Việt Nam Thời Báo

VNTB – Vẽ ra cơ chế quyền lực ở Việt Nam từ 1945 đến 2040

TS Phạm Đình Bá

 

(VNTB) – Mảng xã hội đen của giai cấp quyền lực là năng động bởi giới cầm quyền có ban phát những quyền lợi cho những người chúng ân sủng và khai trừ những đồng đảng có xung đột quyền lực

 

 

Bài này là một chuyện giả tưởng theo thể loại “Back to the Future”, một bộ phim khoa học viễn tưởng của Mỹ năm 1985 do Robert Zemeckis đạo diễn. [1] Nhân vật chính là Michael J. Fox và Christopher Lloyd. Lấy bối cảnh năm 1985, câu chuyện kể về Marty McFly (Fox), một thiếu niên vô tình bị gửi về năm 1955 trên chiếc ô tô DeLorean du hành thời gian do người bạn là nhà khoa học lập dị Emmett “Doc” Brown (Lloyd) chế tạo. Trong quá khứ, Marty đã vô tình ngăn cản cha mẹ tương lai của mình yêu nhau – đe dọa sự tồn tại của anh ta – và buộc phải hòa giải cặp đôi và bằng cách nào đó quay trở lại tương lai.

Ở câu chuyện giả tưởng trong bài này, bối cảnh bây giờ là năm 2040. Vi và Nam là hai thanh niên với kỹ năng về lịch sử xã hội và nhân chủng học đang khảo sát về sự thật của chân dung và quyền lực của cái gọi là “đảng cộng sản” khi họ cầm quyền từ năm 1945 đến nay. 

Những ngày khởi đầu trong cuộc cách mạng màu gần đây, những người tiến bộ đã học hỏi rất nhiều bài học quý giá từ sự sụp đổ của chế độ cộng sản ở Đông Đức, khi dân hai miền chia cắt ở Đức đứng lên để đạp đổ bức tường Bá Linh. Chính phủ Đức lúc đó đã huy động năng lực để bảo tồn và canh giữ cẩn thận những tài liệu “bí mật quốc gia” của bọn cộng sản Đông Đức, giúp lịch sử phanh phui sự thật đau lòng về thực quyền và sự đàn áp của chế độ cộng sản. 

Giới trẻ đứng lên trong cuộc cách mạng màu vừa qua ở Việt Nam cũng đã làm những việc tương tự. Bởi vậy khảo sát của Vi và Nam có phần dễ dàng vì có nhiều tài liệu từ thâm cung bí sử của cộng sản Việt. Vi và Nam đạt được những kết quả rất đáng kể và dễ hiểu như tường trình ở những đoạn chuyện kể dưới đây.

Hình 1 vẽ ra cách phân chia giai cấp trong xã hội từ năm 1945 đến năm cuối cùng của “đảng” vào năm 2040. Giai cấp cầm quyền là 0.1% của dân số Việt Nam. Chúng là mạng lưới “xã hội đen” dựa vào những dòng họ mà theo chúng đã cấu kết từ lâu đời để dùng bạo lực thu tóm quyền lực cho thiểu số cầm quyền những năm 1945 ở Bắc bộ và năm 1975 ở toàn cả nước. 

Mảng xã hội đen của giai cấp quyền lực là năng động bởi giới cầm quyền có ban phát những quyền lợi cho những người chúng ân sủng, khoảng 1% dân số người Việt của “đảng viên” hay “cán bộ” mà giai cấp quyền lực cho là ưu tú. Mảng xã hội đen năng động này cũng khai trừ những đồng đảng mà chúng có xung đột quyền lực thường xuyên trong cái mà chúng thường gọi là “chống tham nhũng”. 

Trên trang Việt Nam Thời Báo của tiếng nói lề dân vào năm 2023 có bài đề nghị những người bị mãng xã hội đen đá ra rìa khỏi giai cấp quyền lực nên lập những “hội đoàn dân sự những cựu quan chức” với nhiều chi nhánh ở miền Bắc, Trung và Nam, vào lúc chúng khử tên chủ tịch nước ra ngoài. [2]

Giai cấp vô sản là 99% dân số ở Việt Nam. Họ ở đất thuê và làm mướn cho giai cấp quyền lực, bị bán lao động sang nước ngoài, hay làm gia công cho các công ty nước ngoài mà giai cấp quyền lực trải thảm đỏ để hôn chân những tư nhân từ những nước khác vào mở nhà máy trên quê hương. 

Giai cấp vô sản có những hình thành của một xã hội dân sự trong tranh đấu để mở rộng khát vọng cho xã hội tự do, dân chủ và nhân ái. Xã hội dân sự cũng tạo nên tiếng nói cho những người bị bóc lột. Tiếng nói và khát vọng của những người bị bóc lột dần dần tạo dựng những biến chuyển dần sâu rộng để rồi tước đi những quyền lực của độc tài toàn trị, cướp đi tham vọng cầm quyền lâu dài đến 100 năm trên đất nước ta.

Trong giai đoạn bị trị, quan hệ giữa người dân với giai cấp cầm quyền là phức tạp trong nhiều mặt tùy vào những khía cạnh của cách giai cấp cầm quyền kềm hãm xã hội (hình 2). Nói chung, khát vọng và tiếng nói của người dân là tạo nên một xã hội mới do dân và từ dân mà ra. Họ muốn cất lên tiếng hát mà những người dân ở các nước Bắc Âu đã hát trong quá trình xây dựng những xã hội đồng cảm thực sự – “Chế độ xưa ta mau phá sạch tan tành. Toàn nô lệ vùng đứng lên đi. Nay mai cuộc đời của toàn dân khác xưa, bao nhiêu lợi quyền tất qua tay mình.”

 

Hình 2 đề cương năm cột trụ của cơ chế cầm quyền trong độc đảng, độc tài và toàn trị. Về chính trị, giai cấp quyền lực dùng một hệ thống công an khổng lồ để trấn áp và giam cầm những người dân mà chúng cho là có thể đe dọa đến quyền lực của chúng. Vi và Nam đang nghiên cứu về nhân lực, ngân quỹ, cách đàn áp và những mạng lưới làm ăn chìm nổi của ngành an ninh trong giai đoạn giai cấp quyền lực tung hoành trên quê hương. 

Bởi vì giai cấp cầm quyền đã sửa cái mà chúng gọi là hiến pháp để ủy quyền cho quân đội chịu trách nhiệm bảo vệ giai cấp quyền lực khỏi cuộc cách mạng tiềm tàng từ dân chúng mà giai cấp này đàn áp, Vi và Nam cũng khảo sát về cách những khu phức hợp quân sự làm kinh tế và tác hại từ việc giai cấp quyền lực trao đổi và chia chác tiền của từ kinh doanh của các khu phức hợp quân sự. Vi Nam bắt đầu những xem xét này trước và sau vụ Đồng Tâm, khi giai cấp cầm quyền không thể chiếm đất Đồng Sênh một cách hợp pháp thì phải chiếm bằng phi pháp, lừa dối và bạo lực. [3]

Về kinh tế, giai cấp quyền lực làm kinh tế một cách thô thiển bởi chúng rất sợ tạo kiến thức trong giai cấp vô sản sẽ dẫn đến cách mạng màu. Chúng bỏ bê đại học, vùi dập kỹ năng của hàng hàng thế hệ trẻ và mặc mẹ tương lai dân tộc khi đất nước thụt lùi so với mức tiến triển của các nước trong vùng. [4] Chúng bỏ bê sức khỏe, an ninh của hàng hàng thế hệ trẻ em qua hơn 80 năm. [5] Ngược lại giai cấp quyền lực làm tiền thô thiển bằng đục khoét của công. 

Nguồn tiền thứ nhất mà chúng đục khoét là từ ngoại hối trong chính sách đi lao động nước ngoài. Vi Nam đang xem xét cách chúng gởi thanh niên đi lao động ở nước ngoài trong hơn 30 năm. [6] Vi Nam cũng đang xem xét cách chúng đè nén mức lương tối thiểu của công nhân làm cho các công ty nước ngoài. [7-9] Điều làm Vi Nam ngạc nhiên nhất là sự thiếu vắng những công nghệ sáng tạo trong các tập đoàn công nghiệp mà giai cấp cầm quyền điều hành. 

Về xã hội, giai cấp quyền lực đã tận dụng mọi năng lực trong giai cấp này để ngăn chặn cơ hội thăng tiến của dân oan, dân có lý lịch chúng không thích và mọi người không đến từ lý lịch chúng mong muốn. Vi Nam cũng kinh ngạc với mức độ bất bình đẳng xã hội với cách ngăn chặn cơ hội thăng tiến của nhiều người qua nhiều thế hệ trong thời gian dài. Vi Nam cũng không ngạc nhiên khi đất nước thụt lìu so với các nước trong vùng, dù rằng năng lực sáng tạo của dân mình là rất lớn. 

So với những người Việt thăng tiến ở các nước mà họ định cư từ tị nạn cộng sản, dân trong nước không có cơ hội thăng tiến ngay trên quê hương. Cách ngăn chặn cơ hội thăng tiến của mọi người ngoài giai cấp quyền lực trên thời gian dài, theo Vi Nam là tội gần với diệt chủng của giai cấp cầm quyền. 

Về văn hóa, Vi Nam xem xét cách giai cấp quyền lực dùng nói dối, nói láo thường xuyên thông qua một mảng tuyên truyền và thông tin rất sâu rộng. Sự cộng hưởng giữa chính trị trấn áp và tuyên truyền nói láo làm nhụt đi năng lực phản kháng của giai cấp vô sản, làm thui chột khả năng khao khát một tương lai do họ tưởng tượng ra, và trấn áp tiếng nói của xã hội dân sự. Vi Nam sẽ để thời gian để khảo sát tác hại của tuyên truyền cộng sản, mà theo ý kiến của Vi và Nam, mà tựu trung là giả dối.

Về đối ngoại, giai cấp quyền lực ở Việt Nam chỉ là bọn ăn theo như những con chó theo lối làm của chủ của chúng bên Tàu. Vi Nam sẽ đào sâu vào sự trung thành xuyên biên giới và cách giai cấp cầm quyền ở Việt Nam thực hiện những chỉ thị từ ban đối ngoại đảng cộng sản Tàu, nhất vào giai đoạn Tập Cận Bình cầm quyền cũng như trong những tháng cuối cùng của chế độ thật sự độc tài toàn trị từ Tập Cận Bình.

Vi và Nam sẽ làm việc từ từ để xem xét mỗi cột trụ riêng rẽ, cũng như tổng thể của cả năm cột trụ trong hình 2. Vi Nam cũng sẽ kể về quan hệ giai cấp, năng lực khao khát của dân đen và tiếng nói của xã hội dân sự trong hình 1. 

Vi Nam cảm nhận những háo hức trong việc làm của mình, trong không gian và âm nhạc những năm tháng rất cũ. “Trong một phút, một giây cuộc hành trình sẽ mở. Tôi mời em. Trân trọng mời em cùng đi, cùng khai mạc cuộc đời.

Xin hẹn mọi người trong những chuyện kể sắp tới!

_____________

Nguồn:

1. Wikipedia. Back to the Future. Available from: https://en.wikipedia.org/wiki/Back_to_the_Future.

2. Định Tường. VNTB – Nên thành lập hội đoàn dân sự các cựu quan chức. 27/01/2023; Available from: https://vietnamthoibao.org/vntb-nen-thanh-lap-hoi-doan-dan-su-cac-cuu-quan-chuc/.

3. Xuân Minh. VNTB – Giải mã Đồng Tâm. 12/03/2021; Available from: https://vietnamthoibao.org/vntb-giai-ma-dong-tam/.

4. Phạm Đình Bá. VNTB – Đảng đã bỏ bê đại học, thế hệ trẻ và tương lai dân tộc từ bao lâu? 21/01/2023; Available from: https://vietnamthoibao.org/vntb-dang-da-bo-be-dai-hoc-the-he-tre-va-tuong-lai-dan-toc-tu-bao-lau/.

5. Phạm Đình Bá. VNTB – Trọng ơi, bức tranh vân cẩu vẽ người tang thương. 23.01.2023; Available from: https://vietnamthoibao.org/vntb-trong-oi-buc-tranh-van-cau-ve-nguoi-tang-thuong/.

6. Tuấn, T.M., Quản lý Xuất khẩu lao động ở một số nước và thực tiễn Việt Nam. Tạp chí phát triển kinh tế, 2019: p. 52-60.

7. Bích Huệ. Nghệ An: Hàng ngàn công nhân ngừng việc, đòi tăng lương công bằng. 15/02/2022 Available from: https://bnews.vn/nghe-an-hang-ngan-cong-nhan-ngung-viec-doi-tang-luong-cong-bang/233122.html.

8. Cafebiz. Khoảng 5000 công nhân đình công trong ngày đầu năm để yêu cầu tăng chế độ 09/02/2022  [cited March 5, 2022; Available from: https://cafebiz.vn/khoang-5000-cong-nhan-dinh-cong-trong-ngay-dau-nam-de-yeu-cau-tang-che-do-20220209140423602.chn.

9. Tuổi trẻ. 8.200 công nhân Công ty Simone được tăng lương từ ngày 1-3 sau đình công. 27/02/2021; Available from: https://tuoitre.vn/8-200-cong-nhan-cong-ty-simone-duoc-tang-luong-tu-ngay-1-3-sau-dinh-cong-20210227093434554.htm.

 


 

Tin bài liên quan:

VNTB – ‘Đốt lò’ cỡ nào thì tham nhũng cũng vẫn không giảm

Baraju T. Ogelefecejo

VNTB – Mẹ nó! Có sợ gì đâu

Trương Thế Tử

VNTB – Đổi mới kinh tế qua chín điểm

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo