VNTB – Tây nguyên lại ‘biến loạn’

VNTB – Tây nguyên lại  ‘biến loạn’

Trường Sơn

(VNTB) – Nguyên do đưa đến vụ biến loạn ở Đắk Lắk ngày 11/6/2023 vẫn chưa được công bố.

 

Phía Bộ Công an đã chủ động lên tiếng rất nhanh về vụ việc, tuy vẫn chưa hề rõ ràng về con số thương vong…

Một nhóm hàng chục người đã dùng súng quân dụng tấn công vào hai trụ sở công an các xã Ea Tiêu và Ea Ktur, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk làm chết “một số” cán bộ công an và người dân. Vụ việc diễn ra vào sáng sớm ngày 11-6-2023.

Xe của lực lượng chức năng đến hiện trường

Thông cáo báo chí của Bộ Công an đưa ra khuyến cáo: “Các cơ quan truyền thông cần kiểm chứng thông tin trước khi đăng tải để đảm bảo thông tin đúng sự thật”.

Lực lượng chức năng truy bắt nhóm người tấn công 2 trụ sở công an tại tỉnh Đắk Lắk – Ảnh: Báo CAND

Cũng tin tức do Bộ Công an chủ động loan báo với xác nhận của lãnh đạo Huyện ủy Cư Kuin, Đắk Lắk, khi tin tức công khai đăng tải trên báo chí thì đã bắt giữa được 16 nghi phạm, có 1 đối tượng ở thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai; 3 đối tượng ở huyện Krong Búk; 2 đối tượng ở huyện Cư Mgar (Đắk Lắk)… Ngoài ra, lực lượng chức năng đã giải cứu 2 con tin, một con tin thứ ba tự giải thoát.

Trụ sở công an bị tấn công

Nguyên do đưa đến vụ biến loạn ở Đắk Lắk vẫn chưa được công bố, nhưng những gì từng xảy ra ở Tây nguyên trong quá khứ, cho thấy rất có thể vấn đề sắc tộc và tôn giáo lại bùng nổ thành bạo lực.

Sự kiện hàng ngàn bà con dân tộc tụ tập theo 7 đoàn người đi từ 6 hướng rầm rập kéo về thủ phủ Buôn Ma Thuột ngày 3-2-2001 vẫn còn được nhiều nhà báo liên tưởng khi nhận tin về vụ xả súng sáng 11-6-2023 như nói ở trên.

Bộ Chính trị về sau này đã dùng cụm từ “bạo loạn chính trị ở Tây nguyên” để mô tả vụ xảy ra thời điểm đó ở nhiều nơi tại Tây nguyên.

Buổi tối ngày 1 tháng 2 của 22 năm về trước, hàng trăm người Thượng trang bị cọc, dao găm, thuổng diễu hành qua quảng trường Đại đoàn kết tại thành phố Pleiku, trụ sở Uỷ ban nhân dân tỉnh Gia Lai bị bao vây trong đêm.

Trụ sở tòa nhà Đảng Cộng sản Việt Nam tại tỉnh Gia Lai bị lục soát và phá cửa sổ vào khoảng 9 giờ sáng ngày hôm sau. Trụ sở Cảnh sát tỉnh Gia Lai đã thuộc quyền kiểm soát của người Thượng lúc 11 giờ.

Biểu tình bạo động diễn ra vào ngày 2 tháng 2 năm 2001 tại Đắk Lắk, Gia Lai, Kon Tum với đa số thành phần dân tộc thiểu số. Ngày 3-2-2001, hàng ngàn người dân tộc thiểu số tuần hành cùng máy cày tại các huyện Ea Súp, Buôn Đôn, Ea H’leo, Krông Năng, Krông Búk, Krông Nô, Krông Pắc, Krông Bông, Cư M’gar; nhiều người diễu hành tại trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột.

Người Thượng cáo buộc đất tổ tiên bị chuyển đổi thành đồn điền cà phê của người Việt, phản đối di dân người Việt từ đồng bằng sông Hồng, phản đối người dân tộc thiểu số vùng trung du và miền núi phía Bắc đến tái định cư do xây dựng các dự án thủy điện. Họ mong muốn thực hành Tin Lành tự do và từ chối Giáo hội Tin Lành Việt Nam do đảng cộng sản Việt Nam kiểm soát…

Về sau, trong một cuộc họp về biến loạn Tây nguyên kéo dài 3 ngày tại khu họp mang tính nội bộ phía sau dinh Độc Lập tại Sài Gòn (vào cổng phía đường Nguyễn Du gần ngã ba Huyền Trân Công Chúa, để phân biệt với cổng gần ngã ba Nguyễn Trung Trực) do Quyền Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phạm Quốc Anh chủ trì đã nêu nhiều tình tiết hậu trường. Ở cuộc họp đó, báo chí hạn chế tham dự, không được phép đưa tin, chụp ảnh.

Trong danh sách “bạo loạn chính trị” khi ấy, có tên xã Ea Tiêu và Ea Ktur. Lúc đó nơi đây là vùng quê rất nghèo khó.

Tin tức tại cuộc họp nội bộ kể trên, theo những gì còn lưu giữ ở sổ ghi chép của phóng viên, thì cuộc bạo loạn đã diễn ra với nhiều hoạt động như đập phá nhà cửa của dân và cơ quan chính quyền, đánh người thi hành công vụ, đánh dân thường,.. Đặc biệt còn xuất hiện các biểu ngữ yêu cầu thành lập nhà nước Đề Ga, gọi ông Ksor Kok là tổng thống, ly khai khỏi nhà nước Việt Nam…

Từ vụ việc trong quá khứ để liên tưởng đến hiện tại, liệu có phải sự việc “biến loạn” ngày 11-6-2023 có duyên cớ từ việc hôm 08-4-2023, Cơ quan An ninh điều tra, Công an tỉnh Đắk Lắk đã ra quyết định khởi tố vụ án “Phá hoại chính sách đoàn kết” (xảy ra tại huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk) theo quy định tại Điều 116 Bộ luật Hình sự; khởi tố bị can đối với đối tượng A Ga (sống tại Mỹ) và khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với đối tượng Y Krếc Byă (thường gọi Ama Guôn, sinh năm 1978, ở buôn K’nia 2, xã Ea Bar, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk).

Y Krếc Byă từng bị xử phạt 8 năm tù về tội “Phá hoại chính sách đoàn kết” và ra tù vào năm 2012, sau đó phía công an cho rằng năm 2013 Y Krếc lại tiếp tục tham gia hoạt động cơ sở ngầm FULRO và bị cơ quan công an phát hiện…

Khi Y Krếc Byă bị bắt giam hồi đầu tháng tư năm nay, lý lịch ghi chức danh về chính trị là Phó Giáo Hội Trưởng Hội thánh Tin lành đấng Christ Tây Nguyên – CHPC.

Đến năm 2004, dịp Lễ Phục Sinh ngày 10–11 tháng 4 năm 2004, Tây nguyên xảy ra một bạo loạn với quy mô rất lớn khoảng hàng ngàn đồng bào người dân tộc thiểu số gồm người già, thanh niên và trẻ em nam nữ thuộc các thôn của 39 xã của 17 huyện tại các tỉnh Đắk Lắk, Gia Lai và Đắk Nông, đã dùng hơn 350 máy cày, máy kéo và hàng trăm xe máy, mang theo hung khí, gậy gộc và đá… kéo đến các địa điểm trung tâm của các địa phương…

Ngày 14-4-2008 tại Chư Sê, hàng trăm người Thượng biểu tình đòi đất và quyền thờ tự cũng như thả 300 người sắc tộc bị cầm tù từ năm 2001 đến năm 2004.

Xem ra lần này đại ngàn Tây nguyên lại bước vào giai đoạn mới của “bạo loạn chính trị” phiên bản đời sống khốn khó hậu dịch Covid-19.


CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (1)
  • comment-avatar
    Nguyễn Hồng Anh 11 months

    Rồi ông Tổng Trọng sẽ thỏ thẻ với đảng viên của ông ta trong mấy ngày tới: “Mình phải như thế nào cho nên mới có chuyện người dân bức xúc như thế chứ!”
    Còn đảng viên csVN “như thế nào” thì chắc ông Tổng Trọng cùng nhóm lãnh đạo của Đảng không dám nêu ra đúng như bản chất thật, bởi vì đó là cửa tử của Đảng.
    Còn theo thông tin mà tôi thu nhận được từ các tầng lớp nhân dân thì người dân coi đảng viên và Đảng csVN là phường tham quyền – háo danh – ăn bẩn.
    Về phương diện “ăn bẩn” của đảng viên csVN thì chính một nữ đảng viên cao cấp của Đảng đã phải thốt lên: “Chúng ăn không từ thứ gì của dân”. Vâng, đó là thực tế! Đừng nói chi đến chuyện đảng viên csVN ăn cho đến cái lai quần rách của dân, mà đảng viên csVN còn hè nhau đè dân ra bòn rút bằng cách ngoái cứt mũi và ngoái đàm từ cổ họng để kiếm tiền nữa kia mà.
    Thì chuyện “Tức nước vỡ bờ” là việc tự nhiên phải xảy ra thôi. Có phải người dân đã gióng chuông gọi hồn Đảng trở về địa ngục!