Việt Nam Thời Báo

VNTB – Nói chuyện khoa học bằng cái đầu của nhà chính trị bảo thủ

Thới Bình

 

(VNTB) – Bí thư Tỉnh uỷ Bình Định Hồ Quốc Dũng giống như học trò lớp một ‘tám’ việc cần đi – đứng ra sau để mau đến đích trên con đường tìm kiếm chủ nghĩa xã hội 

 

Bí thư Tỉnh uỷ Bình Định Hồ Quốc Dũng một lần nữa khẳng định là không có chuyện dự án Long Sơn xả thải ra môi trường.

Việc tôi cam kết công nghệ luyện thép của dự án Long Sơn hoàn toàn khép kín, không xả thải ra môi trường là có cơ sở. Cụ thể, đối với nhà máy sản xuất gang thép, công đoạn luyện cốc (tức làm tinh than nguyên liệu trước khi đưa vào luyện thép) là phát sinh ô nhiễm rất lớn.

Sở dĩ trước đây có nhà máy gang thép trong nước gây ô nhiễm môi trường là do họ áp dụng công nghệ dập cốc ướt (tức dùng nước để làm than cốc sau khi nung 1.000 độ C), dẫn đến lượng nước thải rất lớn và gây ô nhiễm môi trường.

Tuy nhiên, dự án Long Sơn sẽ áp dụng công nghệ dập cốc khô; đồng thời sử dụng lò áp suất âm để hạn chế tối đa phát tán bụi và khí thải ra ngoài. Ngoài ra, trong công nghệ này, không khí nóng sau khi dập cốc được thu hồi để phát điện với tổng công suất phát điện là 162MW.

Dự án sẽ sử dụng công nghệ tiên tiến nhất trên thế giới và quy trình khép kín nên hạn chế tối đa ảnh hưởng đến môi trường. Đặc biệt, nhà máy sẽ không xả giọt nước thải nào ra bên ngoài nên người dân không nên lo lắng về việc gây ô nhiễm cho vùng biển”.

Đoạn trích dẫn trên được trích từ băng phỏng vấn của báo chí với ông Hồ Quốc Dũng, Bí thư Tỉnh ủy Bình Định.

Thuần về lý thuyết khoa học cho thấy ở đây Bí thư Hồ Quốc Dũng đã không hiểu đầy đủ những tham vấn mà các trợ lý đã ‘dùi’ cho ông khi phát biểu thể khẳng định trước báo chí có ghi âm làm chứng cứ.

Dũng cảm đến mức… khó hiểu khi Bí thư Hồ Quốc Dũng dám tuyên bố: “Đặc biệt, nhà máy sẽ không xả giọt nước thải nào ra bên ngoài nên người dân không nên lo lắng về việc gây ô nhiễm cho vùng biển”.

Xin được trích ý kiến chuyên môn của giáo sư Trần Tam, Khoa kỹ thuật Năng lượng và tài nguyên trái đất, Đại học Quốc gia Chonnam (CNU), Hàn Quốc, hiện cũng là Giám đốc điều hành công ty Ecomag, triển khai dự án thu hồi magnesium (Mg) từ nước thải (bittern) sau khi sản xuất muối biển tại Tây Úc (WA, Australia), xoay quanh “cốc ướt – cốc khô” mà Bí thư Hồ Quốc Dũng viện dẫn cho cam kết “sẽ không xả giọt nước thải nào ra bên ngoài nên người dân không nên lo lắng về việc gây ô nhiễm cho vùng biển”:

“…Trong nhà máy gang thép liên hợp, khâu luyện cốc gây tác động môi trường cao nhất. Chất thải từ luyện cốc (gồm chất thải dạng khí, hay nước thải) phải được xử lý qua nhiều quy trình chặt chẽ trước khi xả thải ra môi trường.

Trong thành phần thải, đáng chú ý nhất là các chất hydrocarbon phức vòng/thơm thuộc nhóm polycyclic aromatic hydrocarbon (PAH) vì rất độc hại và có thể gây ung thư. Trong nhóm này benzo(a)pyrene (BaP) là chất độc hại nhất, mà Mỹ, EU đặt chuẩn rất gắt gao theo khuyến cáo từ WHO, dưới 1,0 ng/Nm3 cho không khí gần nhà máy.

Khâu luyện cốc thải khí phần lớn từ lò luyện, nhất là khí rò rỉ từ lò, hoặc khuếch tán trong khi chuyển cốc sau khi luyện sang phần dập cốc.

Trong khâu dập cốc, các chất thải ra như sau: Cốc từ lò luyện sẽ được làm nguội bằng khí trơ nitơ nếu cốc được dập khô. Qua cách này, bụi than/cốc cỡ hạt nhỏ đến 2,5 microns (PM2,5) sẽ phải được thu hồi để thải hoặc tái xử dụng để đốt trong khâu sintering quặng sắt.

Công nghệ Dập Cốc Khô (DCK) được các nhà máy gang thép ở Nhật, Korea áp dụng nhiều vì đơn giản hơn trong khâu xử lý chất thải, nếu bụi cốc được thu hồi hoàn toàn. Bụi cốc chứa >60% C (cùng hydrocarbon) có nguồn năng lượng cao có thể tái sử dụng. DCK cũng sẽ thu hồi được nhiệt từ khâu làm nguội này để chế hơi nước dùng trong nhà máy.

Khâu DCK sẽ không tạo nước thải nhiều như quy trình Dập Cốc Ướt (DCU). Ngược lại nếu bụi hạt thoát ra ngoài sẽ gây ô nhiễm nhiều, vì có chứa nhiều PAH và các chất hữu cơ khác.

Công nghệ DCK thường đắt hơn (110 USD/tấn cốc) khi xây nhà máy so với DCU.

… Hiện nay trên thế giới có nhiều quy trình sản xuất sắt thép mà không cần khâu luyện cốc. Các quy trình khử sắt trực tiếp (Direct reduction iron) như Corex, Mildrex, Finex,… có thể khử oxy từ quặng sắt (Fe2O3) để chế tạo sắt (Fe) và luyện chung với sắt phế thải trong lò điện hồ quang (Electric Arc Furnace – EAF) hoặc quy trình sắt thép đang áp dụng (Blast Furnace – BOF). Chi phí đầu tư ban đầu dĩ nhiên là cao hơn, nhưng chi phí xử lý chất thải thấp hơn nhiều vì ít tạo các chất thải độc hại” – dừng trích.

Từ ý kiến thuần khoa học nói trên cho thấy các cam kết về bảo đảm chuyện không gây ô nhiễm môi trường biển của Bí thư Tỉnh ủy Bình Định Hồ Quốc Dũng về siêu dự án Khu liên hợp gang thép Long Sơn và Cảng chuyên dùng Khu liên hợp gang thép Long Sơn khi đi vào hoạt động, xem ra giống như học trò lớp một ‘tám’ việc cần đi – đứng ra sau để mau đến đích trên con đường tìm kiếm chủ nghĩa xã hội (!?).

Bên lề câu chuyện trên, một nhà báo thân hữu trang Việt Nam Thời Báo có nhận xét thêm rằng cảng biển nước sâu Sơn Dương đã bị Formosa khống chế và độc quyền khai thác, trong khi chi phí cơ hội của cảng biển Sơn Dương rất lớn. Do đó, chính phủ Phạm Minh Chính cũng nên cân nhắc lại vấn đề này khi hình thành cảng biển Long Sơn của dự án; đặc biệt là an ninh chủ quyền quốc gia.


Tin bài liên quan:

VNTB – Tổ giúp việc của bộ trưởng Công thương cần tuyển cô giáo môn toán

Baraju T. Ogelefecejo

VNTB – Giám đốc Nhà hát Kịch Việt Nam đã vi phạm Nghị quyết Đảng

Do Van Tien

VNTB – Chờ chết ở thành phố Hồ Chí Minh

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo