Việt Nam Thời Báo

VNTB – Vài nét chấm phá từ cuộc đời tôi (bis 21)  

Ngụy Hữu Tâm

 

Kỷ niệm của tôi ở tư cách là Moritzburger và những vấn đề liên quan.

 

Tôi viết những dòng này vào những ngày giáp Tết Âm lịch. Còn ít ngày nữa đã là Tết, nhưng sẽ là cái Tết không vui dù người Việt Nam chúng ta vẫn mang thói quen hay nói‚vui như Tết’. 

Cuốn sách mới xuất bản đáng được giới thiệu là cuốn.          

Lại nói, bài cuối của cuốn hồi ký tôi vừa viết đề cập tới nhóm ba anh vật lý lý thuyết là PVThiều, NVLiễn, VCLập và thêm anh Đỗ Ngọc Quỳnh, địa vật lý. 

Hôm nay trước hết quay trở lại với cá nhân tôi sau ngày cưới 15.08.1971. Cô vợ đầu ĐH Sâm ít ngày sau đã đòi ly dị, tiên báo trước cho những sóng gió sau này. Viết đơn ly dị hẳn hoi, đòi chồng ký và hai người thậm chí đã cùng nhau ra Phố Lý Thường Kiệt, đến đứng trước Tòa Thượng thẩm nhiều giờ để tranh cãi, mãi sau cô nàng mới buông tha tôi.

Bây giờ nhớ lại thấy hết sức buồn cười, nhưng phải nói nguyên nhân, biết đâu chẳng là một kinh nghiệm nhỏ cho các bạn trẻ sắp bước vào đời. Tôi đánh giá, cả với bà vợ (hờ) thứ hai cũng vậy, ở Việt Nam ta, vốn có thời mẫu hệ, lại là đất nước có chiến tranh liên miên, nên người mẹ có ảnh hưởng rất nhiều đến việc giáo dục con cái, nhất là con gái, nên tính cách chính sau này sẽ mang dấu ấn đó. Kinh nghiệm cá nhân tôi cho thấy chỉ ở cô vợ ba tôi mới không bị vợ ‚chỉ huy’ nữa, mà thậm chí trái lại nữa cơ. Tại sao thế?

Dẫu ngày nay tình hình khác nhiều rồi, nhưng khi bắt đầu cuộc sống lứa đôi sẽ xuất hiện ngay những mâu thuẫn, ai mà chẳng muốn thắng? Tôi may mắn ở cuộc tình thứ ba này là vì gặp một bà mẹ (vợ) cực kỳ hiền, hết sức chăm lo con cái (và tất cả người thân nữa cơ, ai gặp lần đầu tiên cũng có nhận xét như thế), nên điều đó tất nhiên có ảnh hưởng đến con. Tôi từng nghe Sâm kể lại, khi bà đã đẻ 5 người con thì ‚cấm cửa’ ông chồng ngay, thời trước đó nước ta chưa có các phong trào ‚sinh đẻ kế hoạch’ và ‚ kế hoạch hóa gia đình’ do Tướng Giáp chỉ huy mà! Ông chồng phải răm rắp nghe theo. Ba bà con gái, kể cả cô út thật ghê, chỉ có ông rể đầu, anh ‚đồng hao’ hay ‚cọc chèo’ ĐN Dinh còn át được, chứ tôi và Quế đành chịu. Và hai ông em vợ đều hiền khô, thậm chí tới mức nhu mì, nhất là Dương, Biểu đỡ hơn, vì còn có lúc ‚cục’ vì thời nhỏ từng bị chấn thương não bộ. Thế mà ông Tính ngoài đời thì thật giỏi, làm đến chủ nhiệm một trong những hợp tác xã may mặc lớn nhất và có tiếng nhất thủ đô thời đó. Ở bà thứ hai cũng thế, tôi tuy ít tiếp xúc nhưng sau này cũng  nghe nói là bà D. cũng ghê gớm lắm, dẫu cụ NMT là người cực kỳ tài ba, hay là vì có tài như thế nên tốt nhất là nhịn vợ để cho yên cửa yên nhà?            

  Lại phải nói Sâm ghê gớm thật, cô từng bảo tôi „nghề ‚bán hoa’ cũng hay chứ nhỉ, biết được nhiều người đàn ông“.  Thế nên sau này khi sang Berlin, tôi biết cô có ‚quan hệ’ với nhiều đàn ông, thậm chí cả với Tây, và thậm chí những ngày đầu còn dám ‚cấm cửa’ mà tôi vẫn phải chịu. Sau này, khi tôi ở Algeria về phép về nhà khi cô đã có người tình mới rồi thì cũng làm động tác này ngay lập tức, phụ nữ uy quyền ghê! 

Còn cụ Tính, khi tôi tìm ra trong nhà có thư người tình của cô bên Berlin gửi về, mà là một ông bạn tôi (lẽ ra phải tránh ‚con thầy vợ bạn’ kia mà! nhà khảo cổ học này thì bất cần) thì cụ bảo: „Thôi con thông cảm lượng thứ cho nó, phụ nữ ấy mà, những chuyện như đóng hòm, đóng xiểng cần đến bàn tay đàn ông, không nhờ không được, mà cũng phải trả lại họ cái gì chứ“. Dĩ hòa vi quý đến thế là cùng, con xin chịu cụ ạ! Thôi trả bằng cách ấy là rẻ nhất!

Lẽ ra không cho vợ đi nước ngoài là tốt nhất, như một anh bạn tôi đã làm. Nhưng nhiều gia đình không đi không được, về chuyện cuộc sống người Việt, nhất là dân ‚xuất khẩu lao động’  những năm 80-90 đó ở các nước ‚anh em’ Đông Âu, trên tivi cũng đã có nhiều phim hay nói đến rồi, nhưng tôi sẽ kể sau, những gì chính mình tai nghe mắt thấy cơ. Chứ tivi thì lại bảo là những chuyện tưởng tượng của đạo diễn. Thế giới luôn luôn biến động, nhưng vào thời gian qua là quá ư ghê gớm, không chỉ trên bình diện chính trị mà hầu như về mọi mặt.

Viết đến đây thì có tin nhắn của một bạn báo tin giáo sư Nguyễn Văn Hiệu vừa từ trần tối hôm trước. Đối với tôi tin này thật đột ngột. Cách đây ít hôm tôi vẫn thấy GS Hiệu trên VHLKH&CNVN  tuy tránh  gặp vì chắc ông cũng chẳng thích gặp tôi. Ông vẫn khỏe mạnh, rất tỉnh táo, giọng vẫn sang sảng và vẫn tham gia vào các sự kiện của Viện, tuy lưng bị gù nhưng điều ấy không cản trở gì ông. Nhưng ngay từ khi có xung khắc giữa ông với anh H mà tôi đứng về phía anh thì ông hoàn toàn  thay đổi thái độ với tôi. Tôi cảm nhận điều ấy ngay và như ở trên vừa nói, trong gia đình tôi đang lục đục, tôi xin đi dạy Algeria mà ông đồng ý ngay, tôi phải cám ơn ông về điều đó, đấy là năm 1987. Năm sau thì tôi sang Đại học Constantine. Mãi đến 1995 tôi mới từ Paris trở về, ông cũng đồng ý ngay: „Anh về làm với anh Hưng“. Quá may cho tôi, bởi vì Hưng cùng lứa đại học với cậu em tôi nên chúng tôi rất biết và thân nhau, Hưng lại có thời gian dài cùng phòng, thậm chí cùng nhóm (chỉ có ba đại học và một nhân viên, mà sau này cũng tốt nghiệp ĐHBKHN và cũng từng đóng góp nhiều cho VVL, hai người cùng gia đình đã định cư nước ngoài) khi tôi là trưởng phòng nên anh em quá biết nhau, cho đến tận ngày hôm nay.    

Cho nên gọi GS Hiệu là ân nhân có lẽ cũng không quá. Nên cho phép tôi dành một hai trang nói về ông. Đài báo nhà nước chắc chắn nói nhiều vì ông có nhiều đóng góp cho nền khoa học và công nghệ Việt Nam cho đến những năm gần đây, cho nên tôi xin phép không nhắc lại làm gì mất thời gian bạn đọc, mà chỉ nhìn ông từ góc độ một nhân viên nhìn sếp của mình, đề bạn đọc trẻ thêm hiểu biết chúng tôi, và bạn bè cùng lứa, nếu thành công, may ra sẽ nhìn ông ở một góc độ khác chăng. Trước hết xin nhắc lại một chút lai lịch ông.        

GS Hiệu sinh năm 1938, chỉ hơn tôi 6 tuổi, bạn bè tôi cũng có những anh lứa đó nên phải nói là chẳng nhiều, thế nhưng ông gặp may hay chính xác là ông gặp thời. Xuất thân một gia đình nhà giáo đông con (bảy anh chị em) GS Hiệu lại là con trưởng nên ông hết sức nỗ lực học hành, và tất cả bảy anh chị em sau này nên người đều hoạt động trong ngành khoa học còn non trẻ của đất nước. Nói đến anh chị em GS Hiệu, giới khoa học Việt Nam ai mà chẳng biết? Năm 1954 giải phóng thủ đô, ông vừa tốt nghiệp phổ thông trung học, nên được vào trường Sư phạm khoa học, mới tiếp quản của Pháp, và hai năm sau, năm 1956, tốt nghiệp để trở thành giáo viên trẻ nhất (20 tuổi) của trường ĐHTHHN, trường ĐHTH đầu tiên của nước Việt Nam mới vừa mới mở. Thế nhưng nói trẻ tuổi tài năng thì lại phải nói đến NM Tường 22 tuổi đã có bằng 2 TS.

Tháng 10 năm 1960: Ông được cử đi nghiên cứu sinh tại Viện nghiên cứu hạt nhân DubnaLiên Xô, vào thời điểm đó  là rất trẻ. Để đến năm 1963, ông đã bảo vệ thành công luận án phó tiến sĩ (nay là tiến sĩ, tại  sao vậy, bởi lẽ lúc đó chúng ta dịch các từ đó từ tiếng Nga, mà Nga không theo châu Âu sau đại học là làm bằng TS, rồi TS khoa học hay Đức là habil để chứng minh khả năng giảng dạy đại học, mà làm bằng kandidat rồi mới sau là TS., thế nên hồi đó chúng tôi có câu nói đùa, „chỉ ngủ một đêm, sáng sau đã trở thành TS“ để chỉ sự kiện chuyển đổi từ cách gọi Nga sang cách gọi của thế giới nói chung). Thế nhưng tài ba là ở chỗ, chỉ một năm sau, năm 1964, ông đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ ngành Toán – Lý (nay là tiến sĩ khoa học).

Từ 1964 đến 1969: Ông là tổ trưởng tổ nghiên cứu tại Viện nghiên cứu hạt nhân Dubna, Liên Xô.

Năm 1968: Ông được công nhận chức danh giáo sư vật lý lý thuyết và vật lý toán của Viện Dubna và Đại học Tổng Hợp Lomonosov.

Từ năm 1969 đến 1993: Ông là Viện trưởng Viện Vật lý (Việt Nam), ủy viên Ủy ban khoa học và công nghệ nhà nước Việt Nam.

Tôi là người có thời gian chủ yếu làm ở VVL, chứ thời gian ở Viện Vật liệu là quá nhỏ so với khoảng thời gian trên nên xin phép không nói đến những khoảng thời gian ông làm những việc khác, mà thật sự tôi cũng chẳng biết, nhất là các chức vụ không phải ở VVL hay thuần túy chính trị. 

Nhớ đến GS Hiệu, tôi nhớ đến 4 nhà vật lý lớn Việt Nam gồm ông, các GS Cao Chi, Đào Vọng Đức, Đoàn Nhượng, mặc bộ đồ mùa đông màu tím than đặc trưng  cho Nga thời đó rất chăm đến đọc sách ở Thư viện Khoa học, còn có GS Nguyễn Quỳ, hiệu trưởng ĐHKTQS mà tôi còn rất thân quen từ thời gian anh học ở TU Dresden, rất nổi tiếng vì học giỏi, cũng có giúp tôi nhiều khi tôi làm luận án tốt nghiệp đại học, vì anh rất am tường các chất lân quang mà tôi đang làm về ZnS pha các đất hiếm.

Rồi sau này GS Hiệu được cử làm viện trưởng VVL, những buổi họp ông động viên chúng tôi thế nào, nói phải gửi bọn trẻ chúng tôi đi học những ông thày nổi tiếng nhất thế giới, ở những viện hiện đại nhất thế giới thì mới hy vọng Việt Nam chúng ta vươn ra biển lớn được. Ông nói Việt Nam phải phát triển theo trọng tâm vật lý hạt nhân, vật lý bán dẫn, vật lý laser, công nghệ sinh học như Trung Quốc… Những ý tưởng cực hay mà ông đã tiếp thu từ các ông thày Nga của ông như Bogoliubov, Markov… Bài của GS Chu Hảo có nói kỹ, các anh vật lý lý thuyết cũng học được từ GS Hiệu hơn bọn vật lý thực nghiệm chúng tôi rất nhiều, đó là điều dễ hiểu.

Cũng phải nói, GS Hiệu có đầy nhiệt huyết muốn vật lý học nói riêng, khoa học tự nhiên Việt Nam nói chung phát triển sánh ngang thế giới, và ông có đủ tài năng, sức khỏe và năng lượng cho điều đó, chỉ những năm gần đây do tuổi tác cao và sức khỏe giảm sút mà suy yếu chưa ông vẫn không ngừng, cái đó đạp vào mắt, ai cũng thấy ngay, vì sao không được thì hoàn cảnh Việt Nam và thế giới không cho phép, nói về vấn đề đó ngoài tầm bài này.

Những hoài niệm khi VVL mới xây dựng, khi đi sơ tán, hòa bình với những khó khăn vô vàn ban đầu, rồi khi chiến tranh Tây Nam, chiến tranh biên giới phía Bắc, Tàu đánh phá chúng ta, thời gian anh em chúng tôi còn non trẻ, ông đã chỉ bảo chúng tôi thế nào, làm sao quên được?

Cá nhân tôi được ông hướng vào ngành laser đầy triển vọng, cử sang học ở Berlin tuy không đứng đầu thế giới, ngay với Liên Xô thời đó cũng khó so sánh, nhưng dẫu sao là các thầy giỏi, thiết bị tiên tiến, riêng ngành laser màu là ngành hẹp của tôi thì nhóm ZOS AdW d DDR, Berlin Adlershof của GS R. König cũng có nhiều công bố khoa học đăng ở các báo khoa học Liên Xô và Mỹ, hoàn toàn ngang tầm thế giới. Sau này ông còn cho tôi đi thực tập postdoc ở Paris tại phòng thí nghiệm của GS Y. Meyer, điều kiện thực nghiệm còn hơn cả Berlin nữa cơ. 

Khi tôi được đề cử Q. trưởng phòng Quang học, ông cũng ‚dắt tay’ chỉ bảo cụ thể. Vì là ngành trọng điểm, ông, rồi GS TX Hoài đều cũng đã làm chức vụ này một thời gian mà tôi ở đó, nên thực ra, các ông đã chỉ bảo tôi rất nhiều. Phòng này sau đó phát triển rất nhiều nhân tài, hai viện trưởng, đặc biệt GS NĐ Hưng, người phát triển ngành vật lý laser lên ngang tầm cao vật lý khu vực, hiện GS Hưng đang là Chủ tịch Hội Vật lý Việt Nam.

Giữa chừng, vì nhiều lý do, có khách quan, có chủ quan, tôi tắt ngang, bỏ đi dạy học ở Algeria, GS Hiệu là người đào tạo (chắc chắn trong thâm tâm, ông phải bực lắm) vẫn chấp nhận, khi trở về cũng vậy, dù ở VVL, tôi dịch và viết sách ngoài chuyên môn, nếu vật lý thì cũng chỉ là phổ biến khoa học, ông cũng vẫn chấp nhận. Tôi còn bỏ nhiều thời gian làm tourguide, tuy là bán thời gian, nửa chuyên nghiệp, nhưng ngành này có thế, khách Đức chỉ sang theo mùa, dịch vụ này là thời vụ mà. GS Hiệu có quá ưu ái tôi chăng?

Biết nói sao đây, ông đã vĩnh viễn nằm xuống rồi, ông có sống tôi cũng chẳng hỏi ông được vì những cái đó chỉ nằm sâu trong ý nghĩ, mà ai đi vào lĩnh vực đó được cơ chứ?

Khi viết những dòng này, trong thâm tâm tôi tràn đầy lòng cám ơn ông, được như ngày nay, vì dẫu sao tôi cũng đã đạt được cái gì đó ở cuộc đời tuy ngắn ngủi mà lại quá dài như thế này. Quên sao được những kỷ niệm với người từ nhiều năm nay đã là ,hàng xóm’ của tôi, ông số 12, tôi số 28 Phố Nguyễn Huy Tự?

Chiều nay khi đến viếng ông ở Nhà tang lễ Quốc gia, tôi chẳng thể làm gì hơn được là thắp nhén hương cầu mong linh hồn ông sớm được siêu thoát, được về với những người thân yêu, bạn bè, đồng nghiệp, học trò, những người đã đi trước ông tới miền cực lạc…                               

Trưa hôm trước, khi đến thăm PGS TSKH, đại tá P. Bá, bạn toán 7 dân Moritzburger chúng tôi, vốn giáo viên ĐHKTQS và có hai con gái đều học TU Dresden rồi đều định cư ở Đức, một cô ở Dresden, một cô ở Hamburg, thậm chí ‚lấy Tây’, để nhắc anh sớm hoàn thành hai chương cuốn „“ chúng tôi viết chung cho NXB Y học để tôi đưa họ theo kế hoạch. Hai tiếng buổi trưa nên có thời gian hàn huyên, cả chuyện GS Hiệu vừa ra đi. Anh nhận xét: „GS Hiệu quá thành công, nhưng chỉ thời gian đầu thôi, nhà khoa học trẻ Việt Nam tài năng với những công trình khoa học nổi tiếng thế giới. Chứ khi làm chính trị lại khác, lãnh đạo khoa học đâu phải chuyện đùa’. 

Sau này ông là nhà chính trị chứ đâu còn là nhà khoa học nữa, kết hợp hai cái là điều không thể. Ông GSTS Sauer, giáo sư hóa học, chồng nữ Thủ tướng Đức Merkel, gốc TS vật lý, đã chứng minh hết sức rõ ràng điều này. Ông này mấy khi đi tháp tùng bà đâu, ông không chấp nhận vai trò làm ‚first gentleman’.“ 

Tôi chỉ được phép bổ sung thêm, riêng cái thời gian GS Hiệu giữ các chức vụ hành chính, chứ chưa nói tới các chức vụ chính trị như UV TW ĐCSVN hay đại biểu ‚quốc hội’ đủ nói lên điều đó. Ai chứng minh chính bản thân GS Hiệu đóng góp bao nhiêu trong các công trình sau này, bao nhiêu là của các học trò của ông?

Ý kiến đánh giá này cũng là ý kiến chung của nhiều người chứ không phải chỉ của riêng anh Bá hay tôi, nếu như GS Hiệu chỉ làm khoa học chứ không làm chính trị. Nhưng nếu không thế thì đâu còn là GS Hiệu nữa?    

Đâu có thể cho hết công và đổ hết tội của khoa học Việt Nam nói riêng và giới trí thức Việt Nam lên đầu chỉ một mình GS Hiệu được, nhất là chỉ ít ngày sau khi ông ra đi, sẽ không công bằng, mà còn ác kia.

VHLKH&CNVN nói chung và VVL phát triển như ngày nay có công trước tiên là của GS Hiệu. Có lẽ là vận mệnh đất nước chưa đến nên ở nước Việt Nam chúng ta, ai dính vào chính trị cũng vướng mắc ngay lập tức, hệt ‚như gà mắc tóc’, thế nên bất cứ ai cũng ngại nói chuyện chính trị dù tại bất cứ nơi nào trên Trái Đất này, chuyện chính trị là chuyện thường ngày như cơm ăn áo mặc vậy. 

Đến bây giờ thấy khá rõ ràng rằng, thế hệ trí thức được người Pháp đào tạo là ‚thế hệ vàng’, nhưng tiếp ngay sau đó, tức là sau thế chiến hai với sự phân chia thế giới về mặt hệ tư tưởng thì tất cả các nước đều bị ảnh hưởng, thế nhưng các nước chậm phát triển bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Khi 1969 GS Hiệu, một trong những tinh hoa do Liên Xô khi ấy đào tạo trở về nước thì ông cũng bắt buộc phải làm chính trị rồi, số mệnh ông là như vậy, ông không có lựa chọn nào khác. Bây giờ, sau 53 năm, chúng ta không thể phán xét, ‚nếu như GS Hiệu chỉ làm chuyên môn thuần túy thì hay biết mấy cho ông’, đó là điều chẳng thể xảy ra, ông đã vừa làm chuyên môn vừa làm chính trị với những ưu và nhược điểm như tất cả mọi người đều nhìn thấy, chỉ có phán xét thì sẽ mỗi người mỗi cách theo nhân sinh quan của chính mình. 

Ông ra đi, đã hoàn thành sứ mệnh của mình với đời, để lại người thân, bạn bè, đồng nghiệp, học trò,… với bao tiếc nuối, tôi nghĩ thế là đã đủ lắm rồi. Chiều nay ở buổi tang lễ ông ở Nhà tang lễ quốc gia sẽ không đông vì dịch cúm vẫn đang hoành hành ở Hà Nội, nhưng rất nhiều  người nay và cả tương lai sau này nữa còn nói đến ông, thế là đủ. 

GS Chu Hảo có viết một bài rất hay, tình cảm chân thành như lời điếu cho GS Hiệu

‘ANH HIỆU NHƯ TÔI BIẾT‘

Dù cho đã có lúc giữa anh và tôi có khúc mắc, như tôi đã kể trong bài “Vi điện tử ở Vệt Nam – chuyện bây giờ mới kể”, và những năm sau đó, trong bối cảnh ít tinh thần hợp tác của nhóm vật lý đầu đàn nước nhà (gồm anh Nguyễn Đình Tứ, anh Vũ Đình Cự và anh), quan hệ giữa chúng tôi nhiều khi cũng “bằng mặt chứ không bằng lòng”, nhưng trong sâu thẳm lòng mình bao giờ tôi cũng dành cho anh sự nể trọng, biết ơn và cảm thông…

Anh nói với GS Hiệu như đại diện cho anh em VVL chúng tôi, hay rộng hơn là các đồng nghiệp ở VHLKH&CNVN đối với đồng nghiệp hay thân tình hơn là người lãnh đạo, người thầy hay thân thiện hơn nữa là người bạn lớn của mình, bởi lẽ GS Hiệu tuy rất nghiêm và nguyên tắc, nhưng lại đồng thời cũng rất thân mật với nhân viên của mình. Bạn đọc quan tâm nên tham khảo bài viết này…                                     

Đêm dậy xem chương trình ‚Talk Viet Nam’ của VTV thấy cũng hay hay. 

Nhà làm phim Pháp gốc Việt François Bibonne ở Chatou, người Việt thế hệ ở Pháp vì bà nội anh là người Việt, khi nhỏ ông được bà nội chăm ẵm bằng hát ru tiếng Việt như thế nào nên đã để lại dấu ấn cho đời ông ngày nay, bởi vậy ông đã trả lời phỏng vấn của BTV: „Tôi trở về cội nguồn qua âm nhạc.“ Ông về Việt Nam làm phim du lịch Tây và Đông Bắc, bàn về tuổi trẻ và tự do, văn hóa và môi trường, về trồng rừng gắn liền với việc ngăn cản biến đổi khí hậu. 

Bibonne là tác giả phim nhưng lại muốn qua đó phát triển du lịch cho Việt Nam và giữ gìn âm nhạc truyền thống, gắn kết âm nhạc truyền thống với âm nhạc cổ điển phương Tây, lớn hơn nữa là hình ảnh và âm nhạc. Cá nhân tôi mới tham gia đóng góp cho mảng mỹ thuật chứ âm nhạc thì chưa dù chỉ chút ít dẫu cũng rất muốn, nên thấy đề tài này quá ư hấp dẫn. 

Sau khi đi và làm phim về Sa Pa, Yên Bái, nay ông dự định làm phim ở Côn Đảo và nhất là Huế, kết hợp với đề tài làm âm nhạc cung đình Huế. Tôi là người có gốc gác Huế nên nóng lòng chờ đợi cuốn phim này. 

Xin được giới thiệu chương trình này cho bạn đọc quan tâm.

Trở lại những năm đầu 70, năm đứa con đầu của tôi ra đời trong sự hoan hỉ của cha mẹ, ông bà nội ngoại. Nó sinh vào những ngày khói lửa của Hà Nội những năm tháng ác liệt nhất của cuộc chiến, với B52 đánh phá Hà Nội và mẹ nó, ba tháng sau khi sinh, lại đã phải mang nó theo ông bà nội đi lên sơ tán trên huyện Hiệp Hòa, Bắc Giang. Cu NH Đức sinh ngày 28.10.1972 tại Nhà Hộ sinh A, Đường Phan Chu Trinh, Hai Bà Trưng, Hà Nội được bà đỡ là một nữ hộ sinh nổi tiếng, đầy kinh nghiệm, bạn thân của bà nội đỡ đẻ. Cháu cân nặng bình thường như những đứa con đầu lòng khác ở Việt Nam thời đó là 2,8 kg và rất kháu khỉnh, ai cũng thích. Chỉ chưa đầy 2 tháng sau, đúng đêm Noel 25.12.1972 nhiều tốp B52 đánh phá Hà Nội, bom liên tục trải thảm nhiều khu phố Hà Nội, tức là cứ 10m lại có một trái bom nặng hàng mấy trăm kg nổ, nghĩa là hủy diệt hoàn toàn hàng dẫy phố, nặng nhất là Phố Khâm Thiên. Sáng 26  tôi có ghé phố đó thì thấy dãy nhà bên trái từ Hà Nội đi ra ngoại thành hầu như bị phá hủy hoàn toàn. Hàng trăm cỗ áo quan đã đóng kín chờ xe tải đến chở đi, người thân từ khu sơ tán về đưa ma người đã chết do bị bom khóc lóc thảm thê. 

Cũng phải nhắc lại, tại sao tôi vào được Phố Khâm Thiên thời gian đó, khi có công an đứng canh ở trước, không cho ai vào. Số là cha tôi cũng ham thể thao, ông bảo thời học ở École Normale ở Paris, ông từng đạp xe sang tận Thụy Sĩ chơi. Dĩ nhiên ông ham bóng đá. Nhưng quan chức to đến mức thoải mái vào cửa A sân Hàng Đẫy xem các buổi, thậm chí những trận đỉnh cao  cỡ Quốc tế thì chỉ, không TW ủy viên thì cũng phải hàm bộ trưởng, nhưng ông chỉ đóng vai thứ trưởng hàm cao nhất mà thôi. Nhưng sao vào được. 

May quá, thời dạy trường Bưởi, ông có người cựu học sinh, thời đó đã từng làm cán bộ thanh niên thời kháng chiến chống Pháp, hòa bình được cử làm P Giám đốc Sở Thể thao Hà Nội cho mãi đến tận sau này, mà ngày nay đáng tiếc tôi quên tên, nhưng chắc chắn bạn đọc nhiều người (lớn tuổi) biết. Thế là cứ thứ bảy khi có trận đá vào chiều chủ nhật, tôi cứ ghé cái villa to đùng Phố Mai Hắc Đế là đã có sẵn hai vé, một cửa A cho ông, một cửa B cho tôi và tôi nghiềm nhiên mê bóng đá cho tận bây giờ chứ không chỉ thời gian ở Đức, hay ở Pháp, hay ở Algeria, nhất là khi sống một mình, không vợ con, ở những xứ xa lạ nhưng đầy mê hoặc ấy. Con mấy ông ‚đứng dựa cột đường’ vốn sướng thế đấy!

Thế nên nhiều khi tôi ngồi chỉ cách Quang béo số 10, tiền đạo đội Công An Hà Nội, mươi mét, chắc chắn anh cũng nhận ra tôi khi ngoài đường, chúng tôi vẫn thấy nhau dù chưa hề nói chuyện, vì thời đó chỉ đi xe đạp chứ mấy ai có xe máy mà đi?

Và sáng hôm đó, 26.12.1972, Quang lại trực, nên tôi mới có may mắn vào được con phố đó vào thời điểm đó, nếu không bảo Chúa đã an bài thì ai cơ chứ?

Hay những ngày đó, ghé chứng kiến Cầu Long Biên, tòa nhà chính Ga Hàng Cỏ, tòa nhà chính Sứ quán Pháp bị ném bom trúng với độ chính xác đến dưới mét, để yêu và quyết tâm học vật lý laser, cũng phải nói là do số phận!

Thôi viết Hồi Ký thế cũng đủ dài rồi, nói nhiều chuyện buồn, hãy ra ngoài kia, đường phố tuy không khí Tết dù không náo nhiệt nhưng vẫn là Tết, hãy cho tôi dừng (không phải dừng bút mà là dừng dùng mười ngón để nhấn phím và con chuột) ở đây, vào dịp Tết nhiều thời gian nói những chuyện vui hơn để ra Tết lại gặp nhau trên VNTB… 

 

Chúc bạn đọc VNTB Năm Mới Nhâm Dần an khang thịnh vượng. 

Có ý chí và sức mạnh như hổ để vượt qua dịch cúm Tàu. 

Sớm hoàn thành công cuộc cải tổ nhà nước dân chủ, pháp quyền.                             

*****

 Còn các tạp chí Đức ở thư viện Viện Goethe, vướng nghỉ Noel và Năm Mới 2022 nên chưa về đến Hà Nội, tôi lật tờ Brigitte là báo cho phụ nữ chưa bao giờ tôi xem đến thì tờ nguyệt san số 13 mới nhất, giáp Noel này, có tiêu đề ‚Vorher hübsch Nachher wow-Trước xinh sau ồ thế ư, với 4 cô người mẫu đẹp sắc cạnh, xương xẩu kiểu Đức của Claudia Schiffer, và những bài đáng chú ý sau: 36 cuốn sách hay nhất của mùa hè, tôi muốn đọc quá, Nghèo đói d nhiều con ở nước chúng ta ư, làm gì có, Món ăn ngon kiểu phương Bắc, Câu hỏi hay là: ăn không ngồi rồi lẽ ra phải xảy ra như thế nào? 

Dĩ nhiên chủ đề số này là thời trang với 28 trang, quần áo và váy áo thật sự hết ý, cho thường ngày chư không phải lễ hội hay đi làm, toàn các cô dẫn chương trình nổi tiếng trên tivi, nhưng là cho phụ nữ Đức, đều dong dỏng cao, với phụ nữ ta nhỏ nhắn chắc chắn không hợp, nhưng vẫn đáng xem. 

Hay đối với tôi đặc biệt là bài về bảo vệ rừng nhiệt đới vùng lưu vực sông Amazonas của Bolivia, hệt như ở ta,phá rừng lấy gỗ. mà kiểm lâm là phụ nữ, một bà to béo. Bà không chỉ bắt bọn lâm tặc, mà cả những kẻ trộm cá, ở bên họ còn thiên nhiên chứ không phải nuôi lồng bè như ở ta.

Còn nghèo vì đông con thì ở đâu cũng thế, bà vợ sau ly dị ôm ba con nhỏ thì dù là TS ngôn ngữ học cũng bị đuổi việc (vốn là biên tập viên một NXB chuyên làm sách thiếu nhi) và thành nhà nghèo, dẫu đang sống ở nước giàu có, và theo đó là bảo hiểm xã hội, nhất thế giới.

Rồi một bà vốn con nhà dân nhập cư Thổ Nhĩ Kỳ, bố chỉ là công nhân, mẹ không nói được tiếng Đức nên ở nhà chồng nuôi thì không phải nhà nghèo mới lạ.

Thế nên những đứa trẻ lớn lên ở những gia đình như thế khó khăn thế nào ai cũng giải thích được, nhưng biết cho cụ thể thì cũng nên biết, dẫu cho ở nước ta điều ấy chắc hàng thế kỷ nữa mới xảy ra tương tự, chứ bây giờ đông con mà nghèo thì hầu như tất nhiên. Hay ngược lại, nhà giàu mới dám đẻ nhiều con, mà nhiều thì chắc chắn ba đã là nhiều rồi.

Cũng có bài hay là…trở nên giàu có mà chẳng cần làm việc, nghe đầy hấp dẫn, thu nhập thụ động sẽ tạo điều kiện cho sự tự do về tài chính nhờ vào bất động sản, chứng khoán và các mô hình kinh doanh thông minh hơn, phóng viên Laura Heyer phỏng vấn những người đã thành công ở những vấn đề này.

Đề tài du lịch thì giới thiệu vùng rừng có đầm lầy và sông rạch miền Đông Nam nước Đức là vùng Spreewald, lưu vực sông Spree với dân tộc thiểu số Sorben (duy nhất ở Đức vì thuộc chủng thộc Slavơ, hệt như Nga) thì tôi sống 6 năm ở thành phố Dresden đã quá quen rồi. Đẹp thì đẹp thật nhưng làm sao so được với đồng bằng sông Cửu Long Tây Nam Bộ của Việt Nam. Tiềm năng du lịch nước ta mà chúng ta chẳng tận dụng được thì rất có tội đối với thế hệ sau.                  

Đọc báo mạng, thấy những bài sau đáng chú ý xin giới thiệu cùng bạn đọc: 

Cuộc đời của thiền sư Thích Nhất Hạnh

Tên khai sinh: Nguyễn Xuân Bảo.

Năm 1926: Sinh tại làng Thành Trung, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế.

Năm 1942: Xuất gia tại chùa Từ Hiếu, tỉnh Thừa Thiên – Huế, đây cũng là nơi ông sống những năm cuối đời.

Trong cuốn “Không Diệt, Không Sinh, Đừng Sợ Hãi” (dịch tiếng Anh: No Death, No Fear), Thiền sư Nhất Hạnh nói rằng sống và chết chỉ là những ý niệm không có thật. Biết như vậy thì mình không còn sợ cái chết nữa. Các đệ tử của ông đang cần suy ngẫm điều này sau khi nghe tin thầy qua đời. 

Thích Nhất Hạnh và những quan điểm đối chọi khi nói về ông

Thiền sư Thích Nhất Hạnh, ‘lãnh đạo tôn giáo có ảnh hưởng toàn thế giới’

Cũng giống như nhiều người Việt không sinh ra ở nước ngoài, tôi đã từng bỡ ngỡ vô cùng khi cái tên Thích Nhất Hạnh nổi tiếng toàn thế giới nhưng chính mình lại chưa từng nghe nói đến trong suốt quãng đời ở quê hương.

Cái tên của ông cũng đem đến nhiều cảm xúc vô cùng khác nhau.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh giữa dòng xung đột kéo dài từ Chiến tranh ở Việt Nam

Cách đây trên 20 năm, tôi đọc được bộ sách Việt Nam Phật giáo sử luận của tác giả Nguyễn Lang. Bộ sách có ba quyển, được xuất bản trong nước, tôi đọc nó khi còn ở Việt Nam. 

Có hai ấn tượng khi đọc sách còn đọng lại với tôi đến bây giờ, thứ nhất là quyển sách trình bày khúc chiếc, sáng sủa, một việc mà cho đến lúc đó, hiếm có nhà sử học xã hội chủ nghĩa nào làm được.

Điều thứ hai nằm trong phần lời nhà xuất bản. Nhà xuất bản (tôi không nhớ tên, dĩ nhiên là thuộc sự quản lý của nhà nước XHCN) viết rằng vì tác giả ở xa, nên việc xuất bản chưa có lời xin phép.

Một người bạn nói với tôi rằng Nguyễn Lang chính là thiền sư Thích Nhất Hạnh. 

Thiền sư Nhất Hạnh là người đánh khẽ tiếng chuông tỉnh thức cho thế giới 

Trong suốt quá trình lịch sử Việt, trên bình diện triết và đạo học, trí thức Việt chỉ có giao lưu với thế giới Âu Mỹ trên con lộ một chiều.

Văn hóa Việt chỉ du nhập và tiếp thu những sản phẩm tư tưởng từ Tây phương, chứ chưa hề có nhân vật nào có khả năng khai mở một dòng tri thức từ Việt Nam để đem gieo giống tư duy ra hải ngoại. Thiền sư Thích Nhất Hạnh có lẽ là người đầu tiên và duy nhất đã làm dược chuyện này.

Đó không phải là một đánh giá chủ quan quá cao, mà là một sự thể học thuật khách quan.

Lên án thiền sư Thích Nhất Hạnh: Sân si hay chính đáng?

Trong một bài giảng của mình, thiền sư Thích Nhất Hạnh vẽ lên bảng hình một cây nến đang cháy sáng. Rồi ông hỏi những người đang ngồi nghe, khi cây nến cháy hết nó sẽ đi về đâu? Đó có phải sự kết thúc của cây nến?

Ông cho rằng đời sống của con người giống như cây nến đang cháy. Nó tỏa ánh sáng và nhiệt lượng, thắp sáng cho mọi người cũng như thắp sáng cho chính nó. Con người ta cũng vậy, những gì họ nghĩ, họ nói, họ làm sẽ để lại ảnh hưởng ở hiện tại và ngay cả khi họ đã qua đời. Nó sẽ tiếp tục ảnh hưởng lên con cháu, bạn bè, xã hội của họ.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh được xem là cha đẻ của ‘mindfulness’ (chánh niệm – tỉnh thức). Ngày nay, mindfulness đã thành một phong trào, từ sinh hoạt tâm linh, văn hóa, xã hội, và cả trong kinh doanh, quân sự. Ông cũng dạy chúng sinh cách thấu hiểu về quy luật đời sống qua triết lý tương tức (interbeing) – tức là vạn vật tồn tại là nhờ tương quan lẫn nhau, không thể đứng “độc lập” được.Tương tức nghĩa là cái này là cái kia (inter-are). Không có cái chết thì không có sự sống, không có ánh sáng thì không có bóng tối, không có bên phải thì không có bên trái và ngược lại, chúng không thể tách rời. 

Thiền sư Thích Nhất Hạnh: ‘Không có cái gì chết đi’

Préféreriez-vous vivre au Japon ou en Chine ?

Après sept ans en Chine et un court séjour au Japon, j’aurais dit au japon, à coup sûr. Mais après avoir vécu un an au Japon, je me suis rendu compte que c’est un endroit terrible à vivre pour un étranger (et peut-être même pour un Japonais !)

“Nước Đức là con ngựa thành Troy của Putin trong NATO”

Các quan điểm của chính phủ liên bang Đức trong cuộc khủng hoảng Ukraine và việc duy trì dự án Nord Stream 2 đang khiến thế giới khó hiểu. Nhiều nước đối tác thậm chí bắt đầu nghi ngờ về lòng trung thành của Đức đối với liên minh NATO.

Trong bối cảnh tình hình biên giới với Ukraine đang căng thẳng và bất chấp sự chỉ trích của quốc tế, Đức vẫn kiên trì duy trì dự án đường ống khí đốt Nord Stream 2. Trong nhiều năm, Berlin đã từ chối cung cấp vũ khí cho Ukraine để tự vệ. Và mới đây, việc chỉ huy hải quân Đức Kay-Achim Schönbach tỏ ra thông cảm với hành động gây hấn của Nga đã khiến dư luận phẫn nộ. 


Tuyên giáo trung ương: Đểu! 

(VNTB) – Tuyên giáo Trung ương cố tình dày xéo lên tên tuổi tiền nhân để che dấu hành vi tội phạm hiện tại, lèo lái dư luận để dân không tranh luận về vụ Việt Á. Đểu! 

Vụ Việt Á

Tháng 12/2021, Bộ Công an đã bắt giữ Giám đốc điều hành công ty y tế Việt Á là Phan Quốc Việt và tiến hành điều tra vụ án tham nhũng liên quan đến COVID-19 lớn nhất nước

TUYÊN BỐ VỀ VỤ ĐẠI ÁN VIỆT ÁI.      

Tóm tắt vụ việc

Vào ngày 17.2.2020, thời điểm toàn quốc chỉ có 9 ca nhiễm Sars Covi-2, Bộ Khoa học & Công nghệ cấp cho Học viện Quân y 18,9 tỉ đồng để nghiên cứu chế tạo bộ xét nghiệm Covid 19. Ngày 3.3.2020 Bộ này nghiệm thu bộ xét nghiệm do Học viện Quân y và Công ty Việt Á sản xuất. Ngày 4.4.2020 Bộ Y tế có văn bản chấp thuận cho lưu hành toàn quốc đồng thời hạn chế nhập khẩu để Việt Á độc quyền cung cấp bộ xét nghiệm, ra văn bản chỉ đạo các cơ quan phòng chống dịch bệnh toàn quốc mua bộ xét nghiệm của Việt Á với giá cả cụ thể. Cùng thời gian đó Bộ Khoa học & Công nghệ loan tin bộ xét nghiệm  Covid 19 của VN sản xuất đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chứng nhận cho phép lưu hành và đã được một số nước Châu Âu đặt mua, trong đó có Vương quốc Anh.

Tầm nhìn Châu Âu sai lầm của Macron

Sự chia rẽ dai dẳng sẽ bóp nghẹt giấc mơ quyền lực toàn cầu của Tổng thống Pháp

Ngày 11/05/1962, Tổng thống Mỹ John F. Kennedy đã tổ chức một buổi tiệc đặc biệt quy tụ các tài năng văn hóa Mỹ nhằm chào đón Bộ trưởng Văn hóa Pháp, André Malraux. Với sự xuất hiện của nhiều nhân vật nổi tiếng, như tiểu thuyết gia Saul Bellow, họa sĩ Mark Rothko, biên kịch Arthur Miller, và nghệ sĩ vĩ cầm Isaac Ster, tối hôm ấy là một buổi lễ tôn vinh quan hệ lịch sử lâu đời giữa Mỹ và Pháp. Tuy nhiên, chỉ vài giờ trước lễ hội hào nhoáng này, Kennedy, Malraux, và đại sứ Pháp tại Mỹ đã có một cuộc trao đổi căng thẳng về những chỉ trích ngày càng gay gắt của Tổng thống Pháp Charles de Gaulle đối với chính sách của Mỹ, và những yêu cầu đi kèm về quyền tự chủ chiến lược.

Tân dân biểu Quốc hội Liên bang Đức bảo trợ cho Hoàng Đức Bình

VETO! Mạng lưới Người Bảo vệ Nhân quyền

Ngày 26 tháng 1 năm 2022, ông Julian Pahlke, dân biểu Quốc hội Liên Bang Đức, ra thông báo về việc nhận bảo trợ cho ông Hoàng đức Bình, một người hoạt động bảo vệ nghiệp đoàn và môi sinh ở Việt Nam trong khuôn khổ của chương trình “Dân biểu bảo vệ Dân biểu” của Quốc hội.

Bài học từ cái chết của nền dân chủ Hong Kong 

Kể từ khi Vương quốc Anh trao trả lại Hong Kong cho Bắc Kinh năm 1997, người Hong Kong đã phải đối mặt với rất nhiều trấn áp của Đảng Cộng sản Trung Quốc nhằm tiêu diệt dân chủ. Vô số các cuộc biểu tình có tổ chức chặt chẽ, với sự tham gia đông đảo của người dân: từ Phong trào Dù vàng gây chấn động thế giới năm 2014, đến các cuộc xuống đường rầm rồ phản đối dự luật An ninh Quốc gia năm 2019. Có thể nói, nhiều đoàn thể đấu tranh dân chủ ở các quốc gia độc tài toàn trị xem phong trào dân chủ Hong Kong là tấm gương tiêu biểu trong văn hoá tổ chức chính trị. Tuy nhiên, những ngày mà Hong Kong được đánh giá là pháo đài Dân Chủ Tự Do đã và đang dần phai mờ trong ký ức.

Đã đến lúc hình thành Đối tác Mỹ – Nhật về vấn đề đại dịch

Ngoài trách nhiệm đạo đức, Nhật Bản và Mỹ có những lợi ích hấp dẫn trong việc hợp tác chặt chẽ hơn để ứng phó với đại dịch COVID-19 trên phạm vi quốc tế.

Omicron đang bắt đầu lan tràn khắp hai nước Mỹ và Nhật, làm cuộc gặp trực tiếp đầu tiên giữa thủ tướng mới của Nhật Bản, Kishida Fumio, và Tổng thống Mỹ Joe Biden bị hoãn. Tạm thời, hai nhà lãnh đạo sẽ gặp mặt trong một hội nghị thượng đỉnh trực tuyến vào ngày 21/01. Sẽ là khôn ngoan nếu hai bên nhân cơ hội này chuẩn bị cơ sở cho việc khởi động quan hệ Đối tác Đại dịch Mỹ-Nhật nhằm giúp chấm dứt COVID-19 trên khắp thế giới.

 Trước Olympics Bắc Kinh, Slovenia làm thân với Đài Loan dù sẽ bị TQ trừng phạt

Lời phát biểu của thủ tướng Slovenia Janez Jansa gọi Đài Loan là “quốc gia dân chủ” đã gây phản ứng từ TQ

Ngay trước Thế Vận hội Mùa đông ở Bắc Kinh, Slovenia công bố kế hoạch cho mở Văn phòng Đại diện Đài Loan, làm Bắc Kinh phản ứng mạnh.

Tin từ các báo châu Âu hôm 27/01/2022 cho hay EU lo ngại CH Slovenia, nước thành viên vùng Balkans sẽ bị Trung Quốc “trừng phạt kinh tế như với Lithuania”.

Thủ tướng Việt Nam tưởng niệm anh hùng, liệt sĩ chống giặc Trung Quốc xâm lược

 (VNTB) – Chiều 24 Tết, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã dâng hương tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ hy sinh trong chiến tranh chống giặc Trung Quốc xâm lược.

Tin tức cho biết, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác của trung ương đã dâng hương tại khu tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ Pò Hèn; thăm, chúc Tết, tặng quà công nhân lao động, lực lượng biên phòng, các lực lượng chức năng đang làm nhiệm vụ, đồng bào dân tộc, hộ nghèo tại vùng đất biên cương này của Tổ quốc.

Nhà nước lặn mất tăm, công nhân Việt Nam tại Serbia buông xuôi cho số phận 

Việt Nam đang “chủ động”, “tích cực”, “làm việc” với các bên hữu quan để cải thiện tình cảnh khổ sở của các công nhân Việt Nam tại Serbia theo tuyên bố của phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Việt Nam, bà Lê Thị Thu Hằng (1). Các công nhân đánh giá cao sự quan tâm, hỗ trợ kịp thời của đại sứ quán Việt Nam, theo báo chí lề Đảng (2) … Hai tháng sau, không chịu đựng nổi điều kiện sống và làm việc tại Serbia, một số công nhân đã trở về Việt Nam.

Mai này trăm tuổi, ông Nguyễn Phú Trọng có để lại xá lợi không? 

(VNTB) – Có ý kiến rằng sách kinh và những bài giảng của thiền sư Nhất Hạnh đã là những viên xá lợi long lanh lưu truyền cho cả thế giới đó chứ…

Ông Nguyễn Phú Trọng cũng viết sách rất hàn lâm, đủ để tạo những viên xá lợi trong đảng cộng sản. Vậy thì thế lúc ông trăm tuổi nếu có hỏa táng, liệu ông có để lại cho đời sau những xá lợi kết tinh của một người cộng sản chân chính và… lương thiện?

Tréo ngoe những chuyện lạ thành ‘thường ngày ở huyện’ ở VN

Việt Nam có quá nhiều chuyện lạ. Lạ, thường đi với hiếm và quí. Ở Việt Nam, lạ thường đi với tiêu cực, xấu nhưng lại là chuyện phổ biến đến quen thuộc. 

Nhiều chuyện quá bất ngờ, ai thốt lên “Lạ thật!”. Bình tĩnh lại, đành an ủi nhau “Việt Nam mà, không lạ không phải Việt Nam”. Nghe mà xót xa, nóng mũi.

Chữ nghĩa rối rắm

Sáng sớm 02/12, có bạn sinh viên chuyển đường link qua Zalo cho tôi: “Kinh tế thành phố tăng trưởng âm 6,78%” kèm mấy dấu ???. 

Người Việt ở Ukraine có tháo chạy trước đe dọa chiến tranh? 

(VNTB) – Bộ Ngoại giao Việt Nam vẫn chưa thấy đưa ra khuyến cáo gì cho đồng bào mình đang sinh sống ở Ukraine.

Lầu Năm Góc ngày 24-1-2022 thông báo Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đã đặt 8.500 binh lính vào “tình trạng báo động cao”, sẵn sàng triển khai đến Đông Âu vì căng thẳng ngày càng tăng ở Ukraine.

Sao Tham Nhũng Vẫn Cứ Trơ Trơ!

 (VNTB) – “Vì sao chống tham nhũng mạnh mẽ như thế, xử lý nghiêm nhiều hành vi vi phạm như thế, nhưng tham nhũng tiêu cực vẫn cứ trơ. 

Hôm 20.1.1922 tại phiên họp thứ 21 của Ban chỉ đạo Trung ương về Phòng chống tham nhũng tiêu cực, người chủ trì phiên họp đặt câu hỏi: “Vì sao chống tham nhũng mạnh mẽ như thế, xử lý nghiêm nhiều hành vi vi phạm như thế, nhưng tham nhũng tiêu cực vẫn cứ trơ. Sai phạm xảy ra ngay trong quá trình kiểm tra. Liệu có ai là chỗ dựa, có ai chống lưng cho hành vi tham nhũng tiêu cực hay không?”.

‘Đừng để Táo Quân mang rác lên chầu’

Keep Hanoi Clean, một tổ chức bảo vệ môi trường ở Hà Nội, vận động người dân không xả túi nilon, rác ra sông hồ trong dịp lễ Ông Công Ông Táo.

“Trong hai ngày vừa rồi, chúng tôi đã set-up (sắp xếp) 17 điểm để bao tải rác,” Trey Rivers, tình nguyện viên người Mỹ, cho biết.

Bắc Kinh 2022 và 2008: Hai kỳ Olympics và hai nước Trung Quốc khác nhau

Bắc Kinh sẽ trở thành thành phố đầu tiên trên thế giới đăng cai cả hai kỳ Thế vận hội mùa hè và mùa đông

Tuy nhiên, nhiều thứ đã thay đổi kể từ Thế vận hội mùa hè năm 2008. 

Sau 14 năm, thái độ, quan điểm của nước chủ nhà Trung Quốc, cũng như sự kỳ vọng của quốc tế đã rất khác. Không khí của Thế vận hội năm 2022 không giống như trước.

Thế vận hội mùa hè luôn luôn quan trọng hơn Thế vận hội mùa đông, đơn giản bởi vì có nhiều quốc gia tham dự hơn. Đại dịch Covid cũng ảnh hưởng không nhỏ đến quy mô và không khí của Thế vận hội sắp diễn ra.

Việc tổ chức một thế vận hội “bình thường” là điều không thể vào lúc này khi dịch Covid-19 bùng phát trở lại ở Bắc Kinh, đặc biệt ở một đất nước vẫn theo đuổi chiến lược “Zero Covid” như Trung Quốc. Đây có lẽ là kỳ Thế vận hội duy nhất mà công chúng không thể mua vé. 

Tàu sân bay Mỹ ở Biển Đông, Đài Loan báo cáo sự xâm nhập mới của TQ

Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết hôm thứ Hai rằng các nhóm tác chiến tàu sân bay của nước này đã tiến vào khu vực Biển Đông đang có tranh chấp để tập trận, theo Reuters.

Trong một diễn biến khác, Đài Loan báo cáo về một cuộc xâm nhập mới của không quân Trung Quốc cũng ở khu vực Biển Đông, trong đó lo ngại sự xuất hiện của một máy bay phản lực tác chiến điện tử mới.

Biển Đông và Đài Loan là hai trong số các vấn đề về lãnh thổ nhạy cảm nhất của Trung Quốc, đồng thời là vấn đề gây căng thẳng thường xuyên giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc.

Các tàu Hải quân Mỹ thường xuyên đi gần các đảo do Trung Quốc chiếm đóng ở Biển Đông để thách thức các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc, cũng như đi qua eo biển Đài Loan, trước sự giận dữ của Bắc Kinh.

GS Ngô Bảo Châu nên ngưng hợp tác với Trung Quốc

Phải chăng trong suốt nhiều năm qua, ông vẫn cứ ngả nghiêng trên chiếc kiềng ba chân – Nhân dân, Chính quyền và Toán học?

Sáng qua, một số báo VN có bài viết với thông tin nóng hổi về việc GS Ngô Bảo Châu “làm việc cho viện toán của Trung Quốc”.

Thiết tưởng với khoa học thì thường … “không biên giới”, có nghĩa ở đâu cũng là đóng góp cho văn minh nhân loại.

Vũ khí mới của Mỹ có kiềm chế nổi Nga?

Ngoài biện pháp tài chính, chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden đang đe dọa sử dụng các biện pháp kiểm soát xuất khẩu mới để gây thiệt hại cho một số ngành công nghiệp chiến lược của Nga nếu Moscow xâm lược Ukraine. Như vậy, chiến lược trừng phạt Nga có thể đi xa hơn nhiều so với các lệnh cấm vận Iran, Cuba, Syria và Bắc Hàn.

Một vũ khí mới giá trị tiềm ẩn

Chính quyền của Tổng thống Biden đang đe dọa sử dụng một biện pháp kiểm soát xuất khẩu mới để gây thiệt hại cho các ngành công nghiệp chiến lược của Liên bang Nga, từ trí tuệ nhfr.quora.com/Pourquoi-les-Japonais-les-Coréens-et-les-Chinois-se-détestent-ilsân tạo đến hàng không vũ trụ dân sự, nếu Moscow xâm lược Ukraine.

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng thừa nhận chống tham nhũng thất bại 

(VNTB) – Nhiều vụ tham nhũng, tiêu cực rất lớn, tinh vi hơn, vi phạm pháp luật, nghiêm trọng hơn. 

Trong phát biểu kết luận phiên họp Ban Chỉ đạo trung ương phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (Ban Chỉ đạo) hôm 20-1-2022, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng ban Chỉ đạo, nhìn nhận mặc dù hành vi tham nhũng, tiêu cực vừa qua đã bị xử lý nghiêm, nhưng vẫn xuất hiện nhiều vụ tham nhũng, tiêu cực rất lớn, tinh vi hơn, vi phạm pháp luật, nghiêm trọng hơn.

VinFuture và “VinLow”

Tối 20 Tháng Một: xem giải thưởng VinFuture tôn vinh những nhà khoa học thế giới. Sáng 21 Tháng Một: Cõi Facebook Việt làm thơ “Giáo sư Tiến sĩ đầy đàng/Làm kit chọt mũi đặt hàng China”!…

Xem xong chương trình truyền hình trực tiếp giải thưởng VinFuture, tôi hỏi anh tôi, một tiến sĩ vật lý, nghĩ gì về giải thưởng này? Ông cười và đáp: Ừm, thì cũng còn hơn tổ chức thi Hoa hậu Hoàn vũ! 

Nghĩ về giải Vin Future

Hôm nay, giải thưởng Vin Future đã được chính thức trao nhận cho những người đạt giải. Tính về giá trị tiền bạc, đây là một trong những giải thưởng hàng năm có nhiều tiền nhất.

Cơn đồng bóng Phạm Nhật Vượng, cấu trúc một thân hai đầu của chế độ toàn trị Việt Nam

Phạm Nhật Vượng là một trong những người giàu nhất Việt Nam hiện đang nổi đình đám. Thời còn trẻ ông Vượng được nhà nước cộng sản Việt Nam cho đi du học ở Liên Xô, đế quốc cộng sản vang bóng một thời, nay đã sụp đổ. Trong cảnh tranh tối tranh sáng của sự sụp đổ đó, ông Vượng cùng một số những người Việt lanh lẹ ở Liên Xô buôn bán kiếm lời và phất lên nhanh chóng. Nhóm người này sau đó tở thành những nhà tài phiệt trong xã hội tư bản cộng sản Việt Nam hiện nay.

Sức khỏe của Nguyễn Thúy Hạnh cũng là bí mật quốc gia?

(VNTB) – Cứ tưởng chỉ tình trạng sức khỏe của các vip lãnh đạo mới thuộc diện bí mật quốc gia phải giấu kín, nào ngờ sức khỏe của một công dân bình thường bị bắt tạm giam như Nguyễn Thúy Hạnh cũng bị đưa vào diện bí mật.

Khi Nguyễn Thúy Hạnh bị bắt vào ngày 7/4/2021, Nguyễn Thúy Hạnh đang trong tình trạng bị trầm cảm nặng phải dùng thuốc thường xuyên của một bác sĩ chuyên về trầm cảm ở Sài Gòn. Hạnh được cho mang theo thuốc còn đang dùng dở dang vào trại tạm giam, sau đó tui được hai lần gởi thuốc vào trại giam, tuy nhiên Hạnh có nhận được không thì tui hoàn toàn không biết.

Thuốc đắng giã tật và bài toán giữ chân nhà đầu tư 

 (KTSG) – Thuốc đắng giã tật? Số liệu của Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD) cho biết đến 31-12-2021 có 4,27 triệu tài khoản giao dịch của nhà đầu tư cá nhân, tăng 55,27% so với cùng thời điểm năm 2020, và tăng 83,26% so với năm 2019. Những con số trên đã thể hiện rất rõ nét sự gia tăng sức hút của thị trường chứng khoán (TTCK) nước ta đối với dân chúng trong suốt thời gian qua.

Sự gia tăng này, một mặt trở thành nhân tố thúc đẩy sự phát triển của thị trường nói chung, mặt khác lại trở thành “miếng mồi ngon” cho những tiêu cực, lũng đoạn xảy ra trên thị trường. Hàng loạt hội nhóm được lập ra trên các nền tảng xã hội như Facebook, Zalo, Telegram, Viber,… quy tụ hàng ngàn nhà đầu tư dưới sự điều hành của một nhóm người để “phím hàng”, hô hào mua mã cổ phiếu này, bán cổ phiếu kia. 

Hồi kết của đại án test kit Việt Á và ai là “trùm cuối”? 

Đại án Việt Á nâng khống kit xét nghiệm Covid-19 đang đi đến hồi kết. Việc Phan Quốc Việt nhập hàng từ Trung Quốc về với đơn giá 21.500 VNĐ/ bộ, sau đó bán cho các bệnh viện và CDC các tỉnh thành với giá từ 367.000 VNĐ/ bộ đến 509.000 VNĐ/ bộ, gây choáng cả một số lãnh đạo cấp cao.

Lẽ ra cơ quan điều tra phải thay đổi, thêm tội danh của Phan Quốc Việt sang “buôn lậu”, “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”… chứ không chỉ đơn thuần là “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” và “đưa hối lộ”. Đây không phải là lần đầu tiên các doanh nhân, tỷ phú Việt Nam chơi trò “đánh lận con đen”.

Người Việt sẽ làm được 

Mọi người viết rất nhiều về giải thưởng VinFuture Prize và có một ý kiến đáng chú ý rằng nó sẽ kích phát ý chí của những nhà khoa học, nhà sáng chế Việt Nam.

Thật khó để thừa nhận chúng ta là quốc gia thuộc nhóm hạnh phúc nhất thế giới khi cống hiến made in Vietnam cho hành tinh này bằng các nghiên cứu/phát minh/sản phẩm có giá trị của chúng ta quá thấp. Có 24 sáng chế Việt trong năm 2020 được ghi nhận và nó quá ít so với các sáng chế tính bằng số hàng nghìn mỗi năm của Israel hay Trung Quốc.

Pourquoi les Japonais, les Coréens et les Chinois se détestent-ils ?

Xénophobie : les trois groupes sont xénophobes. Ça c’est dit.

Chine : Les Chinois ont une certaine attitude envers le reste du monde, ils sont le centre de l’univers. Le sinocentrisme

Ban Tuyên giáo, cụ Phan, cụ Trương, tên đường và nỗi đau 

Sau một loạt các kiểm duyệt trong ngành xuất bản liên quan đến các ấn phẩm viết về hai nhân sĩ lừng danh Phan Thanh Giản và Trương Vĩnh Ký, nay Đảng Cộng sản Việt Nam lại ra công văn hướng dẫn các địa phương “không xem xét lấy tên hai nhân vật nêu trên (Phan Thanh Giản, Trương Vĩnh Ký) đặt tên cho đường, phố, công trình công cộng”. Giới nghiên cứu nhận định với VOA rằng văn bản này của Ban Tuyên giáo Trung ương đi ngược lại sự thật của lịch sử và gây hoang mang trong nhân dân, “sỉ nhục tiền nhân”, và “kỳ thị” trí thức miền Nam. 

Hiểu sao cho đúng bốn yêu cầu mới cho báo chí của Bí thư TPHCM?

Báo chí phải có tính độc lập, nghĩa là đối kháng với  bốn đặc điểm: bầy đàn, khuôn mẫu, ỷ lại, đổ lỗi’, là tuyên bố của Ủy viên Bộ Chính trị kiêm Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên, trong bài nói chuyện trước báo chí nhân dịp họp mặt mưng xuân sáng ngày 19/1/2022 vừa qua. 

Đây có phải là cơ may để truyền thông Nhà nước Việt Nam được thể hiện sự độc lập, thoát vòng ràng buộc cố hữu của một nền báo chí vốn bị kiểm duyệt gắt gao, là câu hỏi mà nhiều người hướng tới.

Thiền sư Nhất Hạnh là người đánh khẽ tiếng chuông tỉnh thức cho thế giới

Trong suốt quá trình lịch sử Việt, trên bình diện triết và đạo học, trí thức Việt chỉ có giao lưu với thế giới Âu Mỹ trên con lộ một chiều.

Văn hóa Việt chỉ du nhập và tiếp thu những sản phẩm tư tưởng từ Tây phương, chứ chưa hề có nhân vật nào có khả năng khai mở một dòng tri thức từ Việt Nam để đem gieo giống tư duy ra hải ngoại. Thiền sư Thích Nhất Hạnh có lẽ là người đầu tiên và duy nhất đã làm dược chuyện này.

Đó không phải là một đánh giá chủ quan quá cao, mà là một sự thể học thuật khách quan.

Hãy vào Google gõ tìm “Thich Nhat Hanh” để đọc danh sách những cuốn sách bằng Anh ngữ mà Thầy Nhất Hạnh là tác giả. Hầu hết các tác phẩm trên đều đã được chuyển ngữ ra các ngôn ngữ lớn trên thế giới.

Năm Nhâm Dần, dân Hà Nội bỏ nghìn đô mua ‘hổ dát vàng 24 carat’

Dù kinh tế kém chưa từng có do dịch Covid, người Hà Nội sẵn sàng bỏ ra 300-3.000 USD mua ‘hổ dát vàng’ trước Tết Nhâm Dần, theo truyền thông Pháp.

Kênh France24 của Pháp vừa đăng bài do hãng tin AFP cung cấp từ Hà Nội (21/01) nói tượng nhỏ của hổ dát vàng thành mốt năm nay tại quốc gia Đông Nam Á, bất chấp “xu thế kinh tế xuống, vì dịch Covid”.

Giá một con hổ mạ vàng hoặc dát vàng 24 carat, tùy kích cỡ, được bán trong các tiệm tại Hà Nội, rẻ thì 300 đô la, đắt thì tới 3.000 đô la.

Nhưng mốt năm nay còn là hổ có cánh, và một tác phẩm như thế được chọn “để cảm thấy mình thuộc đẳng cấp cao”, theo lời ông Phạm Quang Đức, một người mua, nói với AFP.

22/01/1980: Nhà bất đồng chính kiến Liên Xô Andrei Sakharov bị bắt

Vào ngày này năm 1980, tại Moskva, Andrei Dmitriyevich Sakharov, nhà vật lý Liên Xô, người giúp nước này chế tạo quả bom hydrogen đầu tiên, đã bị bắt sau khi lên tiếng chỉ trích việc Liên Xô can thiệp quân sự vào Afghanistan. Sau đó, ông bị tước nhiều danh hiệu khoa học và bị đày đến Gorky xa xôi.

Sinh năm 1921 tại Moskva, Sakharov theo học ngành vật lý tại Đại học Moskva, đến tháng 06/1948 thì được tuyển dụng vào chương trình vũ khí hạt nhân của Liên Xô. Năm 1948, sau khi cho nổ thành công quả bom nguyên tử đầu tiên, Liên Xô đã cùng Mỹ chạy đua phát triển bom hydrogen, loại vũ khí được cho là mạnh gấp hàng chục lần những quả bom được thả xuống Hiroshima và Nagasaki.

Đảo chính đã định hình lại xung đột sắc tộc ở Myanmar như thế nào?

Đảo chính đã nhường chỗ cho các cuộc đàm phán tiềm năng, nhằm tạo ra một nhà nước liên bang thực sự gắn kết

Xét theo mọi góc độ – từ thương vong, tị nạn do xung đột, đến tình trạng nghèo đói và mất việc làm – cuộc đảo chính quân sự vào tháng 02/2021 tại Myanmar là một thảm họa nghiêm trọng, với tình hình ngày càng tồi tệ hơn.

Đất nước tôi, đất nước của những xung đột bất tận

 (VNTB) – Đối với người Việt, thiền sư Thích Nhất Hạnh lại cũng là một trong những tác nhân  gây chia rẽ khá trầm trọng.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh viên tịch. Ngài là người nổi tiếng trên thế giới. Theo một số trang mạng thì ngài thường được xếp thứ 2 hay thứ 3 trong số những người hướng dẫn tâm linh còn đang sống; đứng thứ nhất, tất nhiên là Đức Dalai Lama.

Một trong những cuốn sách của thiền sư Thích Nhất Hạnh, “Peace Is Every Step: The Path of Mindfulness in Everyday Life” (An lạc từng bước chân) được ghi nhận là đứng số 12 trong 100 tác phẩm tâm linh quan trọng nhất trong thế kỷ XX.

Nhưng đối với người Việt, thiền sư Thích Nhất Hạnh lại cũng là một trong những tác nhân  gây chia rẽ khá trầm trọng.

Buồn cho đất nước tôi!

Thiền Sư Nhất Hạnh, người mang Đông Phương vào Tây Phương 

Điều mà người Tây phương nhớ về Thiền sư Thích Nhất Hạnh chính là những khái niệm “chánh niệm”, “tỉnh thức” – “mindfulness”. 

Thiền sư Thích Nhất Hạnh được thừa nhận là “một trong những nhà lãnh đạo tinh thần có nhiều ảnh hưởng nhất trong thời đại này”. Hòa thượng viên tịch lúc 0 giờ ngày 22 tháng Giêng, 2022 (giờ Việt Nam), tại chùa Từ Hiếu, Huế, thọ 95 tuổi, theo thông báo của Làng Mai trên trang Facebook chính thức “Thích Nhất Hạnh” và trang web Làng Mai plumvillage.org.

Chúng ta còn thua kém nhiều quốc gia trên thế giới 

Khi nhìn ra thế giới, nói chung, chúng ta còn thua kém nhiều dân tộc khác trên thế giới, thế nên, xin miễn được đề cao người mình, những cái hay cái tốt mà nhiều người đã nói tới, mà hãy cùng nhau nhìn thẳng vào khuyết điểm của mình, để may ra có sửa chữa, thăng tiến hơn không.

Thấy người mà nghĩ đến ta, tôi thấy chúng ta phải quan tâm nhiều hơn và đúng mức đối với vấn đề của dân tộc, vì rằng, nói chung dân tộc ta kém xa các dân tộc tiến bộ khác trên thế giới. Còn lý do tại sao chúng ta kém, chúng ta cần thẳng thắn nhìn vào sự thực. Đã có hàng trăm cuốn sách khen ngợi người Việt rồi, nếu chúng ta tự mãn với những điều đó, liệu chúng ta khá lên không, hay từ bao trăm năm qua vẫn thế? 

Thiền sư Thích Nhất Hạnh – tang lễ tĩnh lặng của người khởi xướng ‘Phật giáo dấn thân’

Theo thông tin từ Làng Mai, lễ nhập kim quan thiền sư Thích Nhất Hạnh sẽ diễn ra vào sáng 23/1.

Tang lễ sẽ diễn ra trong 7 ngày theo hình thức một khóa tu im lặng. 

Thiền sư Thích Nhất Hạnh viên tịch lúc 00:00 giờ ngày 22/01, năm 2022, ở tuổi 95, theo giờ Việt Nam, ở chùa Từ Hiếu, Huế, theo thông tin từ Tăng đoàn Làng Mai.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh viên tịch tại Huế, thọ 95 tuổi

Đóng góp của Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Thiền sư Thích Nhất Hạnh hướng dẫn ngồi thiền trước Nhà thờ Trinity ở Quảng trường Copley, Mỹ ngày 15/9/2013. Khi gió tạt vào micro lúc thiền sư đang giảng, Sư huynh Pháp Nguyên giơ chiếc nón lá lên để che chắn

Tháng Hai năm 2019, tuần báo Time ở Mỹ viết một bài về Thiền sư Thích Nhất Hạnh, tựa đề “Vị sư dậy thế giới về Sống Tỉnh Thức đang chờ ngày chấm dứt cuộc đời” (The Monk Who Taught the World Mindfulness Awaits the End of This Life).

Bài báo nhận xét: “Nhất Hạnh được nhiều người Tây phương gọi là cha đẻ của mindfulness. Ông dạy rằng ai cũng có thể là những vị bồ tát, bằng cách sống hạnh phúc trong những công việc tầm thường – như khi gọt một trái cam hay nhấp một hớp trà, một cách tỉnh thức.”

Sống Tỉnh thức với Thiền sư Thích Nhất Hạnh 

Trong cuốn “Không Diệt, Không Sinh, Đừng Sợ Hãi” (dịch tiếng Anh: No Death, No Fear), Thiền sư Nhất Hạnh nói rằng sống và chết chỉ là những ý niệm không có thật. Biết như vậy thì mình không còn sợ cái chết nữa. Các đệ tử của ông đang cần suy ngẫm điều này sau khi nghe tin thầy qua đời.

Tháng Hai năm 2019, tuần báo Time ở Mỹ viết, “Vị sư dạy Thế giới về Sống Tỉnh Thức đang chờ ngày chấm dứt cuộc đời”; nhận xét rằng: “Nhất Hạnh được nhiều người Tây phương gọi là cha đẻ của mindfulness. Ông dạy rằng ai cũng có thể là những vị bồ tát, bằng cách sống hạnh phúc trong những công việc tầm thường – như khi gọt một trái cam hay nhấp một hớp trà, một cách tỉnh thức”.

Hoa Kỳ phản đối kế hoạch củng cố Tổ chức Y tế Thế giới

Hoa Kỳ, nhà tài trợ hàng đầu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đang từ chối các đề xuất về tài chính để cơ quan này trở nên độc lập hơn, bốn quan chức tham gia cuộc đàm phán cho biết theo Reuters.

Động thái này làm dấy lên nghi ngờ về sự hỗ trợ lâu dài của chính quyền Biden đối với cơ quan của Liên Hiệp Quốc.

LHQ gửi thư tố giác chung cho Việt Nam về vụ buôn người ở Serbia

  • Muốn bài trừ nạn buôn lao động, phải truy tận gốc: các công ty xuất khẩu lao động ở Việt Nam

Hôm nay 8 chuyên gia LHQ về nhân quyền gửi thư tố giác chung cho chính quyền Việt Nam, Trung Quốc và Serbia về tình trạng của hơn 400 người lao động Việt Nam làm việc tại một công ty Trung Quốc ở thành phố Zrenjanin, Serbia.

“Chúng tôi quan tâm sâu sắc rằng các người lao động di dân này có thể đã bị buôn cho mục đích lao động cưỡng bức, và đã sống và lao động trong những điều kiện tồi tệ ở Serbia, nguy hại nghiêm trọng đến mạng sống và sức khoẻ của họ,” các chuyên gia này cảnh báo.

Quốc hội Việt Nam phải sớm ban hành luật về Nghiệp đoàn và các tổ chức xã hội độc lập. Họ và ĐCSVN của họ, chứ hoàn toàn chẳng do nhân dân Việt Nam bầu ra, từ 1945 đến tận ngày hôm nay, còn mắc nợ dân tộc này quá nhiều vấn đề.  

Khi phẫn nộ trước cái ác, đừng quên những vụ án oan 

Phẫn nộ trước cái ác có tốt không? 

Nhiều khả năng bạn sẽ thắc mắc, ủa cái đấy mà cũng phải hỏi à. 

Việt Á nhập khẩu 3 triệu que test Covid-19 từ Trung Quốc 

Như tin đã đưa, ngày 18/12/2021, Bộ Công an thông tin việc khởi tố 7 đối tượng trong vụ án hình sự Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Công ty CP Công nghệ Việt Á, CDC Hải Dương.

 (HQ Online) – Từ tháng 9 đến tháng 12/2021, Công ty CP Công nghệ Việt Á nhập khẩu 3 triệu que test nhanh Covid-19 từ Trung Quốc với giá hơn 20 nghìn đồng/test.

Giải thưởng VinFuture: Độc đáo, ý nghĩa nhưng liệu có bền lâu?

Đôi lời: “Trưởng giả học làm sang” là chuyện xưa rồi. Còn nay, xứ Việt với thứ văn hóa “đậm đà bản sắc … kinh tế thị trường đình hướng XHCN” thì có những cách “làm sang” nhuốm màu chính trị chứ không chỉ “văn hóa”.

Chỉ sơ sơ điểm qua một số “giải thưởng” và “tiền thưởng” trong ngót chục năm qua…

Tư pháp phải là “phi chính trị” 

(VNTB) – Chỉ cần một cú điện thoại là thẩm phán bị chi phối…

“Độc lập” trong khuôn khổ của Đảng

Ông Nguyễn Đình Quyền, cựu Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, cựu Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đặt vấn đề khá thú vị thế này ở lần góp ý sửa đổi Luật tổ chức Tòa án nhân dân và Luật tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân: “Ở nhiều nước, tư pháp là một bộ máy phi chính trị để không bị các thế lực chính trị và lợi ích nhóm tác động. Với ta thì một đảng lãnh đạo, các cơ quan tư pháp phối hợp hoạt động. Vậy làm thế nào để độc lập?”.

 Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hỏi ‘chống mạnh mẽ, sao tiêu cực vẫn cứ trơ’

Một quan chức cao cấp của Đảng Cộng sản Việt Nam vừa chia sẻ với báo chí về những “tâm tư” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong công cuộc chống tham nhũng.

Chiều 20/1, Ban Nội chính Trung ương tổ chức cuộc họp thông tin về kết quả phiên họp thứ 21 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Phó Trưởng Ban Nội chính Trung ương Nguyễn Thái Học nói rằng mặc dù có nhiều kết quả tích cực, nhưng Ban Chỉ đạo cũng nhìn nhận công tác đấu tranh, phòng chống tham nhũng, tiêu cực còn tồn tại, hạn chế, khó khăn, thách thức rất lớn.

Because all Vietnamese names have a Chinese origin, does that mean Vietnamese people are also of Chinese origin?

No, it does not. China had an outsized influence on the cultures that surrounded it, due to its historical prominence. Part of that manifests as other languages adopting the Chinese writing system and borrowing a ton of Chinese terms.

La Chine a-t-elle perdue la guerre commerciale avec les États-Unis ?

De loin pas. Pour prendre l’exemple de Huawei recent – après que Google a essayé de retirer la license de Android à Huawei, ils se sont rendus compte que dans six mois ils auront un compétiteur majeur à leur système d’exploitation et qu’ils perdront le quasi-monopole sur les OS et la distribution des applications sur les smartphones/tablettes (mis à part ceux d’Apple – mais c’est un marché à part). 

Bài cũng đã dài, xin hẹn lần sau kể tiếp.

Hình minh họa:

Trang bìa của tờ Brigitte 


 

Tin bài liên quan:

VNTB – TS Nguỵ Hữu Tâm: vài nét chấm phá từ cuộc đời tôi ( phần 1)

Phan Thanh Hung

VNTB – Xã hội văn minh và trí thức

Phan Thanh Hung

VNTB – Chấm phá đời tôi (15)

Do Van Tien

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.