Việt Nam Thời Báo

VNTB – ‘Án điểm’ nhằm để xoa dịu dư luận?

Hoài Nguyễn

 

(VNTB) – Ban giám đốc Công an TP.HCM sẽ được đưa ra xét xử làm “án điểm” vụ bé gái nghi bị bạo hành đưa đến tử vong để răn đe chung toàn xã hội.

 

Tại buổi họp về công tác cuối năm 2021 của Công an TP.HCM, đại tá Nguyễn Sỹ Quang, Phó Giám đốc Công an TP.HCM cho biết việc xử lý vụ án bé gái 8 tuổi tử vong nghi do bạo hành sẽ được xem là án điểm.

Đến nay, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an quận Bình Thạnh đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Nguyễn Võ Quỳnh Trang (26 tuổi, ngụ tỉnh Gia Lai) để điều tra hành vi hành hạ người khác. Công an quận Bình Thạnh cũng bắt khẩn cấp Nguyễn Kim Trung Thái (36 tuổi, ngụ quận 1, là cha ruột của cháu bé) để điều tra hành vi hành hạ, ngược đãi.

Tin tức cập nhật cho biết, Công an quận Bình Thạnh đã chuyển hồ sơ vụ bé gái 8 tuổi bị bạo hành tử vong lên Văn phòng Cơ quan cảnh sát điều tra (PC01) Công an TP.HCM tiếp tục điều tra xử lý.

Theo Thông tư liên ngành số 01/TTLN, ngày 15-10-1994 giữa Bộ Công an, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, thì các vụ án trọng điểm là các vụ án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia, kinh tế và trật tự an toàn xã hội đã cản trở việc thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước hoặc gây ảnh hưởng chính trị xấu trong quần chúng nhân dân, dư luận xã hội đòi hỏi phải đưa ra xét xử kịp thời, nghiêm minh nhằm đáp ứng yêu cầu chính trị, ngăn chặn tội phạm phát triển, góp phần giải quyết một tình trạng tiêu cực nhất định trong xã hội.

Vụ án trọng điểm không nhất thiết phải là vụ án về tội phạm nghiêm trọng, nhưng nhất thiết phải là vụ án mà việc giải quyết nó có tầm quan trọng nhất định.

Theo đó, ở vụ án Nguyễn Võ Quỳnh Trang – Nguyễn Kim Trung Thái được xác định đã gây ảnh hưởng chính trị xấu trong quần chúng nhân dân, dư luận xã hội đòi hỏi phải đưa ra xét xử kịp thời, nghiêm minh nhằm đáp ứng yêu cầu chính trị, ngăn chặn xu hướng phát triển, góp phần giải quyết một tình trạng tiêu cực nhất định trong xã hội, giữ vững kỷ cương của xã hội.

Tuy nhiên yêu cầu phải đạt trong việc giải quyết các vụ án trọng điểm mà Thông tư liên ngành số 01/TTLN, ngày 15-10-1994 đặt ra, cho thấy dễ đưa đến quy chụp “chính trị hóa”, khi đưa ra hai yêu cầu cụ thể như sau:

1. Việc giải quyết các vụ án trọng điểm đòi hỏi phải đánh trúng bọn tội phạm nguy hiểm, có tác dụng giáo dục, thúc đẩy phong trào quần chúng bảo vệ an ninh chính trị, bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, phục vụ kịp thời nhiệm vụ chính trị chung và công tác trọng tâm của địa phương.

2. Việc giải quyết các vụ án trọng điểm phải đạt được yêu cầu phòng ngừa cao. Cần phải làm rõ những sơ hở, thiếu sót trong khâu quản lý kinh tế, văn hoá, xã hội đã dẫn tới phát sinh tội phạm.

Thông qua việc giải quyết các vụ án trên cần vạch trần những âm mưu, thủ đoạn của kẻ địch, giáo dục tham gia đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm, đẩy mạnh phong trào bảo vệ an ninh tổ quốc, giữ gìn trật tự an toàn xã hội, đề xuất phương hướng, biện pháp khắc phục và kiến nghị với các ngành, các cơ quan, các tổ chức xã hội có trách nhiệm để kịp thời sửa chữa những thiếu sót, sai lầm, vi phạm chính sách, pháp luật.

Như vậy, nếu vẫn răm rắp tuân thủ Thông tư liên ngành số 01/TTLN, ngày 15-10-1994, thì xem chừng khó thể “án điểm” vụ án Nguyễn Võ Quỳnh Trang – Nguyễn Kim Trung Thái đưa đến cái chết của bé gái 8 tuổi Vân An.


Tin bài liên quan:

VNTB – Thế nào là xúc phạm tôn giáo?

Trương Thế Tử

VNTB – Huỳnh Ngọc Sĩ – những lần mặc cả và nhận tiền (kỳ cuối)

Trương Thế Tử

VNTB – Cẩn trọng trước khi hưởng ứng kêu gọi kích hoạt lại Công luật 93-559

Baraju T. Ogelefecejo

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo