Việt Nam Thời Báo

VNTB – Ký sự: Kinh hoàng thay! Tu viện hay cung điện? (2)

Đàm Ngọc Tuyên 

 

Kì 2: Nam tranh, Bắc đấu, chốn tu trường. Miền Vĩnh Nghiêm gió tanh mưa máu.

Kì 1 – Xương trắng xây chùa hay là gỗ Giáng hương?

Vào một trưa hè, năm 2020, tôi và một người bạn, đến viếng mộ của HT. Thích Tâm Giác, người khai sơn, trụ trì đời thứ nhất Tổ đình Vĩnh Nghiêm (Q3, Sài Gòn), và Thiền viện Vĩnh Nghiêm (Vũng Tàu).

Mộ phần của ông, được người đồng môn, là HT. Thích Thanh Kiểm, xây cất nằm trên phần đất ông mua lúc sinh thời, với tâm nguyện làm nghĩa trang Vĩnh Nghiêm, vị trí bây giờ là mặt tiền đường Lê Văn Khương, ngay góc ngã ba với đường HT31, P. Hiệp Thành, Q.12, Sài Gòn.

Chúng tôi chỉ đứng bên ngoài vỉa đường, thành kính bái lạy hương linh người đã khuất. Điều này, khiến cho người xe ôm đang chờ khách, tận tình chỉ dẫn, có muốn vào bên trong, thì đi theo lối cổng, ở bên đường HT31. Chứ cổng này, rất hiếm khi mở đâu. Thỉnh thoảng, có người ra quét dọn lá cây thôi. Còn chùa bên kia, đang xây to lắm.

Người miền Nam luôn hiền hòa như vậy. Tôi cảm ơn ông, rồi nửa đùa nửa thật, là tôi không dám bước vào, những ngôi chùa to lớn như thế. Bởi kể từ năm 1981, hầu hết chùa chiền ở Việt Nam, đã không còn có Phật. Mà ở đó, trở thành nơi chốn ẩn náu của bạch cốt tinh, của ma quỷ, những cặn bã của xã hội chủ nghĩa.

Người nằm dưới ngôi mộ này, cả đời bảo vệ Chánh Pháp, cho miền Vĩnh Nghiêm, cho Phật giáo nói chung, ông là người xây dựng cái chùa Vĩnh Nghiêm, ở Q3 đó! Ấy vậy mà, thế sự thăng trầm! Bây giờ, chùa chiền trở thành nơi tranh quyền đoạt lợi, mua quan bán tước, xu nịnh thế quyền, để nhận về chút ân huệ thừa thải. Cảm thán tôi liền đọc hai câu thơ: “Nam tranh, Bắc đấu, chốn tu trường. Miền Vĩnh Nghiêm gió tanh mưa máu”.

Tôi nói một hồi, khiến người xe ôm, há hốc kinh ngạc, nhìn tôi từ đầu đến chân. Hẳn trong lòng ông ấy nghĩ, đã ế khách, lại gặp phải đứa. Tôi mời ông điếu thuốc, rồi kể ông nghe, vì sao họ lại xây cái chùa to vật vã ở đây…!

Đời trụ trì thứ hai Tổ đình Vĩnh Nghiêm, là HT. Thích Thanh Kiểm. Tuy nhiên, với tay nải của một chức sắc là Trưởng Ban Kinh tế Tài chính Trung ương, của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, thì tiền mới chính là kinh kệ vậy. Trong khi, chưa bao giờ, chùa Quán Sứ, và Hà Nội tin tưởng lòng trung thành, tu sĩ ở miền Nam, gốc Bắc. Giống như, người ta không tin thành viên của Mặt trận Giải phóng miền Nam vậy.

HT. Thích Thanh Kiểm, hơn ai hết, phải thấu hiểu điều này. Đại đức Thích Giác Dũng, là tu sĩ ở Tổ đình Vĩnh Nghiêm, lập tức được chọn, để đến Nhật tu học, rồi sẽ về ngay. HT. Thanh Kiểm, chắc đến tận lúc chết, vẫn không tin được, phải hơn 15 năm sau, Đại đức Giác Dũng mới được quay về. Âu cũng là nhân quả vậy!

Phạm Đức Phong, một thái tử sư, năm 15 tuổi, vào chùa Quán Sứ. Một bước đệm, cho ngày sau Nam tiến đường tu, khi ông được 20 tuổi. Thời điểm Đại đức Giác Dũng đi Nhật, thì Phạm Đức Phong liền đi Đài Loan, dưới tên gọi giống như là tu sĩ Đại đức Thích Thanh Phong. Khác nhau chút xíu, chỉ 3 năm sau, năm 1999, Thanh Phong quay về, trở thành thị giả của HT. Thanh Kiểm.

Tháng Chạp năm 2000, HT. Thanh Kiểm chết. Ai sẽ là trụ trì đời thứ ba của Tổ đình Vĩnh Nghiêm, khi mà Đại đức Thích Giác Dũng lo tu miết bên Nhật? Đại đức Thích Thanh Phong đành đoạn tạm Quyền Trụ Trì Tổ Đình Vĩnh Nghiêm vậy, chờ người nơi ấy quay về. Đợi mãi vẫn không về, thôi thì làm Trụ trì không khó, kể cả cái tay nải Trưởng Ban Kinh tế Trung ương của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, vào năm 2007.

Đức quốc, Mỹ đế, Ba Lan,…, những ngôi chùa có tên Vĩnh Nghiêm lần lượt mọc lên, khi tay nải thiếu kinh kệ, chứ chưa hề thiếu tiền bao giờ, cho dù ngàn tỷ. Mất hơn 15 năm, để lấy học vị Tiến sĩ, Đại đức Thích Giác Dũng mới lò dò về Vĩnh Nghiêm. Tổ đình Vĩnh Nghiêm còn đâu nữa mà tu. Hơn trăm ngôi chùa thuộc miền Vĩnh Nghiêm, dưới sự quản lý của trụ trì Tổ đình, cũng còn trống cái ghế nào, Đại đức Thích Giác Dũng biết ngồi ở đâu?

Đó chính là tất cả lý do, mà cái tu viện Vĩnh Nghiêm, ở Q.12, được Đại đức Thích Thanh Phong xin giấy phép xây dựng tận 9 năm, đến năm 2009, mới khởi công. Tu viện được thi công ròng rã suốt hơn 9 năm, rồi trao trả lại cho ông Thượng tọa Thích Giác Dũng làm trụ trì, khánh thành vào ngày 4/12/2020. Cũng cần nói rõ chi tiết, năm 2012, đôi bạn tu cùng tiến Thanh Phong, Giác Dũng mới là Thượng tọa.

Quan chức tầm Giám đốc Sở, ở Bình Định, may ra, mới được Thượng tọa Thích Đồng Ngộ tiếp. Chỉ cần trong nhà, treo bức hình, gia chủ chụp chung với ông ta thôi, sẽ thay cho câu trả lời, có biết bố mày là ai không? Trong khi, Thích Đồng Ngộ mới chỉ là thành viên sai vặt, của cái tay nải, là Trưởng Ban Kinh tế Trung ương của Giáo hội.

Thế mới hiểu vì sao, hàng ngàn mét khối gỗ căm xe, hàng trăm mét khối gỗ giáng hương, và hàng ngàn tỷ, chỉ để xây cái tu viện Vĩnh Nghiêm, dễ dàng hơn cư sỹ mua một bó rau.

Nguồn: FB Đàm Ngọc Tuyên 


Tin bài liên quan:

VNTB – Ký sự: Kinh hoàng thay! Tu viện hay cung điện? (1)

Phan Thanh Hung

VNTB – Virus Corona và “Hành quyết giữa Sài Gòn” *

Phan Thanh Hung

VNTB – Tổ quốc nếu lần này đã mất, thì không bao giờ còn có thể phục quốc được nữa.

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo