Việt Nam Thời Báo

VNTB – Việt Nam được nâng hạng lên BB+

Hàn Lam (lược ghi)

 

(VNTB) – Ngày 21-5-2021 S&P Global Ratings (“S&P”) công bố duy trì mức BB nhưng nâng triển vọng xếp hạng từ “Ổn định” lên “Tích cực”.

 

Mức mức BB+ có nghĩa là triển vọng “ổn định”, thể hiện góc nhìn tích cực đối với Việt Nam trên thị trường vốn quốc tế.

Theo phương pháp luận của S&P và thông lệ ngành xếp hạng tín nhiệm, khi triển vọng xếp hạng “Tích cực” tức là có khả năng cao kết quả xếp hạng sẽ được nâng hạng trong vòng 12-24 tháng sau đó.

S&P đưa ra giải thích rằng nhìn lại lịch sử, Việt Nam trước đó đã được nâng điểm xếp hạng tín nhiệm từ mức BB- lên BB bởi S&P vào tháng 4 năm 2019 – đó là lần đầu tiên sau 9 năm (kể từ tháng 12-2010) giữ nguyên mức xếp hạng BB- trong một thời gian dài.

Việt Nam lần đầu tham gia hoạt động xếp hạng tín nhiệm từ những năm 1990 của Moody’s.

(Tham khảo: https://fiingroup.vn/NewsInsights/Detail/10173793)

Vì sao Việt Nam được nâng hạng lên BB+?

Theo công bố của S&P, ngoài việc ghi nhận sự hồi phục mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam hậu Covid-19, cũng như tăng trưởng mạnh nhờ xuất khẩu và đầu tư nước ngoài FDI, yếu tố quan trọng được S&P đề cập đó là những cải thiện mạnh mẽ về các quy trình thủ tục hành chính của Chính phủ Việt Nam về quy trình thực hiện nghĩa vụ nợ nước ngoài do Chính phủ bảo lãnh.

Bên cạnh các điểm mạnh, S&P cũng ghi nhận những điểm cần cải thiện bao gồm tăng trưởng GDP chưa như dự báo của S&P, giải ngân đầu tư công chậm và một số điểm yếu của hệ thống ngân hàng – tài chính Việt Nam.

Mức điểm BB+ có ý nghĩa thế nào?

Mức BB+ là mức xếp hạng cao nhất trong nhóm BB, nhóm điểm được định nghĩa là “khả năng đáp ứng nghĩa vụ nợ thấp, chịu tác động lớn từ các sự kiện tiêu cực từ môi trường kinh doanh, kinh tế và tài chính”.

Mức BB+ vẫn được cộng đồng tài chính và đầu tư quốc tế xem là “có tính đầu cơ” trong các quyết định đầu tư liên quan đến Việt Nam. Tuy nhiên, đây là mức điểm tiệm cận với nhóm BBB-, nhóm xếp hạng được định nghĩa là “mức đầu tư” của S&P.

Khi đó, các nhà đầu tư quốc tế sẽ xem xét Việt Nam ở mức rủi ro thấp hơn và kỳ vọng một mức lợi nhuận – ví dụ qua lãi suất cho vay hoặc trái phiếu phát hành bởi các doanh nghiệp Việt Nam ở mức thấp hơn. So với một số nước trong khu vực ASEAN, Việt Nam hiện có mức xếp hạng thấp hơn Malaysia (A-), Indonesia (BBB), Philippines (BBB+), Thailand (BBB+).

Riêng Singapore có mức xếp hạng tương đương với các thị trường tài chính đã phát triển cao (AAA) trong khi Lào và Campuchia chưa tham gia xếp hạng tín nhiệm bởi S&P. Trung Quốc hiện cũng được xếp hạng ở mức A+.

Tiêu chí xếp hạng chính là gì?

Để đưa ra được điểm xếp hạng, S&P áp dụng 5 nhóm tiêu chí chính cho việc xếp hạng quốc gia và vùng lãnh thổ, bao gồm: thể chế và chính sách; chất lượng tăng trưởng kinh tế; sức mạnh cán cân thanh toán, bao gồm dự trữ ngoại hối và thặng dư cán cân thanh toán; cân đối tài khóa bao gồm thu chi ngân sách, đầu tư công và nợ công; và thị trường tiền tệ – tín dụng.

Việc nâng hạng này có lợi ích gì cho doanh nghiệp Việt Nam?

Vẫn theo S&P, thì lần đánh giá này là một bước tiến quan trọng đối với nền kinh tế và thị trường vốn Việt Nam bởi những lý do sau:

Trước hết, nâng hạng tín nhiệm quốc gia trong thời điểm kinh tế toàn cầu có nhiều bất ổn cho thấy sự công nhận về vị thế của kinh tế Việt Nam trên trường quốc tế và trong khu vực.

Sau đại dịch Covid-19, Việt Nam là nước duy nhất trong 8 nước khối ASEAN được nâng hạng năm 2022, trong khi phần lớn các nước giữ nguyên, riêng Malaysia và Lào được Fitch Ratings hạ 1 bậc xuống lần lượt là BBB+ và CCC.

Thứ hai, mức điểm BB+ đã tiệm cận với nhóm điểm mức Đầu tư của S&P, tức là nếu lên đến điểm BBB-, Việt Nam sẽ lọt vào tiêu chí đầu tư của nhiều định chế tài chính trên thế giới. Mức BBB- sẽ giúp đưa Việt Nam lên chỉ còn thấp hơn Indonesia 1 bậc và thấp hơn Thái Lan, Philippines và Malaysia 2 bậc.

Thứ ba, nâng hạng tín nhiệm giúp giảm chi phí huy động vốn không chỉ cho trái phiếu Chính phủ Việt Nam trong sự quan tâm của các nhà đầu tư quốc tế mà còn cho doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia vào thị trường nợ quốc tế.

Mặc dù không có thống kê về chênh lệch lãi suất giữa BB và BB+, thông lệ quốc tế cho thấy nếu vươn lên mức xếp hạng BBB, chênh lệch trung bình của các khoản vay sẽ là 150 đến 300 điểm cơ bản về lãi suất.

Điều này đồng nghĩa với chi phí huy động của doanh nghiệp sẽ giảm đi đáng kể, đơn cử như lô trái phiếu quốc tế 525 triệu USD của VinGroup, theo tính toán của S&P, chi phí vốn hàng năm có thể giảm được từ 8 đến 16 triệu USD nếu như lãi suất vay được xác định dựa trên mức xếp hạng ở mức BBB của Việt Nam.

Dĩ nhiên, điều này còn phụ thuộc vào mức xếp hạng của chính doanh nghiệp tổ chức phát hành nữa.

Thứ tư, việc nâng hạng cũng giúp “nâng trần” xếp hạng đối với tất cả các doanh nghiệp của Việt Nam bởi S&P.

Mức trần xếp hạng tín nhiệm này đã làm giảm đáng kể mức độ phân hóa về điểm xếp hạng tín nhiệm giữa các đơn vị phát hành công cụ nợ trên thị trường vốn quốc tế, dẫn đến việc nhà đầu tư gặp khó khăn trong phân loại và đánh giá giữa các hồ sơ tín nhiệm của đơn vị phát hành công cụ nợ, đặc biệt đối với nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư nước ngoài.

Do đó, xếp hạng theo các tổ chức quốc tế chỉ có tác dụng lớn đối với thị trường vốn quốc tế và không có nhiều ý nghĩa đối với thị trường vốn nội địa.


Tin bài liên quan:

VNTB – Chậm hoàn thuế giá trị gia tăng: vấn nạn nhà quản lý?

Do Van Tien

VNTB – Thôi thì đỡ đồng nào hay đồng nấy…

Phan Thanh Hung

VNTB – Kinh tế Việt Nam càng ảm đạm hơn ở quý cuối năm 2022

Do Van Tien

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo