Bloomberg, ngày 01/11/2016
(Bản dịch của Vũ Quốc Ngữ)
(VNTB) – Lời người dịch: Năm nay, đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam đã chịu đợt hạn hán khốc liệt nhất trong gần một thập kỷ qua và nguyên nhân được cho là do biến đổi khí hậu và lượng nước trên dòng sông Mekong bị giảm ở mức thấp bởi các dự án thủy điện ở đầu nguồn của Trung Quốc và Lào. Các nhà khoa học dự báo tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn sẽ tồi tệ hơn trong những năm tới khi mà nhiều đập thủy điện của các quốc gia đầu nguồn sông Mekong đi vào hoạt động trong khi Lào, Trung Quốc và cả Campuchia dự định sẽ xây thêm nhiều đập nữa trên con sông này.
Dưới thời Tập Cận Bình, Trung Quốc đã khẳng định yêu sách đối với hầu hết Biển Đông, chọc giận hàng xóm bằng cách xây các hòn đảo nhân tạo. Một cuộc chiến về nước khác có thể sắp nổ ra, và liên quan đến nước ngọt.
Ngày 01/10, Trung Quốc cho biết một dự án thủy điện ở Tây Tạng đã chuyển nước từ một nhánh của sông Brahmaputra, một con sông chảy vào Ấn Độ và Bangladesh, gây ra mối quan ngại rằng việc Trung Quốc kiểm soát một số tuyến đường thủy lớn nhất của khu vực, những con sông đã cung cấp nước cho thủy lợi, giao thông và nước sinh hoạt cho phần lớn miền Nam Á và Đông Nam Á.
Ấn Độ, nước đã có một cuộc chiến tranh tranh chấp biên giới với Trung Quốc vào năm 1962, lo ngại rằng Bắc Kinh có thể sử dụng nước như một vũ khí chiến lược. Sáu trong số 10 con sông lớn nhất châu Á có nguồn gốc ở Trung Quốc, bao gồm cả sông Brahmaputra.
“Ấn Độ nhìn thấy màu đỏ trong việc xây dựng đập của Trung Quốc,” Rajaram Panda, giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Reitaku của Nhật Bản đã viết trong một bài bình luận trong tháng này trong Tạp chí Eurasia. “Nếu Trung Quốc chuyển hướng dòng sông, có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho vùng đồng bằng phía đông bắc của Ấn Độ và cũng gây hại cho Bangladesh, hoặc với lũ hay giảm lưu lượng nước.”
Mối quan ngại của Ấn Độ về Trung Quốc không có gì khác hơn là một cuộc chiến ảo về nước “, theo Hoàn cầu Thời báo, một tờ báo xuất bản hàng ngày trực thuộc Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Khi biến đổi khí hậu dẫn đến điều kiện thời tiết khắc nghiệt hơn, nhu cầu về nước sạch sẽ làm tình hình căng thẳng thêm, ông William Laurance, giám đốc của Trung tâm Nhiệt đới môi trường và Khoa học Bền vững tại Đại học James Cook ở Cairns, Australia.
“Vấn đề nước nghiêm trọng,” ông nói. “Trung Quốc hiếm khi làm những việc nửa chừng, và nếu họ có dự án phát triển nông nghiệp quy mô lớn và các khoản đầu tư khổng lồ, họ sẽ không bao giờ hy sinh lợi ích của họ cho các quốc gia khác ở hạ lưu.”
Ở Đông Nam Á, vấn đề có lẽ sẽ trở nên tồi tệ ở sông Mekong bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng và chảy từ Trung Quốc đến Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam.
Trung Quốc có ít nhất sáu đập thủy điện lớn trên sông và có kế hoạch xây dựng thêm. Trong tháng 3, nó đồng ý xả nước từ đập thủy điện Jinghong trên sông Mekong để giúp các nước hạn hán ở phía hạ lưu.
Bây giờ Lào đang tiến hành xây dựng hai dự án thủy điện lớn bất chấp sự quan ngại từ các nước láng giềng, và có thể dẫn đến một “hiệu ứng domino” của các quốc gia khác xây dựng các dự án thủy điện khác, theo Trịnh Lê Nguyên, Giám đốc điều hành của PanNature, một tổ chức phi lợi nhuận Việt Nam.
Trong quá khứ, các nước có thể nêu vấn đề với Ủy ban sông Mekong (MRC), một tổ chức đa quốc gia được thành lập bởi Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam vào năm 1995 để đưa ra một nền tảng cho chính sách ngoại giao về nước. Tuy nhiên, MRC không có quyền điều hành sử dụng các dòng sông, và Trung Quốc không phải là một thành viên của tổ chức này.
“Chúng tôi không có nhiều kỳ vọng về MRC,” Satomi Higashi, giám đốc Chương trình Lào của Mekong Watch Japan, một tổ chức phi chính phủ có trụ sở tại Tokyo cho biết. “Nó không có khả năng quản lý sự cân bằng quyền lực của các nước thành viên”.
Một tổ chức khác là Nhóm Hợp tác Lancang-Mekong (Lancang-Mekong Cooperation group- LMC), một diễn đàn khởi xướng bởi Trung Quốc bao gồm bốn nước hạ lưu sông Mekong và thêm Trung Quốc và Myanmar. (Lancang là tên của sông Mekong ở Trung Quốc.)
Trong tháng 3, Trung Quốc đã tổ chức một cuộc họp của LMC với chủ đề “Chia sẻ sông, chia sẻ tương lai”, và đề xuất 1.5 tỉ USD vốn vay và lên đến 10 tỷ trong dòng tín dụng cho cơ sở hạ tầng và các dự án khác. “Ngoại giao khu vực của Trung Quốc”, một thuật ngữ được dùng bởi hãng thông tấn chính thức Tân Hoa xã trong một bài bình luận đăng ngày 23/10, sẽ “đóng góp vào hòa bình và thịnh vượng của khu vực.”
Một số không bị thuyết phục về lợi ích của các nước láng giềng của Trung Quốc về việc cung cấp nước.
“Trung Quốc hầu như đã không thừa nhận những tác động của các dự án thủy điện lên các nước hạ nguồn”, Maureen Harris, Giám đốc Chương trình Đông Nam Á cho Berkeley, tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại Califonia về các con sông đa quốc gia, cho biết trong một email.
Các dự án thủy điện của Trung Quốc trên thượng nguồn sông làm nghiêng cán cân quyền lực cho nước này, theo bà Nguyễn Thị Hồng Vân, Điều phối viên Quốc gia về Mạng lưới Sông ngòi Việt Nam tại Trung tâm Bảo tồn Tài nguyên nước và Phát triển tại Hà Nội. “Chúng tôi đã rất ngạc nhiên về việc họ đã không cố gắng hợp tác với các nước hạ lưu sông Mekong trước,” cô nói. “Bây giờ là quá muộn.”
LMC “là về ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc trong khu vực, chứ không phải là một nỗ lực để chia sẻ và quản lý các nguồn nước từ sông Mekong”, ông Trịnh từ PanNature cho biết. Ông nói thêm Trung Quốc,đang cố gắng để gia tăng ảnh hưởng của mình thông qua Ngân hàng Đầu tư Hạ tầng Hạ tầng Châu Á và Tập Cận Bình kêu gọi để làm sống lại Con đường Tơ lụa.
“Chúng kiểm soát nước ở thượng lưu và chúng có rất nhiều tiền”, ông Trịnh nói. “Tương lai ảm đảm đang chờ chúng tôi.”
Các dự án:
1. Yarlung Zangbo
Ngày 01/10, Trung Quốc cho biết nước này đang chặn một nhánh của sông Brahmaputra (Trung Quốc gọi là Yarlung Zangbo) cho một dự án 740 triệu USD dự kiến sẽ được hoàn thành vào năm 2019. Các phương tiện truyền thông Trung Quốc đã bác bỏ những quan ngại của các nước khác về “một cuộc chiến tranh nước tưởng tượng.”
2. Đập thủy điện Zangmu
Năm nay, Trung Quốc đã hoàn thành dự án thủy điện Zangmu với tổng vốn đầu tư 1,5 tỷ USD.
3. Đập Miaowei
Trung Quốc có sáu đập lớn ở đầu nguồn Mekong, bao gồm các Xiaowan và Jinghong (xem dưới đây), và đang tiến hành xây nhiều đập khác, kể cả đập Miaowei.
4. Đập thủy điện Xiaowan
Với chiều cao 292 mét, đập thủy điện Xiaowan được hoàn thành năm 2010 ở tỉnh Vân Nam, tây nam Trung Quốc, là một trong những con đập cao nhất thế giới.
5. Đập thủy điện Jinghong
Đập thủy điện Jinghong của Trung Quốc trên sông Mekong. Trong tháng 3, Trung Quốc đồng ý xả nước để giúp các nước đang hạn hán ở phía hạ lưu.
6. Đập Xayaburi
Lào đã phê duyệt việc xây dựng đập Xayaburi và Don Sahong trên sông Mekong. Nhưng Việt Nam đã phản đối, nói rằng hai dự án này sẽ phá hủy thủy sản và dòng sông.
7. Đập Don Sahong
Sông Mekong chảy qua miền nam Trung Quốc, dọc theo biên giới Lào với Myanmar và Thái Lan, đi qua Lào và Campuchia tới Việt Nam trước khi đổ vào biển Đông.