VNTB – Uỷ ban Bảo vệ Ký giả (CPJ) yêu cầu Việt Nam trả tự do cho Nhà báo độc lập Lê Văn Dũng

VNTB – Uỷ ban Bảo vệ Ký giả (CPJ) yêu cầu Việt Nam trả tự do cho Nhà báo độc lập Lê Văn Dũng

Bangkok, ngày 12 tháng 7 năm 2021 – Nhà chức trách Việt Nam nên trả tự do ngay lập tức cho nhà báo Lê Văn Dũng và hủy bỏ mọi cáo buộc đối với ông, Ủy ban Bảo vệ Nhà báo cho biết hôm nay.

Vào ngày 30 tháng 6, công an đã bắt giữ ông Lê Văn Dũng, nhà báo tự do điều hành Chấn hưng Nước Việt, một trang Facebook và YouTube bàn luận về các vấn đề chính trị, xã hội và bị cáo buộc tham nhũng. Ông Dũng bị bắt tại nhà một người họ hàng ở ngoại thành Hà Nội, tin tức cho biết.

Nhà chức trách đã ban hành một lệnh truy nã bị can đối với ông Lê Văn Dũng vào cuối tháng Năm do bị nghi ngờ vi phạm Điều 117 Bộ Luật hình sự với cáo buộc “làm, tàng trữ, phân phối hoặc truyền bá” tin tức hoặc thông tin chống lại nhà nước.

Ông Dũng đã lẩn trốn kể từ khi lệnh được ban hành, VOA đưa tin. Nếu bị buộc tội và bị kết tội theo Điều 117 ông Dũng có thể phải đối mặt với mức án 20 năm tù.

Nhà chức trách Việt Nam nên trả tự do ngay lập tức cho nhà báo Lê Văn Dũng, hủy bỏ mọi cáo buộc và ngừng sử dụng luật chống phá nhà nước để đe dọa các nhà báo ”, Shawn Crispin, đại diện cấp cao Đông Nam Á của CPJ nói. “Việt Nam phải chấm dứt việc đối xử với các phóng viên độc lập như tội phạm, và nên đảm bảo rằng không có nhà báo nào phải ngồi tù vì công việc của họ”.

Trên kênh Chấn hưng Nước Việt, ông Dũng đưa tin về các cáo buộc tham nhũng, tranh chấp đất đai và quan hệ Việt Nam – Trung Quốc. Chấn Hưng Nước Việt phất hành trên nhiều trang Facebook, gồm một trang có hơn 12.000 người theo dõi và một trang khác đã được đặt ở chế độ riêng tư hoặc bị xóa. Ông Dũng cũng đăng video trên Kênh Youtube Lê Dũng Vova Official, có 88 người đăng ký.

Thông tấn xã Việt Nam cáo buộc  video của ông Dũng “xuyên tạc, bôi nhọ chính quyền và lãnh đạo các địa phương”. Bộ Công an, nơi mà Thông tấn xã Việt Nam cho biết đang xử lý vụ việc của Dũng, đã không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận qua email của CPJ.

Ngoài ra, Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam đang soạn thảo các quy định mới yêu cầu người dùng mạng xã hội bao gồm các nhà báo có trên 10.000 người theo dõi phải đăng ký và xin phép cơ quan chức năng để phát trực tiếp trên nền tảng của họ.

Dự thảo nghị định được xây dựng dựa trên Nghị định 72, về việc hạn chế lớn việc sử dụng phương tiện truyền thông xã hội để phổ biến tin tức nhằm hạn chế cụ thể phát trực tiếp hơn trên các nền tảng như Facebook, YouTube, Twitter và Instagram.

Nguồn: CPJ

 


 

CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)