VNTB – Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng muốn cơ cấu lại bộ sậu?

VNTB – Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng muốn cơ cấu lại bộ sậu?

Lynn Huỳnh

 

(VNTB) – “Nhạy cảm” về vấn đề gì, đó là thắc mắc có lẽ không chỉ của đảng viên, mà còn là với những ai quan tâm đến hiện tình đất nước.

 

Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhấn mạnh “Hội nghị Trung ương lần này xem xét, quyết định nhiều vấn đề trọng đại, phức tạp, nhạy cảm, có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII từ nay đến hết nhiệm kỳ”.

Đây là lần hội nghị thứ 8 tính từ đầu khóa XIII đến giờ.

Quan sát bài diễn văn khai mạc của Tổng bí thư cho thấy “phức tạp, nhạy cảm” ở đây là việc ai sẽ thay thế ông ở nhiệm kỳ tới, dĩ nhiên kéo theo đó là bộ sậu tương ứng.

Khi diễn văn đọc tại đoạn “Về quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương khóa XIV”, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhắc lại rằng “Đảng ta luôn xác định cán bộ, nhất là cán bộ cấp chiến lược, là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và chế độ.

Công tác cán bộ được coi là khâu then chốt trong toàn bộ công tác xây dựng Đảng. Trong công tác cán bộ, việc quy hoạch cán bộ là khâu mở đầu, có ý nghĩa quan trọng, là cơ sở để làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng, điều động, bổ nhiệm, sử dụng cán bộ (…).

Thời gian qua, trên cơ sở phát hiện, giới thiệu của các cấp ủy, tổ chức đảng trong toàn hệ thống chính trị, Ban Chỉ đạo xây dựng quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư khóa XIV, nhiệm kỳ 2026 – 2031 đã khẩn trương, nghiêm túc phối hợp với các cơ quan chức năng ở Trung ương rà soát, thẩm định, báo cáo Bộ Chính trị xem xét, cho định hướng hoàn thiện thêm một bước dự kiến quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV để trình Trung ương xem xét, cho ý kiến tại hội nghị lần này.

Đề nghị các đồng chí phát huy cao độ tinh thần trách nhiệm, thật sự khách quan, công tâm, thể hiện chính kiến của mình đối với Tờ trình và dự kiến Quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV” – Tổng bí thư kêu gọi.

Những ý tứ của Tổng bí thư có vẻ trùng lắp với hai tuyên bố để đời lúc giữ cương vị Thường trực Ban Bí thư của ông Trần Quốc Vượng tại Hội nghị toàn quốc đánh giá kết quả công tác tổ chức xây dựng Đảng năm 2019, triển khai nhiệm vụ năm 2020:

“Cơ đồ ta xây dựng 75 năm nay sụp đổ hay không cũng do chúng ta thôi, chẳng phải do kẻ thù đâu. Chẳng ai xâm lược mình, chẳng ai mang máy bay, đại bác đến xâm lược, lật đổ chúng ta đâu. Ta không làm tốt thì tự ta lật đổ ta thôi” – “Kiên quyết loại những người không đủ tiêu chuẩn, không để lọt vào khóa mới. Rút kinh nghiệm vừa rồi có những người không đủ tiêu chuẩn sau đó phải xử lý”.

Kết quả thì cuối cùng người bị loại sau đó được Đảng gọi tên là Trần Quốc Vượng vì… tuổi tác. Ông sinh năm 1953, kém người đứng đầu Đảng 11 tuổi.

Bàn luận bên lề rằng liệu vấn đề nào là trong nhóm “nhạy cảm” mà Tổng bí thư muốn nói đến, ý kiến của một luật sư rằng “nhạy cảm” sẽ còn dài dài trong sự ngờ vực lẫn nhau; và cũng còn vì một phần nguyên nhân là do hệ thống hành chính của Việt Nam bị chính trị hóa quá mạnh. Nó không hành động theo các tiêu chuẩn quản trị công mà theo áp lực chính trị, áp lực dư luận nhiều hơn. Điều đó cũng có cái hay là đôi lúc vấn đề được giải quyết rất nhanh, nhưng cái dở là sự thiếu ổn định của pháp luật và môi trường đời sống chung.

Thế thì có nghĩ đến giải pháp gì không?

“Bản thân lãnh đạo cũng thích như vậy, vì quyền lực của họ mạnh hơn. Ở Việt Nam cũng có một số người kêu gọi cần có sự độc lập nhất định giữa hành chính và chính trị, nhưng có vẻ như xu hướng chính trị hóa ngày càng thắng thế” – vị luật sư ‘không đảng viên’ đã đưa ra nhận định vậy.


 

CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)