VNTB – Những giả định dễ khiến… rùng mình

VNTB – Những giả định dễ khiến… rùng mình

Khánh Hùng

 

(VNTB)  – Bộ Y tế công bố  tại Bắc Giang ghi nhận thêm 375 ca dương tính  vào chiều 25-5, và  yêu cầu “đóng băng” tất cả các khu nhà ở của công nhân.

 

Vì đây là công nhân, có nghĩa phải từ 18 tuổi trở lên, nên giả định hôm Chủ nhật 23-5, tất cả con số 375 người đều đi bỏ phiếu bầu cử, thì trong ‘phòng kín’ của việc ‘gạch tên ứng viên’, nhiều khả năng tạo ‘các ổ lây nhiễm’; và nếu đây là biến chủng corona đang xảy ra ở Ấn Độ, có lẽ mọi chuyện sẽ càng kinh khủng hơn trong trí tưởng tượng.

Một bác sĩ đang làm việc ở Trung tâm Y khoa Hòa Hảo (Medic Hòa Hảo), nhận xét về nguy cơ lây nhiễm còn đến từ các ‘gạch đầu dòng’ sau đây:

– Ở xứ người, điều hành chống dịch là công việc của ngành y tế. Ở xứ ta, điều hành chống dịch là việc của bí thư, không có kiến thức về y tế hay dịch bệnh.

– Ở xứ người thì số bệnh nhân chết tăng do nhiễm Covid. Ở xứ ta số bệnh nhân chết tăng không phải do Covid, mà do y tế bận lo chống Covid.

– Ở xứ người, nhân viên y tế gặp F0 thì đưa vô điều trị. Ớ xứ ta nhân viên y tế gặp F0 thì bị nhốt cách ly, bệnh viện đóng cửa (ý muốn nói đến tình cảnh hiện tại của Medic Hòa Hảo).

– Ở xứ người, Covid gây thiệt hại do bùng dịch. Ở xứ ta, Covid gây thiệt hại do chống dịch.

– Ở xứ người, cách ly nghĩa là không cho tiếp xúc nhau. Ở xứ ta cách ly nghĩa là dồn chung vô một chỗ.

– Ở nước người, không ai biết ngày nào kiểm soát được dịch. Ở nước ta thì biết chính xác 10 ngày sẽ kiểm soát được dịch.

– Ở nước người ta chống dịch bằng tiêm vaccin. Ở nước ta chống dịch bằng “hài hoà giữa chủ động tấn công và phòng thủ”. Phòng thủ là mở rộng xét nghiệm. Chủ động tấn công là mở rộng xét nghiệm hơn nữa.

– Ở xứ người, sau mỗi trận dịch thì rút ra một bài học kinh nghiệm. Ở xứ ta sau mỗi trận dịch là một bài ca ngợi sự lãnh đạo của đảng.

– Ở xứ người khi bùng dịch thì nhiều người lo lắng. Ở xứ ta khi bùng dịch thì nhiều người vui mừng.

– Ở xứ người, Covid doạ chết. Ở xứ ta Covid doạ đói.

Một ví dụ mới nhất vừa được báo chí đưa ra về ‘cách lên dây cót’ thời ổ dịch khắp nơi tại Hà Nội:

“Thường trực Thành ủy thống nhất giao Ban Cán sự đảng UBND thành phố chỉ đạo ra Công điện vào tối 24-5 với các biện pháp phòng chống dịch mạnh mẽ hơn, trong đó có việc tạm dừng hoạt động và chuyển đổi hình thức hoạt động một số dịch vụ từ trưa 25-5”, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng, nói.

“Người dân có thể yên tâm vì Thành phố đang kiểm soát tốt tình hình. Các biện pháp mạnh hơn chỉ được xem xét khi tình hình phức tạp hơn và phải tuân thủ nghiêm chỉ đạo của Trung ương”, Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh.

Ở Sài Gòn thì có khác biệt nhiều về chuyện chống dịch bằng “công điện” lòng vòng mất thời gian như Hà Nội.

Ông Bí thư Thành ủy TP.HCM không lên tiếng vì đây không phải là chuyên môn, cũng như trách nhiệm về quản lý hành chánh các hoạt động của thành phố.

Với ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP.HCM là người tạm gọi là ‘đồng hành phát ngôn’ cùng với giám đốc Sở Y tế TP.HCM Nguyễn Tấn Bỉnh và giám đốc Nguyễn Trí Dũng của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM.

Họ như cỗ xe tam mã trong điều hành phòng chống dịch, mà cụ thể nhất là rất nhanh trong phản ứng lên các kịch bản cụ thể về con số điều trị, cho đến các ca F1 cách ly tập trung.

Chính quyền TP.HCM đã điều chỉnh kịch bản ngay sau khi kết thúc “Chủ nhật 23 tháng 5” bằng quyết định tái lập cũng như lập mới một số khu cách ly tập trung đủ đáp ứng con số 30.000 ca F1.

Kịch bản 5.000 ca bị nhiễm Covid phải chữa trị cũng đã hoàn tất.

Sự xuất hiện thường xuyên trên phương tiện truyền thông của những nhà quản lý có chuyên môn về y tế ở Sài Gòn, đã góp phần đưa đến sự an tâm của công chúng, vì họ tin tưởng rằng đây là hành động, chứ không ‘lên dây cót’ hô hào dân túy như nhiều đồng chí bí thư ở miền Bắc.


CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)