VNTB – Phiếm đàm: Đảng đã buộc dây thì Đảng phải gỡ!

VNTB – Phiếm đàm: Đảng đã buộc dây thì Đảng phải gỡ!

 

Hiền Vương

 

(VNTB) – Muốn gỡ dây thì phải tìm người buộc dây.

 

Cả đời loanh quanh trong cái nút thắt ấy, hy vọng trong vô vọng rằng một ngày nào đó, một năm nào đó người buộc dây sẽ thấy được nỗi khổ của bạn và giúp bạn gỡ? Bạn biết rõ mà, người thắt cái nút chết ấy trong lòng bạn, thậm chí còn chẳng biết rằng họ đã từng tự tay thắt nó.

Hay là luẩn quẩn trong cái vòng tròn ấy, vừa đau khổ, lại vừa xót xa dùng đôi bàn tay mình cố thoát ra khỏi nó, cho đến khi hai bàn tay chảy máu, cho đến khi ngay cả tâm hồn bạn cũng xước xát? Rồi bạn cảm thấy cay đắng cho chính bản thân mình?

Chuyện kể, xưa kia trong một toà miếu, một hôm hòa thượng trưởng lão tên là Pháp Nhỡn triệu tập tất cả các đệ tử lại và đưa ra một câu hỏi kỳ quặc để khảo sát họ. Ông muốn tìm xem trong các đệ tử của mình người nào có trí tuệ sáng suốt nhất.

Câu hỏi là: “Giả sử có một con hổ dữ đeo chiếc chuông vàng trên cổ, lấy ai để cởi được cái chuông ấy”.

Câu hỏi khiến tất cả đệ tử đều bối rối. Mò tới cổ một con hổ hung dữ mà tháo cái chuông ra, thì cũng chẳng khác gì thọc tay vào mõm mà nhổ răng nó. Làm gì có người nào lại đủ can đảm làm như thế? Vì thế mọi người cứ giương mắt nhìn nhau, nhất thời không có ai trả lời được.

Lúc ấy có một tiểu hòa thượng tên là Pháp Đăng đi từ cửa chùa tới. Pháp Nhỡn thấy mọi người không trả lời được, bèn đưa tay vẫy Pháp Đăng đến nhắc lại câu hỏi cho biết và hỏi: “Con có thể trả lời được không?”.

Tiểu hòa thượng Pháp Đăng còn ít tuổi như thế mà chẳng cần suy nghĩ gì cả, thuận miệng nói luôn: “Chuyện này chẳng dễ đâu. Nhưng cứ bảo kẻ nào đã buộc chuông vào cổ con hổ thì tới tháo ra là xong!”.

Mọi người nghe thấy thế lập tức hiểu ra, nhất loạt vỗ tay hoan hô. Từ đấy về sau, hòa thượng Pháp Nhỡn hết sức coi trọng tiểu hòa thượng Pháp Đăng, ông ta dần dần truyền thụ hết những điều hiểu biết cho Pháp Đăng. Và câu chuyện đã được lưu truyền mãi về sau.

Tại sao tiểu hòa thượng Pháp Đăng nghĩ ra được câu trả lời thông minh .như vậy? Có lẽ bởi Pháp Đăng đã hiểu được một quy luật quan trọng trong nhận thức luận về quan hệ nhân quả của sự vật.

Hãy tưởng tượng xem, con hổ tuy là loài dã thú cực kỳ hung dữ, nhưng một khi trên cổ nó đã có đeo một cái chuông, thì tất nhiên là đã có một người có đủ bản lĩnh chế phục được nó, mà đó tức là cái “nhân” của sự việc. Sau khi biết được cái “nhân” thì sẽ có thể tìm ra được đáp án về cái “quả” và đáp án tức là: hãy để cho kẻ nào buộc chuông vào cổ con hổ tới tháo cái chuông ấy.

Câu chuyện hôm nay.

Chính thức mở cửa du lịch từ ngày 15-3-2022, Việt Nam được Tổ chức Du lịch thế giới đánh giá là một trong những nước có chính sách mở cửa cởi mở nhất thế giới, song Việt Nam lại đứng cuối bảng xếp hạng Chỉ số Phục hồi du lịch châu Á sau Covid-19.

Một trong những yếu tố khiến khách không đến Việt Nam là chế độ thị thực của Việt Nam và quy trình cấp thị thực (visa) mất nhiều thời gian.

Các Đại sứ quán của Việt Nam ở nước sở tại đã đưa ra yêu cầu khách nước ngoài phải có các công ty bảo lãnh; phía các Đại sứ quán của Việt Nam còn giới thiệu khách nước ngoài xin thị thực qua các đại lý dịch vụ cấp thị thực với mức phí thường rất cao cho mỗi thị thực là từ 200 USD cho tới 500 USD đối với các thị thực xin gấp vào thời hạn cuối, trong khi lệ phí chính thức cấp thị thực chỉ là 25 USD.

Thực trạng trên dẫn tới kết quả là Thái Lan đã đón được hơn 10 triệu lượt khách quốc tế năm 2022, mang lại tổng thu từ du khách quốc tế 16 tỷ USD. Trong 2 tháng cuối năm 2022, một số thị trường chính của Thái Lan ở châu Âu đã trở lại đạt gần với mức trước Covid. Trong khi không có thị trường trọng điểm nào của Việt Nam phục hồi đạt mức 50% so với thời điểm trước Covid.

Rõ ràng nếu căn cứ vào Điều 4 của Hiến pháp, “Đảng Cộng sản Việt Nam là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội. Đảng Cộng sản Việt Nam chịu trách nhiệm trước nhân dân về những quyết định của mình”, thì người buộc dây ở đây sẽ không ai khác ngoài Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Liệu ông Nguyễn Phú Trọng có đồng ý “tháo dây” từ gốc, tức điều chỉnh lại phần “độc quyền lãnh đạo” mang tính Hiến định?


CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)