VNTB – Nhận tiền nhưng không vụ lợi thì miễn trách nhiệm hình sự

VNTB – Nhận tiền nhưng không vụ lợi thì miễn trách nhiệm hình sự

Phạm Lê Đoan

 

(VNTB) – ‘Án bỏ túi’ đang được thiết lập với tuyên bố: người nhận tiền trong vụ Vạn Thịnh Phát và ngân hàng SCB nhưng không có thỏa thuận hoặc không đòi hỏi sẽ không bị xử lý hình sự mà kỷ luật Đảng, xử lý hành chính.

 

Ông Nguyễn Văn Yên, Phó ban Nội chính Trung ương, nói rằng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực đã nghiên cứu, phân tích mức độ, tính chất sai phạm để đánh giá từng trường hợp. Theo đó, người nhận số tiền lớn, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng phải bị truy tố, xét xử. Người nhận ít, không có động cơ; nhận tiền vào dịp lễ tết như bồi dưỡng, quà; không cam kết làm gì để có lợi cho bên đưa tiền sẽ được cân nhắc kỹ lưỡng về nguyên nhân, hoàn cảnh. Các trường hợp này sẽ không xử lý về mặt hình sự nhưng xử lý nghiêm về kỷ luật Đảng và hành chính.

Nhận xét về cách diễn giải pháp luật trên của ông Nguyễn Văn Yên, không ít ý kiến cho rằng Đảng đang… ‘vẽ đường hươu chạy’.

“Chưa bao giờ làm quan sướng như lúc này, chỉ cần không hứa hẹn mà nói ‘tớ cảm ơn’ thì không có tội. Đừng tưởng trong chống tham nhũng không có ‘lobby’ chính sách” – luật sư T.T., nhận xét.

Vẫn theo luật sư T.T., công tâm mà nói thì lý lẽ của ông Nguyễn Văn Yên cũng ít nhiều có căn cứ. Theo đó, tội nhận hối lộ quy định ở điều 354 Bộ luật hình sự diễn giải rằng người phạm tội nhận hối lộ đã có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để nhận bất kỳ lợi ích nào từ người đưa hối lộ.

Chức vụ, quyền hạn là điều kiện thuận lợi để người có chức vụ, quyền hạn thực hiện hành vi phạm tội của mình. Nếu không có chức vụ, quyền hạn thì sẽ rất khó khăn trong việc nhận các lợi ích để giải quyết theo yêu cầu của người đưa hối lộ. Tuy nhiên, chủ thể phải có việc lợi dụng chức vụ để nhận các lợi ích của người đưa hối lộ thì mới bị coi là nhận hối lộ.

Với cách diễn đạt trên thì hiểu một cách cơ học, nếu “nhận tiền nhưng không đi kèm cam kết sẽ làm gì cụ thể”, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự. Tức các giao dịch ngầm ‘tự hiểu’ của bánh ít đi – bánh quy lại ở đây sẽ dễ dàng thoát cáo buộc vi phạm; vì ở thể chế chính trị Việt Nam thì ai cũng biết, quyền uy về chức vụ, quyền hạn là người nắm giữ chức vụ cao nhất về mặt Đảng trong tổ chức đó, chứ không phải là trưởng phòng như vị quan bà thanh tra ngân hàng.

Chưa hết, có không ít trường hợp việc nhận hối lộ không phải do thỏa thuận giữa hai bên mà chính là do sự áp đặt ý chí từ một bên, đó chính là hành vi “đòi hối lộ” của người nhận hối lộ. Đó chính là trường hợp người nhận hối lộ chủ động đòi hỏi của hối lộ, áp đặt lên ý chí của người đưa hối lộ để có thể đạt được việc như người đưa mong muốn.

Không những thế, người nhận hối lộ còn có thể áp đặt luôn cả phương thức, thời gian, địa điểm… để nhận của hối lộ. Có thể nói, đây là hành vi hết sức nguy hiểm và khó lường. Tuy nhiên, Bộ luật hình sự hiện hành lại chỉ quy định hành vi “đòi hối lộ” trong cấu thành tăng nặng của tội nhận hối lộ, trong khi đó, cấu thành cơ bản của tội này chỉ có hai hành vi là đã nhận hoặc sẽ nhận…

…Trở lại một chút về đoạn đầu bài viết này với những ‘định hướng án’ của đồng chí Nguyễn Văn Yên, người viết thắc mắc rằng Ban nội chính Trung ương đâu thuộc Bộ nào trong hệ thống cơ quan tư pháp đâu, sao lại ‘ngồi lên đầu’ cơ quan tư pháp nhà nước ta thế kia?


 

CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)