Việt Nam Thời Báo

VNTB – Trung Quốc vũ khí hoá “toàn cầu hoá”

Khánh An dịch 

 

(VNTB) – Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã biến quan hệ toàn cầu thành công cụ của riêng mình.

 

Đại dịch COVID-19 làm dấy lên kêu gọi xem xét lại quan hệ với Trung Quốc ở nhiều quốc gia. Ở những nơi như Úc và Cộng hòa Séc, những lời kêu gọi này dựa trên một nghi ngờ từ trước, những người tham gia kết nối với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) sẽ can thiệp vào tiến trình chính trị dân chủ theo diện “giấu diếm, ép buộc hoặc mua chuộc.

Báo cáo gần đây của Liên minh bảo vệ nền dân chủ tại quỹ Marshall, chỉ ra sự can thiệp từ Trung Quốc khác với các chủ thể độc đoán như Nga. Báo cáo cho thấy sự can thiệp của ĐCSTQ vào các quốc gia dân chủ có năm yếu tố ràng buộc lẫn nhau.

ĐCSTQ sử dụng toàn cầu hoá làm động cơ để thúc đẩy bá quyền của Bắc Kinh và định vị ĐCSTQ theo hướng “trung tâm thế giới”.

ĐCSTQ coi toàn cầu hóa là một trong những động lực chính của sự trỗi dậy: Trung Quốc cần tiếp tục tăng cường mối quan hệ với thế giới thông qua thương mại và công nghệ. Chủ đề này là nhất quán trong các bài phát biểu và bài viết của các nhà lãnh đạo.

Trong nhiều năm qua, Hoa Kỳ và các nước khác đã khuyến khích Trung Quốc hòa nhập với các khu vực khác trên thế giới với hy vọng ĐCSTQ sẽ trở thành một “thành viên có trách nhiệm” trong cộng đồng quốc tế. Trong trường hợp này, sự chấp nhận toàn cầu hóa của ĐCSTQ được coi là bằng chứng cho mong muốn cải tổ và trở nên “giống” với thế giới tự do hơn. Nhưng điều này đã không xảy ra – về mặt chính trị. Ngược lại, khi Trung Quốc giàu lên và quyền lực của Bắc Kinh gia tăng, việc thực thi quyền lực của ĐCSTQ với thế giới bên ngoài ngày càng giống với cấu trúc sử dụng trong nội địa: cưỡng bức và xúi giục.

Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo cấp cao khác của ĐCSTQ đều đặt vào sự trẻ hoá quốc gia và lãnh đạo toàn cầu, qua cách họ gọi là “sự hồi sinh vĩ đại không thể tránh khỏi của Trung Quốc”. Để duy trì tiến bộ của Trung Quốc trong việc đạt được những mục tiêu này, ĐCSTQ sẽ phải tiếp tục “tập hợp bạn bè, cô lập và tấn công kẻ thù của chúng ta” – trích dẫn mô tả đáng nhớ của Đặng Tiểu Bình về cách ĐCSTQ nắm giữ quyền lực ở cấp quốc gia.

“Bạn bè” và “kẻ thù” của Bắc Kinh không chỉ là đồng minh và đối thủ ở cấp quốc gia, mà còn là đồng minh và đối thủ ở cấp quốc tế thông qua, doanh nghiệp và tổ chức và các cơ quan.

ĐCSTQ tin rằng sự hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng với phần còn lại của thế giới sẽ cung cấp nhiều sức mạnh hơn cho bộ công cụ vốn đã mạnh, được sử dụng để “thưởng” cho bạn bè và “tấn công” kẻ thù. Do vậy, việc hiểu nhóm công cụ này giúp chúng ta phác thảo về hình thức toàn cầu hóa do ĐCSTQ dẫn đầu.

Vũ khí hoá nền kinh tế Trung Quốc

Nếu không có vị trí trung tâm trong dòng chảy hàng hóa và dịch vụ toàn cầu, Trung Quốc sẽ không có bất kỳ cách nào để định hình chính trị thế giới. Tiền là công cụ mạnh nhất để đạt được mục tiêu này và “khen thưởng” sự tuân thủ.

Các nhà nghiên cứu tại Viện Lowy phát hiện ra rằng vào năm 2001, hơn 80% các quốc gia có khối lượng giao dịch thương mại với Hoa Kỳ so với Trung Quốc. Tuy nhiên, vào năm 2018, con số này hầu như giảm xuống 30% và với 2/3 giao dịch thương mại với Trung Quốc đã vượt qua giao dịch với Hoa Kỳ. Năm 2001 là năm Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới. Tổ chức Thương mại Thế giới là một trong những tổ chức quốc tế lớn đứng sau toàn cầu hóa kinh tế.

ĐCSTQ đã tăng cường sử dụng vũ khí là quan hệ thương mại với tốc độ đáng báo động.

Năm 2010, sau khi Ủy ban Na Uy trao giải Nobel Hòa bình cho Lưu Hiểu Ba, người soạn thảo Hiến chương 08 kêu gọi dân chủ đa đảng và tôn trọng nhân quyền ở Trung Quốc. Chính quyền Trung Quốc đã cấm nhập khẩu cá hồi Na Uy trong bảy năm. Vụ việc gây chú ý vì Ủy ban Nobel đưa ra quyết định không phải là một cơ quan chính phủ nhưng chính phủ Na Uy và các công ty đã bị trừng phạt vì Bắc Kinh.

Hình thức trừng phạt này là một đặc điểm chung của các cuộc tấn công vào nhóm mà Bắc Kinh gọi là kẻ thù và được thiết kế để khuyến khích [các chủ thể] tự kiểm duyệt tập thể.

Một ví dụ khác, vào tháng 10 năm 2019, Tổng giám đốc đội bóng rổ Houston Rocket, ông Daryl Morey, đã chuyển tiếp một dòng tweet thể hiện sự ủng hộ cho phong trào phản kháng dân chủ ở Hồng Kông. Kết quả sau đó đã ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động kinh doanh NBA của Trung Quốc: NBA biến mất khỏi truyền hình Trung Quốc và hàng hóa NBA bị rút khỏi các sàn mua bán điện tử. Chính phủ Trung Quốc gây sức ép yêu cầu giải đấu sa thải Morey. Mặc dù sự tức giận này đã lắng xuống, Ủy viên NBA Adam Silver ước tính thiệt hại kinh tế từ sự cố này lên đến hàng trăm triệu USD.

Mặc dù NBA bảo vệ quyền tự do ngôn luận hơn sau khi bị các chính trị gia Hoa Kỳ chỉ trích nặng nề, thông điệp của Trung Quốc dường như vẫn được chấp nhận. Kể từ sau sự cố, không có cầu thủ, chủ sở hữu hay quan chức NBA nào công khai lên tiếng ủng hộ người biểu tình Hồng Kông.

Từ nay, các chính phủ và các công ty trên khắp thế giới biết rằng nếu họ khiến Trung Quốc mích lòng, ĐCSTQ sẽ nắm thốp của họ, buộc họ lựa chọn: im lặng, tôn kính [Bắc Kinh] và nhận được phần thưởng.

Cố gắng dẫn dắt cuộc đối thoại toàn cầu về Trung Quốc

Khi ĐCSTQ vũ khí hoá các mối quan hệ kinh tế, thường là hình phạt hoặc phần thưởng cho việc nói về Trung Quốc theo một cách cụ thể nào đó. Với cách này, ĐCSTQ nhào nặn các quan điểm của các chủ thể nước ngoài theo hướng phô bày hình ảnh Trung Quốc như là một đối tác thân thiện của hợp tác toàn cầu, và loại bỏ những thông điệp khiến Bắc Kinh trở nên mờ nhạt. Tập Cận Bình gọi quá trình này là “đưa người nước ngoài và người Trung Quốc lại gần nhau hơn” và mô tả nó là một quá trình tích cực đưa quan điểm nước ngoài vào trong lòng quan điểm của ĐCSTQ (hội tụ quan điểm).

Ví dụ về quá trình “hội tụ” này, Hollywood là một trường hợp điển hình.

Năm 1997, hãng phim Hoa Kỳ đã phát hành bộ phim “Bảy năm ở Tây Tạng (Seven Years in Tibet)”, miêu tả “luật lệ hà khắc” mà Bắc Kinh áp đặt tại Tây Tạng trong bộ phim. ĐCSTQ sau đó tạm dừng phân phối nội địa tất cả các bộ phim của hãng Hollywood và nói rằng những bộ phim kiểu này sẽ gây nguy hiểm cho hoạt động của các công ty nước ngoài tại Trung Quốc, bao gồm công viên giải trí Disney dự kiến ​​được xây dựng tại Thượng Hải.

Disney đã nhờ Henry Kissinger để giải quyết vấn đề với Bắc Kinh. Và kể từ thời điểm đó trở đi, không có bất kỳ bộ phim điện ảnh nào của Hoa Kỳ mô tả tiêu cực về Trung Quốc.

Những bộ phim như bản làm lại của “Bình minh đỏ” đã được viết lại để biến Triều Tiên (không phải Bắc Kinh) trở thành kẻ thù tiềm năng. Hay, như nhóm phim như “Người về từ sao hoả (The martian), Ngày độc lập: Tái chiến (Independence Day: resurgence), và Không trọng lực (Gravity)”, cho thấy một hình ảnh Trung Quốc tích cực với cộng đồng quốc tế.

Liệu hãng phim nào có thể từ chối sự quyến rũ của Bắc Kinh khi doanh thu phần lớn đến từ quốc gia này? Avengers: Endgame kiếm được khoảng 1/4 doanh thu toàn cầu tại thị trường Trung Quốc, tương ứng 2,8 tỷ USD.

Những thành quả từ việc Trung Quốc “uốn nắn” các doanh nghiệp và quốc gia trên toàn cầu có thể khiến các nhà lãnh đạo Liên Xô ghen tị.

Dựa vào tầng lớp tinh hoa ngoài đảng

ĐCSTQ duy trì một chính phủ độc đảng với dân số hơn 1,3 tỷ người bằng hình thức nuôi dưỡng, chọn lọc và gò ép giới tinh hoa ngoài đảng vào trong “Mặt trận yêu nước thống nhất”. Nhiều nhà phân tích nghiên cứu sự kiểm soát độc đoán của các đảng chính trị cho thấy có xu hướng tập trung vào hệ thống kiểm duyệt và cưỡng chế.

Về mặt ĐCSTQ, những “người bạn” này là những người ưu tú không đảng phái nhưng, tôn trọng sự lãnh đạo chính trị của ĐCSTQ và “kẻ thù” là những người thách thức quyền lực cai trị của đảng. Bằng cách đoàn kết những “người bạn” này, cả nhóm sẽ tách rẽ kẻ thù và buộc kẻ thù tiềm năng trong giới tinh hoa phải xem xét lại cái giá phải trả nếu kháng cự.

Điều này cũng áp dụng tương tự đối với các quốc gia khác.

ĐCSTQ đặc biệt nhắm giới tinh hoa đặc biệt khác bao gồm các công ty tư nhân lớn, doanh nhân, trí thức và học giả. Sự làm chủ của ĐCSTQ về toàn cầu hóa đã cho phép tất cả những “người bạn” trung gian này đóng vai trò ngày càng tăng trên toàn cầu. Nhiều người trong số này đã can thiệp vào chính trị của các quốc gia như Úc và New Zealand theo cách có lợi cho Bắc Kinh.

Huawei chứng minh cách tiếp cận toàn cầu hóa của ĐCSTQ rõ ràng trong vấn đề này. Trong vòng chưa đầy 20 năm, Huawei có quan hệ chặt chẽ với ĐCSTQ và trở thành nhà cung cấp mạng 4G và 5G lớn nhất thế giới, nhà cung cấp điện thoại thông minh lớn thứ hai và là doanh nghiệp tham gia tích cực vào các tổ chức tiêu chuẩn toàn cầu.

Ngày nay sự hiện diện của Huawei ở nước ngoài bị cáo buộc là hỗ trợ tình báo của Trung Quốc ở châu Âu và châu Phi.

ĐCSTQ cũng dành “phần thưởng” cho giới thượng lưu nước ngoài thân thiện. Các doanh nhân và chính trị gia nước ngoài quan trọng có thể thấy rằng tuyên bố của họ khuyến khích tăng cường quan hệ thương mại với Trung Quốc sẽ giúp họ có được nhiều cơ hội kinh doanh hoặc có được vị trí có lợi trong ban giám đốc của các công ty Trung Quốc. Khi làm như vậy, ĐCSTQ đã thành công trong sử dụng công khai các tiếng nói đáng tin cậy ở các xã hội trở thành “loa tuyên truyền” để kêu gọi hợp tác kinh tế sâu sắc hơn [với Trung Quốc].

Các quốc gia độc tài khác như Nga có các công cụ tương tự. Nhưng nguồn tài chính không dồi dào như Bắc Kinh đã khiến hiệu quả thu lại của Nga không hiệu quả bằng.

Dựa vào lớp người Trung Quốc di cư

Kể từ khi mở cửa ra thế giới bên ngoài vào năm 1978, ĐCSTQ đã nỗ lực hết sức để tận dụng người Hoa hải ngoại trên thế giới. Bắc Kinh áp dụng phương pháp quen thuộc là “thưởng” cho bạn bè và “trừng phạt” kẻ thù. Những chính sách này xuất phát từ chủ nghĩa Hoa Hạ.

Một vị tướng Trung Quốc nói với một thành viên gốc Hoa thuộc Lực lượng Vũ trang Hoa Kỳ: “Máu đặc hơn nước. Máu Trung Quốc chảy qua bạn. Bạn biết chúng tôi, và bạn biết rằng dù bạn mang theo lá cờ nào, bạn vẫn là người Trung Quốc.”

ĐCSTQ kêu gọi đoàn kết chủng tộc dựa trên những tính toán tàn nhẫn về tính hữu dụng của người di cư rải rác trên khắp thế giới.

Quan chức cấp cao bị buộc tội tiếp cận cộng đồng đã viết, “Lợi ích thực sự của đối với mối quan hệ với Hoa kiều không nằm ở bản thân họ, mà ở dạng sử dụng lợi ích lồ từ mối quan hệ này.” [“…. lợi thế ở tài chính, công nghệ và nguồn nhân lực…”]

ĐCSTQ cố gắng khai thác những người nhập cư Trung Quốc giàu có để gây ảnh hưởng đến chính trị của các quốc gia như Úc và New Zealand.

Tích hợp các chuẩn mực độc đoán

ĐCSTQ có dự định định hình lại các tiêu chuẩn toàn cầu để làm cho thế giới trở nên “an toàn cho những kẻ độc tài” đã gây ra cuộc tranh luận rộng rãi.

Tuy nhiên, không có nghi ngờ rằng ĐCSTQ và các đặc vụ của ĐCSTQ có sự hiện diện ngày càng tăng trong chảy toàn cầu về hàng hóa, dịch vụ và vốn. Khuyến khích giới thượng lưu ở các quốc gia khác hành động theo những cách ngày càng độc đoán.

Một ví dụ điển hình là hỗ trợ tài chính cho giới thượng lưu là chính trị gia.

Đầu năm 2019, Tạp chí Phố Wall đăng tải nội dung cho thấy sự đồng ý của Tập Cận Bình đối với lời đề nghị đầy tham nhũng của chính phủ Malaysia vào năm 2016. Theo đó các ngân hàng Trung Quốc rót hàng tỷ USD để bổ sung cho quỹ 1MDB của Malaysia. Đổi lại, chính phủ Malaysia sẽ ký một dự án cơ sở hạ tầng trị giá hàng chục tỷ USD (Sáng kiến Vành đai và con đường). Mặc dù những nỗ lực này đã bị gián đoạn bởi chiến thắng bất ngờ của Liên minh Dân chủ trong cuộc bầu cử ở Malaysia và các vụ truy tố sau đó đối với Thủ tướng Razak nhưng qua đó cho thấy rõ rằng toàn cầu hóa theo kiểu ĐCSTQ đã trở thành một “nhà độc tài” trên khắp thế giới.

Ngoài ra, sự coi thường các quyền tự do dân sự của doanh nghiệp Trung Quốc cũng khuyến khích chế độ độc tài. Ví dụ, tại Ecuador, các quan chức đã ký hợp đồng với nhà cung cấp công nghệ giám sát Trung Quốc Hikvision để thiết lập một hệ thống giám sát toàn quốc, được sử dụng để theo dõi và đe dọa các đối thủ chính trị. Venezuela đã yêu cầu một công ty công nghệ nhà nước khác của Trung Quốc, ZTE, thiết lập một cơ sở dữ liệu công dân quốc gia toàn diện. Thông tin công dân sau đó được liên kết với một thẻ ID điện tử, được sử dụng để từ chối các nhà bất đồng chính trị truy cập vào các dịch vụ công.

Toàn cầu hóa với đặc điểm của đảng chính trị

Các trường hợp được đề cập ở trên chỉ là một phần nhỏ trong nhóm hành vi đối ngoại của nhà nước Trung Quốc hoặc các cơ sở bên ngoài của nó. Do đó, Hoa Kỳ và các nền dân chủ khác nên xem xét các điểm sau đây khi xây dựng các chính sách chung trong hiện tại và tương lai với Trung Quốc:

Sự kết hợp của các yếu tố này là một trong những lý do tại sao một số thành viên của chính phủ Hoa Kỳ hiện tại khăng khăng đòi tách nền kinh tế ra khỏi nền kinh tế Trung Quốc, để ĐCSTQ mất quyền kiểm soát.

Những người ủng hộ phương cách này thực tế hơn những người phản đối. Theo một nghĩa nào đó, họ ít nhất cố gắng chống lại ảnh hưởng địa chính trị của Trung Quốc, quyết tâm sử dụng toàn cầu hóa để thúc đẩy chủ nghĩa độc đoán.

Các nhà hoạch định chính sách trong một thế giới dân chủ muốn đạt được lợi ích của tự do và lợi ích của hội nhập kinh tế toàn cầu phải bắt đầu làm việc cùng nhau để cung cấp một con đường trung gian.

Chính phủ Anh gần đây đề xuất về việc thành lập một câu lạc bộ gồm 10 quốc gia dân chủ sẽ cung cấp một khởi đầu đầy hứa hẹn cho sự thay thế Huawei 5G. Điều này bảo vệ phần tốt nhất của hệ thống toàn cầu hóa – phần bảo vệ phẩm giá con người bằng cách cho phép sự sáng tạo và hợp tác giữa con người cho sự phát triển.

 

*Matt Schrader là một nhà nghiên cứu, Capitol Hill và là tác giả của cuốn sách gần đây “Friends and Enemies: A Framework for Understanding Chinese Political Interference in Democratic Countries.”

 

Nguồn: https://foreignpolicy.com/2020/06/05/china-globalization-weaponizing-trade-communist-party

Tin bài liên quan:

VNTB – Các quốc gia dân chủ không nên tham gia Thế vận hội Bắc Kinh 2022

Phan Thanh Hung

VNTB – Từ Mao đến Tập: Trung Quốc phải trả giá cho những gì đã gây ra

Phan Thanh Hung

VNTB – Trung Quốc bất trị?

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.