VNTB – Thiệt hại tinh thần của “bị hại” Trần Ngọc Thảo trong vụ án “Tịnh thất Bồng Lai”?

VNTB – Thiệt hại tinh thần của “bị hại” Trần Ngọc Thảo trong vụ án “Tịnh thất Bồng Lai”?

Hoài Nguyễn

 

(VNTB) – Là tu sĩ Phật giáo, một khi đã “tứ đại giai không” thì có lẽ tu sĩ Thích Nhật Từ -Trần Ngọc Thảo khi “bị hại”, chủ yếu sẽ là “tinh thần”.

 

Theo quy định tại Điều 62 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 về bị hại thì “Bị hại là cá nhân trực tiếp bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản hoặc là cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về tài sản, uy tín do tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra”.

Ông Trần Ngọc Thảo, tu sĩ Phật giáo, pháp danh Thích Nhật Từ, trụ trì chùa Giác Ngộ, quận 10, TP.HCM được cho là “bị hại” trong vụ án được quen gọi là “Tịnh thất Bồng Lai”, hay “Thiền Am Bên Bờ Vũ Trụ”.

Động cơ nào để làm hại một tu sĩ Phật giáo

Theo như quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, bị hại có các đặc điểm sau đây: Thứ nhất, về chủ thể bị hại bao gồm là cá nhân, pháp nhân, tổ chức; Thứ hai, thiệt hại do tội phạm gây ra được phân chia bao gồm: Cá nhân trực tiếp bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản, hoặc là cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về tài sản, uy tín. Tuy nhiên, cần lưu ý là hậu quả của sự thiệt hại không phải là điều kiện bắt buộc trong tất cả các trường hợp;

Thứ ba, thiệt hại của bị hại phải là đối tượng tác động của tội phạm, tức là phải có mối liên hệ nhân quả giữa hành vi phạm tội với hậu quả gây ra cho bị hại. Đây là điều kiện quan trọng để phân biệt giữa bị hại và nguyên đơn dân sự hay các đương sự khác trong vụ án hình sự; Thứ tư, công dân, cơ quan, tổ chức bị thiệt hại chỉ được tham gia tố tụng với tư cách là bị hại khi và chỉ khi được cơ quan tiến hành tố tụng công nhận.

Trong vụ án “Tịnh thất Bồng Lai”, cáo trạng cho biết chỉ có một bị hại là cá nhân trực tiếp là ông Trần Ngọc Thảo, một tu sĩ được tôn xưng Thượng tọa, trụ trì chùa Giác Ngộ.

Hồ sơ vụ án cho biết, vào ngày 24-11-2021, ông Trần Ngọc Thảo, pháp danh Thượng tọa Thích Nhật Từ, Ủy viên Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Phó ban Phật giáo Quốc tế và trụ trì chùa Giác Ngộ, làm đơn tố giác ông Lê Tùng Vân và Hoàn Nguyên vì có lời nói xúc phạm cá nhân ông Thảo.

Theo tố cáo của ông Thảo, nội dung nhiều video, clip do ông Vân và Hoàn Nguyên mang nội dung “báng bổ Đức Phật” và các hành vi về dấu hiệu vi phạm pháp luật.

Ngay sau khi nhận được đơn tố giác tội phạm của ông Thảo, ngày 14-12-2021, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Đức Hòa, tỉnh Long An tổ chức lập biên bản tiếp nhận nguồn tin về tội phạm từ ông Thảo.

Đến ngày 25-11-2021, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Long An, mà đại diện là Hòa thượng Thích Minh Thiện (thế danh Trương Ngọc Toàn), Trưởng Ban trị sự đã có văn bản về việc tố cáo những sai phạm tại hộ bà Cao Thị Cúc về dấu hiệu hành vi “Lừa đảo – xúc phạm Phật giáo và trục lợi phi pháp”. Ngày 20-12-2021, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Đức Hòa, tỉnh Long An lập biên bản tiếp nhận tiếp nhận nguồn tin này.

Thiệt hại cụ thể trong tư cách bị hại của tu sĩ Thích Nhật Từ?

Như vậy ở đây rõ ràng là chỉ xác định được mỗi cá nhân ông Trần Ngọc Thảo là “bị hại trực tiếp”, và là một tu sĩ Phật giáo tứ đại giai không, nên về nguyên tắc, ông Thảo không có thiệt hại vật chất. Vậy thì cụ thể thiệt hại tinh thần ở đây của tu sĩ Thích Nhật Từ là gì nếu vẫn hiểu theo “tứ đại giai không” của Phật giáo?

“Tứ đại giai không” hiểu theo nghĩa dân dã, thì đó là: “Chúng sanh thường chấp sắc thân này là ta, tâm thức có hiểu biết, có buồn giận thương vui là ta. Nhưng thật ra, sắc thân này giả dối. Ngày kia khi chết đi nó sẽ tan về với đất bụi, nên thân tứ đại không phải là ta”.

Nếu hiểu theo nghĩa hết sức dung dị đó, cho thấy về nguyên tắc thì tu sĩ được tôn xưng Thượng tọa Thích Nhật Từ, không bị thiệt hại vật chất lẫn tinh thần trong vụ án “Tịnh thất Bồng Lai”.

Có lẽ lựa chọn khôn ngoan nhất lúc này là bị hại Trần Ngọc Thảo/ Thích Nhật Từ và đại diện của vị tu sĩ chức sắc có phẩm trật này cần thiết sử dụng quyền rút yêu cầu khởi tố trước khi mở phiên toà.

Cụ thể hơn, mặc dù Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 không quy định cụ thể việc rút yêu cầu khởi tố phải “trước ngày mở phiên tòa sơ thẩm” nữa, nhưng không có nghĩa người yêu cầu khởi tố rút bất cứ giai đoạn nào cũng dẫn đến đình chỉ, mà chỉ rút trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm mới dẫn đến đình chỉ điều tra hoặc đình chỉ vụ án.

Nghiên cứu các điều luật liên quan đến đình chỉ vụ án thấy tại các Điều 230 Bộ luật tố tụng hình sự về đình chỉ điều tra; Điều 248 về đình chỉ vụ án trong giai đoạn truy tố và Điều 282 về đình chỉ vụ án trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, thì đều có căn cứ đình chỉ theo quy định tại “khoản 2 Điều 155”. Như vậy, có thể thấy nếu người yêu cầu khởi tố rút yêu cầu khởi tố tại giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm thì vụ án được đình chỉ.


CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)