VNTB – Điều Putin lo sợ: Người Nga và người Belarus chán ngấy những kẻ độc quyền lạc hậu

VNTB – Điều Putin lo sợ: Người Nga và người Belarus chán ngấy những kẻ độc quyền lạc hậu

Khánh An dịch

 

(VNTB) – Các công cụ cũ như dùi cui và ống tiêm có thể giúp cho họ giữ được quyền lực nhưng được bao lâu?

 

Không gì gợi cảm hứng bằng việc chứng kiến người dân xuống đường để đòi tự do – và không gì làm những kẻ độc tài mà họ đang thách thức sợ bằng. Ở Belarus, giữa những khung cảnh gợi nhớ lại các cuộc nổi dậy năm 1989, hàng trăm nghìn người xuống đường sau một cuộc bầu cử gian lận trắng trợn, không màng đến mối đe dọa bạo lực nhà nước.

Tại thành phố Khabarovsk của Nga, hàng chục nghìn người tuần hành tuần này qua tuần khác để phản đối việc bắt giữ thống đốc địa phương và việc áp đặt các quy tắc của Moscow. Vladimir Putin đang bối rối. Tại sao Alexei Navalny, một chiến binh chống tham nhũng và là đối thủ nổi tiếng nhất của ông Putin cho chức vụ tổng thống Nga, lại nằm trên giường bệnh ở Berlin vì bị đầu độc?

Những chế độ vốn cai trị bằng sự sợ hãi, đang sống trong sợ hãi. Họ sợ rằng một ngày nào đó người dân sẽ không còn dung thứ cho sự dối trá, trộm cắp và tàn bạo nữa. Họ cố gắng bám trụ bằng tuyên truyền, bắt bớ và mua chuộc. Nhưng có vẻ như ông Putin đang hết thủ đoạn, và như thể Alexander Lukashenko, đồng minh rắc rối của ông ở Minsk, sắp hết đường. Đó là lý do tại sao, bất chấp những lời phủ nhận của Điện Kremlin, họ vẫn quay trở lại với dùi cui và ống tiêm. Và đó là lý do tại sao, khi các cuộc biểu tình diễn ra, họ phải tự hỏi liệu bạo lực nhà nước có thể giữ vững chính quyền của họ hay không.

Cả hai nhà lãnh đạo lên nắm quyền hứa hẹn sẽ giải quyết tình trạng hỗn loạn sau khi Liên Xô sụp đổ. Ông Putin đã thoả thuận với các công dân của mình: tránh xa chính trị và  sẽ nhận được trật tự và mức lương tốt hơn. Ông Lukashenko hứa sẽ tiếp tục làm theo kiểu Liên Xô.

Ông Putin may mắn khi giá dầu tăng vọt sau khi ông nắm quyền. Những người Nga bình thường được hưởng lợi (mặc dù không nhiều bằng những người thân cận với chính phủ). Ông Putin xây dựng nhà nước mafia; ông Lukashenko xây dựng một chế độ độc tài lỗi thời. Cả hai đều tìm cách thể hiện một hình ảnh mạnh mẽ thông qua các phương tiện truyền thông đã được thuần hóa — ông Lukashenko đã tự quay phim trong tuần này khi lái máy bay trực thăng và vung một chiếc ak-47 để đối mặt với âm mưu được cho là của phương Tây nhằm lật đổ ông. Tuy nhiên, không chế độ nào có thể tự cải cách. Họ có thể sử dụng truyền hình nhà nước để tuyên bố về sự thay đổi ảo, nhưng họ phải vật lộn khi đối diện với thực tế.

Bắt đầu với nền kinh tế. Belarus vẫn giữ lại một phiên bản công viên giải trí của hệ thống Liên Xô cũ. Khi ông Lukashenko cần tập hợp sự ủng hộ của người lao động, ông bay đến một nhà máy sản xuất máy kéo quốc doanh giống như một Lenin tái sinh. Xuất khẩu của Belarus chủ yếu là kali và các sản phẩm dầu mỏ được tinh chế từ dầu của Nga từng được giảm giá.

Nga khác với Belarus. Nền kinh tế Nga cởi mở  và ít cứng nhắc hơn. Tuy nhiên, ngành công nghiệp và tài chính mũi nhọn lại nằm trong tay giới nhà tài phiệt đáng tin cậy của Điện Kremlin. Do đó, ông Putin đã không thể tạo ra sự cạnh tranh và năng động mà không làm đảo lộn các mối quan hệ giúp ông nắm quyền. Ông đã thất bại trong việc đa dạng hóa ngoài ngành dầu mỏ, vì vậy cú sốc kép gần đây về giá dầu thấp và covid-19 đã khiến nền kinh tế lao đao. Khi phải thắt lưng buộc bụng, Putin không có gì để cống hiến ngoài chủ nghĩa dân tộc và sự hoài niệm.

Loại cocktail đó đang mất tác dụng. Trong hai thập kỷ, ông Putin đã nhắc đến một quá khứ tưởng tượng đầy vinh quang, sung túc và ổn định trong thời kỳ của các đế chế Nga hoàng và Liên Xô. Chế độ của Putin đi tiên phong tuyền bá thông tin sai lệch. Chính phủ Nga đã phát minh ra đội quân phát tán tin giả, và đã tạo ra một môi trường truyền thông theo như lời một  bình luận là  “không có gì là thật và mọi thứ đều có thể xảy ra”.

Tuy nhiên, lời hứa hẹn của ông Putin trông có vẻ thiếu sinh khí khi so với ông Navalny, người có các video nổi tiếng trên YouTube. Các video này cũng chuyên nghiệp như các video của chính phủ nhưng cộng hưởng với cảm giác thất vọng ngày càng tăng. Cùng dựa trên  các nghiên cứu toàn diện về tình trạng tham nhũng của chính phủ , do đó các video này  là sự thật.

Ngoài việc không thể đổi mới kinh tế và văn hóa, cả ông Putin và ông Lukashenko đều không đổi mới chế độ của họ. Cả hai đều không có một người kế nhiệm khả tín. Ông Lukashenko đã đưa cậu con trai 15 tuổi của mình ra trước công chúng, gần đây nhất là trong trang phục chiến đấu.

Ông Putin không thể dễ dàng trong việc chọn người kế nhiệm vì sợ sẽ làm mất lòng các phe phái mà ông ấy phải làm vừa lòng. Năm nay, ông đã cố gắng giải quyết vấn đề bằng cách thay đổi hiến pháp để tự cho phép mình nắm quyền đến năm 2036, khi ông 84 tuổi. Nhưng đó cũng là một dấu hiệu của sự kiệt sức.

Ngược lại, ông Navalny đang bận rộn tổ chức các cuộc bỏ phiếu đối lập cho các cuộc bầu cử khu vực sẽ được tổ chức vào ngày 13 tháng 9. Ông ta có thể đã bị loại khỏi sân cuộc chơi vì nếu Nga đã trải qua  ​​một phong trào như  ở Belarus, Navalny đã là nhà lãnh đạo hợp lý nhất.

Việc đầu độc ông Navalny là bằng chứng cho thấy khi các chế độ này cạn kiệt ý tưởng, họ dùng đến bạo lực. Tuy nhiên, Belarus cho thấy  sử dụng bạo lực khó khăn ra sao. Ông Lukashenko đã cố gắng đàn áp dã man bằng cách bắt giữ và tra tấn những người biểu tình, nhưng cho đến nay, điều đó đã khích động người dân và càng làm suy yếu Lukashenko. Các cuộc biểu tình lớn vào Chủ nhật đã áp đảo lời đe dọa sử dụng vũ lực của Lukashenko. Lukashenko có thể sẵn sàng giết hàng trăm hoặc hàng nghìn người, nhưng  không thể đánh mất lòng trung thành của lực lượng an ninh.

Ông Putin thừa nhận rằng dùng vũ lực chống lại người dân có thể  khiến các cuộc biểu tình tiếp tục – đó là lý do tại sao  Kremlin hầu như không động đến những người biểu tình ở Khabarovsk với hy vọng rằng họ sẽ mất hứng thú. Nhưng khi các cuộc biểu tình bắt đầu lan rộng từ vùng viễn đông, ông Putin sẽ phải đối mặt với một phép tính tương tự. Ông ta có thể bắt giữ và đe dọa giới tinh hoa nếu thích. Ông ta sẽ khó kiểm soát số đông  người dân.

Các quốc gia khác có thể làm gì đối với tất cả những điều này?

Câu trả lời bắt đầu với việc bảo vệ nguyên tắc nhân quyền. Đức đã đúng khi cho ông Navalny tị nạn. Các bác sĩ Đức có thể giải thích những gì đã xảy ra với ông Navalny — và những gì những người Nga bình thường tin tưởng.

Liên minh châu Âu và Mỹ đã từ chối công nhận kết quả cuộc bầu cử của ông Lukashenko. Sự từ chối của họ có thể bị các cơ quan tuyên truyền ở Minsk và Moscow sử dụng làm  bằng chứng cho thấy các cuộc biểu tình là một hoạt động bí mật của phương Tây, nhưng người dân xuống đường không tin điều đó.

Các cường quốc bên ngoài nên cảnh báo Nga rằng bất kỳ hành động sử dụng vũ lực nào ở Belarus đều sẽ bị trừng phạt nghiêm khắc. Ông Putin và ông Lukashenko  không bị kiềm chế bởi các chuẩn mực đạo đức, luật pháp hay ngoại giao, nhưng nếu họ gây đổ máu để tại vị thì ắt hẳn sẽ có hậu quả.

Ai có thể đoán được hai chế độ ảm đạm này sẽ tồn tại được bao lâu? Các chế độ độc tài lạc hậu có thể tồn tại lâu dài. Ông Putin và ông Lukashenko không phải là những kẻ duy nhất nắm quyền và hứa hẹn trở lại thời huy hoàng tưởng tượng đã mất. Nhưng kiểu mẫu của các sự kiện thì rõ ràng. Mặc dù điều này lúc đầu có thể làm cho người ta cảm thấy dễ chịu, nhưng cuối cùng, mọi người trở nên “phát ốm vì họ”. Và đó là lúc những kẻ độc tài nên biết sợ.

 

Theo The Economist: https://www.economist.com/leaders/2020/08/29/russians-and-belarusians-are-tired-of-backwards-looking-autocrats

CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (2)
  • comment-avatar
    Minh Tangtuyet 4 years

    Đâu phải chỉ có người Nga, Belarus mới chán những kẻ độc tài…còn người Thái…và hơn hết là người Việt…đặc biệt ở Việt Nam người ta cũng đã “ngấy” đến óc mỗi lần đến “đại hội”…

    • comment-avatar
      Si Tran 4 years

      Dân Hà Nội mà cũng còn chán ngấy huống hồ người dân Thành Hồ nói riêng và miền Nam nói chung,… ?