Việt Nam Thời Báo

VNTB – Kỷ niệm 71 năm Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền – Liên Hiệp Quốc và vấn đề b

VNTB – Kỷ niệm 71 năm Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền – Liên Hiệp Quốc và vấn đề bảo vệ nhân quyền tại Việt Nam.*

Trần Xuân Thời

(VNTB) – Sau hơn 70 năm (1948-2019) tranh đấu cho nhân quyền, LHQ đã tạo được nhiều kỳ công trong lãnh vực bảo vệ an ninh và nhân quyền, đã đặt ra những mẫu mực bảo vệ nhân quyền quốc tế cho các nước hội viên áp dụng. 
Nhờ đó nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế được thành hình như Amnesty International, International Commission of Jurists, dù không trực thuộc LHQ nhưng rất có ảnh hưởng đến các quốc gia tự do mà thống kê và các báo cáo về vi phạm nhân quyền được trích dẫn, tham khảo để phê bình, chỉ trích các nước vi phạm nhân quyền nhất là các nước Cộng Sản như Việt nam, Trung Hoa, Cuba, Bắc hàn……các vi phạm nhân quyền của South Africa …

Cao Ủy Tỵ Nạn (UN High Commissioner for Refugees) đã tranh đấu cho nhân quyền, cứu trợ những người tỵ nạn Cộng sản hay các chế độ khủng bố sát hại xảy ra khắp năm châu bốn bể. Các cơ quan cứu trợ quốc tế như Catholic Relief Services của International Rescue Committee (IRC) cũng đã và đang góp công vào các công tác phổ biến các phạm trù về tôn trọng nhân quyền quốc tế. Dù không đạt được được kết quả khả quan và sự vi phạm nhân quyền còn nhan nhản khắp nơi nhưng cũng là những cố gắng quy mô đáng lưu ý.

Tầm ảnh hưởng của Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền được các quốc gia lượng giá khá rộng rãi có thể sánh với tầm ảnh hưởng của Bản Tuyên Nhân Quyền của Pháp (French Declaration on the Rights of Men) hoặc Bản Tuyên Ngôn Độc Lập (Declaration of Independence) của Hoa Kỳ.

Hiện nay, còn một số quốc gia áp dụng thể chế độc tài lấy lý do đời sống vật chất chưa đầy đủ, thì chính quyền chưa thể cho người dân hưởng các quyền tự do chính trị như CSVN. Lý luận này có tính cách tránh né trách nhiệm và xuyên tạc. Chưa có bản phúc trình hay nghiên cứu nào chứng minh được rằng sự hạn chế quyền tự do chính trị có thể giúp phát triển kinh tế như lý luận của các chế độ độc tài đảng trị. Trên thực tế tự do chính trị đã mở đường cho sự phát triển kinh tế mà đời sống thịnh vượng của các quốc gia tự do là một bằng chứng.

Lý do chính của sự hạn chế quyền tự do chỉ để củng cố giai cấp đàn áp, như trường hợp Việt Nam. Mặc dù là hội viên LHQ từ năm 1977, nhưng Việt Nam thường vi phạm trầm trọng Nhân Quyền. CSVN vi phạm các điều khoản căn bản được ấn định trong bản Tuyên Ngôn QTNQ, từ quyền (1) Tự do sinh sống như không bị bắt bớ giam cầm trái phép, tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng, tự do đi lại, tự do di dân, tự do xuất ngoại …(2)Tự do chính trị như tự do phát biểu, tự do hội họp, tự do lập hội, tự do tham chính, đến (3) các quyền tự do về an sinh xã hội, kinh tế như tự do kinh doanh, tự do phát triển văn hoá, tự do sáng tác, tự do được hưởng điều kiện làm việc thoải mái, an toàn, tự do được hưởng nền giáo dục tiến bộ, tự do tham dự vào sự phát triển truyền thống văn hoá nhân bản, nhất nhất đều bị kiểm soát, kềm kẹp…

Sống trong xã hội tự do, thoải mái, chúng ta không thể an lòng khi nhìn thấy quê hương sa dần vào vực thẳm, từ mức sống đại đa số đồng bào khó khăn, “chạy ăn từng bữa toát mồ hôi” – tâm trí bị kiềm chế quẫn bách, văn hóa suy đồi…

Nếu không có tiếng nói của người Việt hải ngoại tranh đấu cho quyền lợi người đồng hương thì các chương trình như Orderly Departure Program, (ODP) phóng thích tù nhân lương tâm, chính trị … đã bị trì trệ, hoặc không được Hoa Kỳ và thế giới lưu tâm đến. Nếu các vi phạm nhân quyền của không được quảng bá thì CSVN đã không giảm bớt sự thẳng tay đàn áp đồng bào quốc nội…

Người Việt tự do hải ngoại thực sự bắt tay vào công tác tranh đấu cho nhân quyền, từ khi bước chân đến các quốc gia tự do, qua các đoàn thể chính trị, xã hội, tôn giáo, cộng đồng nhằm xây dựng tự do, dân chủ, toàn vẹn lãnh thổ và phú cường cho Việt Nam.

Hà Nội đã và đang vi phạm trắng trợn Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền.

Điều 21 Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền ấn định:

Mọi người đều có quyền tham chính trực tiếp hoặc gián tiếp được tuyển chọn qua các cuộc bầu cử tự do.

Mọi người đều có quyền ngang nhau trong việc sử dụng các tiện ích công cộng. Cộng Sản VN dành mọi tiện nghi, đặc quyền đặc lợi cho cán bộ, đảng viên cộng sản.
“Chính quyền phải lấy ý chí chung của toàn dân làm căn bản, ý chí này sẽ được thể hiện qua các cuộc bầu cử định kỳ và thực sự bằng thể thức phổ thông đầu phiếu, kín, hoặc bằng các phương thức bầu cử tự do tương đương.” Suốt 44 năm sau 1975, Hà nội tự biên tự dìễn, không do ý chí của toàn dân Việt Nam tấn phong thể hiện qua các cuộc bầu cử tự do.

Ở Việt Nam đã hình thành một giai cấp tài phiệt mới và quyết tâm phân chia đặc quyền, đặc lợi giữa các đảng viên, để “áo xiêm buộc trói lấy nhau”, thống trị đất nước trong cảnh bần cùng hoá nhân dân, khiến cho Việt nam trở thành nghèo khổ nhất thế giới. Cộng sản rất sợ nhân dân giàu mạnh, vì phú quý sinh lễ nghĩa, đồng bào sẽ đòi hỏi tự do, dân chủ.

Vì thế tổ chức bầu cử tự do tại Việt nam là một trong những giải pháp mà các cộng đồng, đoàn thể đang chuẩn bị và vận động. Ngoài ra, các cộng đồng, đoàn thể còn yêu cầu LHQ, Hoa Kỳ và các quốc gia tự do hỗ trợ giải pháp tổ chức bầu cử tự do tại Việt Nam theo tinh thần điều 21 Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền và đặt cuộc bầu cử dưới sự giám sát quốc tế và theo điều 9(b) Hoà Ước Ba Lê ký ngày 27/1/73 đã quy định:

Miền Nam Việt Nam sẽ tự quyết định thể chế chính trị cho tương lai Miền Nam Việt Nam bằng các cuộc bầu cử thực sự tự do và dân chủ dưới sự giám sát quốc tế”.

Public Law 93—559, điều 34(b) do Quốc Hội Hoa Kỳ ban hành ngày 30 tháng 12 năm 1974, về v/d: Tái triệu tập Hoà Đàm Ba Lê:

In order to lessen the human suffering in Indochina and to bring about a genuine peace there, the Congress urges and requests the President and the Secretary of State to undertake the following measure … (4) to reconvene the Paris Conference to seek full implementation of the provisions of the Agreement of January 27, 1973 on the part of the Vietnamese parties to the conflict”

Nếu giải quyết thực thi theo những điều khoản của Hoà Đàm Ba Lê 1973 và bản Tuyên Ngôn QTNQ thì “Toàn quốc Việt Nam” sẽ được tự do, dân chủ, phú cuờng và độc lập khỏi bị Hán hoá.

Chúng ta hãy dồn nỗ lực vào vấn đề vận động thực hiện mục tiêu chính là “Dân Chủ Hóa Việt Nam” (Democracy for Vietnam) bằng nhiều lãnh vực văn hóa, xã hội, kinh tế, chính trị, ngoai giao.

Đây là vấn đề nhân đạo, là sứ mệnh thiêng liêng, xuất phát từ lương tâm chính trực của người Việt tự do, vì chỉ có hạnh phúc chân chính khi nào chúng ta thấy đồng bào tại Việt Nam được sống trong tự do, hạnh phúc xứng đáng với nhân phẩm. Nếu người tốt tĩnh tọa, bất động thì kẻ xấu sẽ thắng thế.” Evil triumphs, if good men do nothing” (Edmund Burke).

* Bài viết không thể hiện quan điểm của VNTB


 

Tin bài liên quan:

VNTB – Triết lý hành động trong công tác xây dựng cộng đồng Việt Nam hải ngoại

Baraju T. Ogelefecejo

VNTB – Trung Quốc đang tập hợp các đồng minh tại LHQ

Phan Thanh Hung

VNTB – Chính phủ Việt Nam trả lời chuyên gia nhân quyền LHQ về việc bắt giam ông Phạm Chí Dũng

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.