Việt Nam Thời Báo

VNTB – Sao lại ‘đánh’ thuế dân chúng thời khốn nạn Covid?

Võ  Hàn Lam

 

(VNTB) – Theo điều 7 nghị định 126 có hiệu lực từ ngày 5-12, tất cả đối tác tài xế công nghệ được xem là cá nhân hợp tác với tổ chức kinh doanh, và phải chịu mức thuế GTGT 10% phát sinh trên tất cả các cuốc xe, thay vì mức 3% như trước đó

 

Thu thuế giá trị gia tăng (GTGT) là đánh vào người tiêu dùng, doanh nghiệp chỉ là nộp hộ. Trong cước xe đã có gồm 10% GTGT, vậy khách bây giờ đi xe công nghệ có quyền yêu cầu xuất hóa đơn GTGT thì sao? Nhiều ít không cần biết, có GTGT là phải xuất hóa đơn cho khách hàng, tài xế phải làm sao?

Theo điều 7 nghị định 126 có hiệu lực từ ngày 5-12, tất cả đối tác tài xế công nghệ được xem là cá nhân hợp tác với tổ chức kinh doanh, và phải chịu mức thuế GTGT 10% phát sinh trên tất cả các cuốc xe, thay vì mức 3% như trước đó

Chính hành khách chớ hổng phải cha căng chú kiết nào là người phải móc túi ra trả khoản 7% thuế GTGT mới tăng cho mỗi cuốc xe công nghệ. Không phải là doanh nghiệp hay tài xế. Theo thông lệ quốc tế, thuế GTGT thu từ túi khách hàng. Cấm cãi.

Hãng xe và tài xế không phải đóng và cũng không được hưởng. Đơn giản, nói theo ngôn ngữ của ngành tài chính, GTGT là một loại thuế gián thu, bản chất đây là tiền thuế người tiêu dùng đóng, doanh nghiệp chỉ kê khai và nộp thay. Vì vậy, tăng thuế đương nhiên sẽ tăng thêm gánh nặng cho người tiêu dùng ở thời khốn nạn dịch Covid cứ dằn dai.

Theo Nghị định 126/2020 của Chính phủ, từ ngày 5-12-2020, mức thuế GTGT cho mỗi cuốc xe công nghệ, giờ bắt đầu được ông nhà nước ra mệnh lệnh là phải tăng bằng xe vận tải hành khách truyền thống là 10% – thay vì chỉ 3% như trước.

Do đó, doanh nghiệp xe công nghệ – giờ được coi là doanh nghiệp kinh doanh vận tải theo hợp đồng, bắt buộc phải tăng giá cước cho bằng với mức tăng GTGT, vì theo luật, họ chỉ là người thu hộ phần thuế GTGT này cho nhà nước. Đồng thời cũng phải tăng mức chiết khấu đối với tài xế cho tương ứng. Chớ nếu cứ giữ tỷ lệ chiết khấu cũ, tài xế sẽ được hưởng một phần từ khoản cước tăng theo GTGT. Thí dụ, nếu vẫn theo tỷ lệ 25%, khi giá cước tăng từ 30.000 đồng lên 32.000 đồng, tài xế sẽ được thêm tiền từ khoản chênh lệch – thật ra là thuế GTGT.

Giả dụ, với một cuốc xe có giá cước 110.000 đồng, thì 100.000 đồng được xem là doanh thu hợp tác, và 10.000 đồng còn lại là thuế suất 10% của doanh thu hợp tác. Sau khi thực hiện nghĩa vụ thuế GTGT (10.000 đồng), doanh thu chia sẻ sẽ còn 100.000 đồng, với 80.000 đồng được chia cho tài xế và 20.000 đồng cho phía cung cấp ứng dụng gọi xe như Grab, Baemin…

Như vậy, nếu trước đây một cuốc xe giá 110.000 đồng, đối tác tài xế xe 2 bánh của Grab (có thu nhập cả năm nhỏ hơn hoặc bằng 100 triệu đồng) nhận về 88.000 đồng, thì nay chỉ còn 80.000 đồng, thu nhập giảm 9,1%.

Những thắc mắc đặt ra:

Một, tính thuế GTGT 10% trên số tiền thu của khách. Vậy tiền thuế GTGT 10% đầu vào tài xế mua xe ban đầu, và 10% thuế GTGT của chi phí xăng nhớt bảo trì trong quá trình vận hành để tạo ra doanh thu nộp thuế, cũng phải được khấu trừ với thuế đầu ra phải nộp mới công bằng chứ?

Các hãng xe truyền thống đều được khấu trừ như vậy.

Tài xế công nghệ đầu tư xe, khấu hao xăng, chi phí sữa chữa xe, mà có lấy hóa đơn cuối cùng để tính không? Số thực tế nộp sẽ ít hơn nhiều 10% trên tổng hoá đơn. Tài xế sẽ liên hệ với cơ quan nào, quy trình ra sao để nhận lại phần chênh lệch ấy?

Hai, thu thuế GTGT là đánh vào người tiêu dùng, doanh nghiệp chỉ là nộp hộ. Trong cước xe đã có gồm 10% GTGT, vậy khách bây giờ đi xe công nghệ có quyền yêu cầu xuất hóa đơn GTGT thì sao? Nhiều ít không cần biết, có GTGT là phải xuất hóa đơn cho khách hàng, tài xế phải làm sao đây?.

Ba, ở xứ người – như Mỹ chẳng hạn, người dân rất hiểu về thuế GTGT và họ được khấu trừ. Họ thoải mái mua hàng hóa, từ điện, nước, đi xe… đều chịu thuế GTGT và họ lấy hóa đơn. Cuối năm họ khai báo thuế và được khấu trừ vào phần thuế thu nhập cá nhân.

Trong khi đó ở Việt Nam người dân chưa được khấu trừ thuế GTGT từ những khoản như trên. Việc tăng thuế GTGT đối với xe công nghệ mà không được khấu trừ sẽ gia tăng chi phí cho khách hàng.

“Sao lại ‘đánh’ tăng thuế với dân chúng thời khốn nạn Covid?”.

Tính từ “khốn nạn” ở đây không hề là “quá lời”.

Ông Nguyễn Văn Hinh – một tài xế Grab car – cho biết đang rơi vào khó khăn vì bốn tháng nay làm ăn thất bát, thu nhập giảm sút. Ông buộc phải vay mượn người thân để trả góp cho ngân hàng tiền mua xe trước đó. Ông Hinh nói trước đây ông và vợ đều chạy taxi. Cuối năm 2018, hai vợ chồng đánh liều gom góp tiền mua ô tô giá hơn 500 triệu đồng, trả trước 30%, phần còn lại trả góp để chạy Grab.

Sau khi mua xe, ông Hinh và vợ thay phiên ‘cày’ 15 – 16 tiếng/ngày để đủ tiền trang trải cuộc sống và trả góp hàng chục triệu đồng/tháng.

“Suốt mấy tháng nay do dịch Covid-19, mỗi ngày vợ chồng tôi chỉ chạy được 10 – 15 chuyến, thu nhập giảm đi hơn 60%…” – ông Hinh nói và ngân hàng kéo giãn thời gian trả góp để có thể vượt qua giai đoạn khó khăn.

Tương tự, ông Văn Hoàng Lâm – tài xế xe công nghệ cũng đang vất vả xoay tiền trả cho ngân hàng. Tháng 8-2018, ông Lâm vay 70% giá trị xe của Techcombank để mua xe, trả góp 7 – 8 triệu đồng/tháng trong 8 năm.

Trước đây, ông có thu nhập ổn định mỗi tháng từ 15 – 18 triệu đồng. Gần đây do dịch bệnh, thu nhập giảm sút trầm trọng, trong khi hàng chục loại chi phí như phí đăng kiểm, phí trước bạ, phí bảo trì đường bộ, bảo hiểm vật chất xe, bảo hiểm trách nhiệm dân sự, giờ thêm tăng thuế GTGT…

Nghèo còn mắc cái eo, là vậy!

Tin bài liên quan:

VNTB – Tiếp tục đứt gãy chuỗi cung ứng

Phan Thanh Hung

VNTB – Mô hình kinh tế thị trường định hướng XHCN ngày càng rõ nét, nhưng rõ nét gì?

Phan Thanh Hung

VNTB – Ở Việt Nam, công dân nào đủ can đảm để công khai chống chính quyền?

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.