Ts. Nguyễn Đình Thắng
(VNTB) – Người tị nạn ở Thái Lan cần tìm hiểu đúng sai và nhận định vấn đề cho chính xác
Ước vọng của các cựu thuyền nhân, bộ nhân trước đây ở trại Sikiew và hiện lưu lạc ở Thái Lan là đến được một đất nước tự do, nơi gia đình có quy chế hợp pháp và con cái có tương lai. Ước vọng này chính đáng. Câu hỏi là, cách nào?
Dựa vào thông tin mà BPSOS có, hiện có 14 hồ sơ cựu thuyền nhân, bộ nhân. Trong đó, 4 hồ sơ có quy chế tị nạn và 10 hồ sơ không quy chế tị nạn. Giải pháp cho 2 nhóm hồ sơ này khác nhau.
Các hồ sơ có quy chế tị nạn
Các hồ sơ này có cơ hội định cư y như mọi người tị nạn khác ở Thái Lan. Cơ hội này gần đây tăng lên đáng kể và tôi kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng đến cuối năm 2024. Đó là do nhiều chính phủ, đặc biệt là Hoa Kỳ, Canada, Úc và Tân Tây Lan, đang chiếu cố hơn đến thành phần người Việt tị nạn để định cư. Các cựu thuyền nhân, bộ nhân tự động ở trong dòng chờ để đến lượt Cao Uỷ Tị Nạn LHQ (CUTN/LHQ) phỏng vấn tái định cư và giới thiệu đến các quốc gia có chương trình định cư người tị nạn.
Tuy nhiên, có một số trường hợp cần can thiệp đặc biệt. BPSOS đang can thiệp đặc biệt cho bà Thạch Thị Phay thông qua chương trình bảo lãnh tư nhân của Canada vì lý do nhân đạo. Một nhóm 5 người ở Toronto, trong đó có chị ruột của bà Phay, đã tiến hành thủ tục bảo lãnh cho bà Phay. BPSOS cũng đang can thiệp đặc biệt cho một gia đình bị nguy hiểm sau khi lên tiếng tố cáo di dân gian lận.
Các hồ sơ không quy chế tị nạn
Những trường hợp này hiện không có cơ hội định cư. Chỉ có 2 cách để tháo gỡ bế tắc.
Cách thứ nhất là vận động mở lại chương trình định cư nhân đạo mà chính phủ Canada lập ra năm 2012 và đóng lại năm 2018 vì đinh ninh là không còn ai kẹt lại. Chương trình định cư nhân đạo này không đòi hỏi quy chế tị nạn và dành riêng cho các trường hợp cựu thuyền nhân, bộ nhận từ Việt Nam đến Thái Lan trong khoảng thời gian 1984-1991, sống lưu lạc ở Thái Lan và không có bất kỳ quy chế hợp pháp nào.
Một thỉnh nguyện thư đang được lưu hành để kêu gọi chính quyền Canada mở lại chương trình định cư nhân đạo này. Quý vị cựu thuyền nhân, bộ nhân không quy chế tị nạn nên hết lòng ủng hộ và tham gia ký tên cũng như kêu gọi người quen ở Canada và ở các quốc gia khác cùng ký tên.
Song song, ngày càng thêm nhiều người lên tiếng kêu gọi Liên Hội Người Việt Canada, là tổ chức ký bản ghi nhớ với chính phủ Canada về chương trình định cư nhân đạo kể trên, trình báo các hồ sơ nhập cư gian lận để yêu cầu mở lại chương trình này cho những người xứng đáng nhưng kẹt lại ở Thái Lan.
Nếu chương trình này được mở lại, nó sẽ giải quyết đồng loạt cho tất cả những ai hội đủ tiêu chuẩn. Đây là giải pháp lý tưởng. Tuy nhiên, không có gì bảo đảm cuộc vận động sẽ thành công hoặc được chính phủ Canada đáp ứng nhanh chóng. Do đó, phải tính đến cách thứ hai.
Cách thứ hai là can thiệp từng hồ sơ riêng rẽ để có quy chế tị nạn. Trong số 10 hồ sơ chưa có quy chế tị nạn, 4 hồ sơ đang nhờ luật sư của BPSOS hỗ trợ để xin CUTN/LHQ cứu xét tư cách tị nạn. Tiến trình xin quy chế tị nạn có thể mất từ 2 đến 3 năm và kết quả tuỳ theo tình cảnh của mỗi hồ sơ. Gần đây, một số cựu thuyền nhân, bộ nhân đã đến gặp viên chức của Cao Uỷ Nhân Quyền LHQ ở Bangkok. Viên chức này khuyên họ đúng như vậy: hãy tìm sự trợ giúp của luật sư để xin CUTN/LHQ cứu xét tư cách tị nạn.
Để tăng triển vọng tháo gỡ bế tắc, chúng ta cần thực hiện song song cả 2 cách kể trên. Trong khi giải pháp chung là mở lại chương trình chưa đến đâu thì một số hồ sơ riêng có thể có lối thoát nếu được hưởng quy chế tị nạn .
Chương trình Welcome Corps có ích gì?
Không và chưa.
Welcome Corps là chương trình bảo lãnh tư nhân mà chính phủ Hoa Kỳ mới công bố và bắt đầu thử nghiệm. Nó đòi hỏi quy chế tị nạn. Những cựu thuyền nhân, bộ nhân không quy chế tị nạn không thể trông chờ gì nơi chương trình Welcome Corps.
Các trường hợp có quy chế tị nạn thì cũng chưa hưởng được lợi ích của chương trình này vì hiện nay nó chỉ áp dụng ở vùng Đông Phi Châu. Thời hạn triển khai giai đoạn 2, là giai đoạn áp dụng toàn cầu và cho mọi thành phần tị nạn, bị dời cho đến cuối tháng 11 thay vì đầu tháng 6. Thời điểm triển khai có thể sẽ phải tiếp tục dời đến sang năm. Đến khi được triển khai, chương trình Welcome Corps cũng chỉ định cư được giỏi lắm vài chục người, tính đến cuối năm 2024, trong tổng số hơn 1000 người Việt đã có quy chế tị nạn.
Trong số nhỏ giọt đó liệu có bao nhiêu cựu thuyền nhân, bộ nhân chen chân vào được?
Đừng thả mồi bắt bóng. Hãy tìm các cơ hội định cư có sẵn, định cư số lượng lớn. Đó là các chương trình của chính phủ Canada, Úc, Tân Tây Lan… và chương trình bảo lãnh tư nhân của Canada và Úc.
Lời khuyên
Một số cựu thuyền nhân, bộ nhân gần đây “chia phe” và tấn công những người không cùng phe. Không chỉ công kích trên Facebook, có người còn đi báo cáo khống với CUTN/LHQ để ảnh hưởng đến triển vọng xin quy chế tị nạn và triển vọng định cư của người bị vu khống. Công ước về tị nạn của LHQ loại trừ không bảo vệ kẻ hãm hại người khác. Gần đây, BPSOS rất tiếc đã phải ngưng đại diện cho một gia đình cựu thuyền nhân đang trong tiến trình xin quy chế tị nạn của CUTN/LHQ vì lý do như vậy. Tôi mong rằng đây sẽ là trường hợp duy nhất mà chúng tôi đành phải khước từ.
Tôi khuyên, tất cả đồng bào cựu thuyền nhân, bộ nhân:
1) Nếu có quy chế tị nạn, hãy giữ mình để không vi phạm các tiêu chuẩn nhân định cư của các quốc gia Phương Tây; nếu cần được can thiệp đặc biệt, xin liên lạc Mục Sư Jordan Smith tại văn phòng của BPSOS ở Bangkok, tel: +66-2 116 0405.
2) Nếu không quy chế tị nạn, hãy tìm ngay luật sư giúp thủ tục mở hồ sơ xin tị nạn với CUTN/LHQ; nếu cần sự hỗ trợ của luật sư của chúng tôi, xin làm hẹn qua số điện thoại như trên: +66-2 116 0405
3) Hãy ủng hộ và kêu gọi người quen, bạn bè ủng hộ cuộc vận động chính phủ Canada mở lại chương trình tái định cư nhân đạo. Có thể vào đây để ký tên: https://www.change.org/p/re-open-temporary-public-policy-for-vietnamese-without-status-in-thailand
Sau bao lần bị bỏ rơi, bị đánh lừa, mọi người cần tìm hiểu đúng sai và nhận định vấn đề cho chính xác để vừa tự lo cho chính mình vừa góp sức với những người đồng cảnh ngộ nhằm tranh đấu cho lợi ích chung.
Bà Phay là một cựu thuyền nhân bị bỏ rơi lại ở Thái Lan vì không có tiền. May mắn, bà Phay sau đó được Cao Uỷ Tị Nạn LHQ công nhận tư cách tị nạn nhờ sự can thiệp bởi luật sư của BPSOS. Bây giờ bà Phay có thể đinh cư theo chương trình bảo lãnh tư nhân bình thường của Canada. Xem lời tự thuật của bà Phay: https://www.youtube.com/watch?
Hiện ở Thái Lan còn khoảng 14 hồ sơ cựu thuyền nhân bị bỏ rơi lại. Phần lớn họ không có quy chế tị nạn. Cách duy nhất để mở đường định cư cho họ là yêu cầu chính phủ Canada mở lại chương trình định cư nhân đạo đã bị đóng lại năm 2018.
Quý vị có thể ký thỉnh nguyện thư yêu cầu chính phủ Canada mở lại chương trình định cư nhân đạo tại đây:
https://www.change.org/p/re-