Việt Nam Thời Báo

VNTB – Nguyễn Cao Trí – con trai của tướng Nguyễn Cao Kỳ – vướng nghi án?

Hồng Dân

 

(VNTB) –  Ông Nguyễn Cao Trí, thành viên hội đồng quản trị Saigonbank nhiệm kỳ 2019 – 2024, đã bị công bố “đương nhiên mất tư cách, không còn là thành viên hội đồng quản trị Saigonbank kể từ ngày 19-1”.

 

Saigonbank thành lập từ năm 1987, cơ cấu sở hữu của Saigonbank hiện nay bao gồm 4 cổ đông lớn chiếm hơn 65% vốn điều lệ là Văn phòng Thành ủy TP.HCM, Công ty TNHH MTV Du lịch Thương mại Kỳ Hòa, Công ty TNHH MTV Dầu khí TP.HCM, Công ty TNHH MTV Xây dựng và Kinh doanh nhà Phú Nhuận.

Thông tin bất thường về việc thay đổi nhân sự hội đồng quản trị vừa được Ngân hàng TMCP Sài Gòn Công Thương (Saigonbank) công bố ngay ngày cận Tết Nguyên đán. Tuy nhiên ngân hàng này không nêu lý do vì sao ông Nguyễn Cao Trí đương nhiên mất tư cách.

Cùng với thông báo này, phần giới thiệu về hội đồng quản trị Saigonbank trên trang web của ngân hàng cũng không còn tên ông Trí.

Ngoài vai trò là chủ tịch hội đồng quản trị của Công ty cổ phần Tập đoàn Capella, ông Trí còn là lãnh đạo Công ty Lâu Đài Ven Sông. Tháng 6-2021, ông Nguyễn Cao Trí đã mua vào 579.199 cổ phiếu SGB của Saigonbank, tương đương 0,19% vốn điều lệ của Saigonbank và tham gia vào hội đồng quản trị Saigonbank 4 tháng sau đó.

Vì sao ông Nguyễn Cao Trí “đương nhiên mất tư cách”? Liệu có liên quan gì về lý lịch gia đình, khi thân phụ của ông là cựu phó Tổng thống Việt Nam Cộng Hòa – Nguyễn Cao Kỳ (1930 – 2011)?

Luật các tổ chức tín dụng 2010, có quy định về việc “đương nhiên mất tư cách” ở điều luật có số thứ tự 35, cụ thể như sau:

“Điều 35. Đương nhiên mất tư cách

1. Các trường hợp sau đây đương nhiên mất tư cách thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc):

a) Mất năng lực hành vi dân sự, chết;

b) Vi phạm quy định tại Điều 33 của Luật này về những trường hợp không được đảm nhiệm chức vụ;

c) Là người đại diện phần vốn góp của một tổ chức là cổ đông hoặc thành viên góp vốn của tổ chức tín dụng khi tổ chức đó bị chấm dứt tư cách pháp nhân;

d) Không còn là người đại diện phần vốn góp theo ủy quyền của cổ đông là tổ chức;

đ) Bị trục xuất khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

e) Khi tổ chức tín dụng bị thu hồi Giấy phép;

g) Khi hợp đồng thuê Tổng giám đốc (Giám đốc) hết hiệu lực;

h) Không còn là thành viên của ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân”.

Liệu ông Nguyễn Cao Trí  bị “đương nhiên mất tư cách” là nhằm vào khoản nào của điều 33 dưới đây – trích phần nghi vấn liên quan:

“Điều 33. Những trường hợp không được đảm nhiệm chức vụ

1. Những người sau đây không được là thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) và chức danh tương đương của tổ chức tín dụng:

(…) c) Người đã từng là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh, Tổng giám đốc (Giám đốc), thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát của doanh nghiệp, Chủ nhiệm và các thành viên Ban quản trị hợp tác xã tại thời điểm doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản, trừ trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản vì lý do bất khả kháng;

d) Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp tại thời điểm doanh nghiệp bị đình chỉ hoạt động, bị buộc giải thể do vi phạm pháp luật nghiêm trọng, trừ trường hợp là đại diện theo đề nghị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm chấn chỉnh, củng cố doanh nghiệp đó;

đ) Người đã từng bị đình chỉ chức danh Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Trưởng Ban kiểm soát, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng theo quy định tại Điều 37 của Luật này hoặc bị cơ quan có thẩm quyền xác định người đó có vi phạm dẫn đến việc tổ chức tín dụng bị thu hồi Giấy phép;

e) Người có liên quan của thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng thành viên, Tổng giám đốc (Giám đốc) không được là thành viên Ban kiểm soát của cùng tổ chức tín dụng;

g) Người có liên quan của Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch Hội đồng thành viên không được là Tổng giám đốc (Giám đốc) của cùng tổ chức tín dụng”.

Ông Nguyễn Cao Trí hiện đang là Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Văn Lang. “Slogan” mà ông đặt cho trường đại học này hôm cuối tháng 12-2022 nhân dịp công bố nhận diện thương hiệu mới, là: “Hãy nhắm tới mặt trăng. Dù có trượt đi nữa, bạn cũng sẽ đứng giữa những vì sao – Shoot for the moon. Even if you miss, you will land among the stars. – Norman Vincent Peale”.

Ông Nguyễn Cao Trí cùng gia tộc của ông đang sở hữu rất nhiều dự án với hệ sinh thái không thua kém Vạn Thịnh Phát. Đơn cử như chỉ tính riêng cơ cấu sở hữu tại Công ty cổ phần Tập đoàn Giáo dục Văn Lang, thành lập năm 2014 với 3 cổ đông góp vốn là bà Bùi Thị Vân Anh 40%, bà Đào Ngọc Bảo Phương 30% và ông Nguyễn Cao Đức 30%.

Bà Vân Anh là phu nhân ông Nguyễn Cao Trí. Ông Nguyễn Cao Đức sinh năm 1977, được cho là em trai ông Nguyễn Cao Trí. Bà Bảo Phương là “người cùng nơi đăng ký hộ khẩu” với ông Nguyễn Cao Đức.


Tin bài liên quan:

VNTB – Doanh nhân Nguyễn Cao Trí đang đối mặt án hình sự?

Do Van Tien

2 comments

Tru Le 02.02.2023 6:00 at 06:00

Nguyễn Cao Tri không liên quan gì đến ông Nguyễn Cao Kỳ.

Reply
Anonymous 09.07.2023 4:38 at 16:38

Đúng vậy !

Reply

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo