao để bảo vệ đường lối đúng đắn của Đảng ta, bảo vệ trận địa tư tưởng của quân và dân ta, bảo vệ sự trong sáng của chủ nghĩa Mác-Lênin”. (Báo Nhân dân ngày 17/2/1982).
Tôi xin hết lời.
Chúc Đại hội thành công rực rỡ.
KÍNH BÚT
THÁNG 3 NĂM 1982
CHU ĐÌNH XƯƠNG
31 Nguyễn Đình Chiểu
Hà Nội
_______________
Nguồn:
https://www.facebook.com/ngovinh.long/posts/3562910143769623?