Anh Khoa dịch
(VNTB) – Bằng chứng cụ thể về việc vi rút đã bị rò rỉ: Đảng Cộng sản hằn học tấn công bất kỳ ai lên tiếng về điều này.
Tác giả: Perry Link
Tôi cũng háo hức như mọi người khi theo dõi các nhà virus học trên thế giới khi họ cố gắng xác định Covid-19 xuất hiện ra sao ở Vũ Hán, Trung Quốc. Nhưng là một nhà nghiên cứu lâu năm về ngôn ngữ chính trị Cộng sản Trung Quốc, tôi sẽ cần những bằng chứng thuyết phục rằng căn bệnh này đến từ loài dơi hoặc các khu chợ thịt rừng. Có đầy rẫy những bằng chứng ngôn ngữ cho thấy các nhà lãnh đạo Trung Quốc tin rằng Viện Vi-rút Vũ Hán là nguồn gốc gây ra dịch bệnh.
Nhiều năm trước, một nhà văn Trung Quốc nổi tiếng, Wu Zuxiang, đã giải thích với tôi rằng có sự thật trong các tuyên bố của Đảng Cộng sản, nhưng bạn phải đọc theo kiểu “lộn ngược”. Nếu một tờ báo nói rằng “Đảng đã đạt được những bước tiến lớn trong việc chống tham nhũng ở Hà Nam,” thì bạn biết rằng tình trạng tham nhũng gần đây đặc biệt tồi tệ ở Hà Nam. Nếu bạn đọc về cuộc giải cứu anh hùng tám người thợ mỏ ở đâu đó, bạn có thể đoán rằng một vụ sập hầm mỏ có thể đã giết chết hàng trăm người không được nhắc đến. Khi đọc ngược, bạn sẽ có cảm giác báo chí chính thống không bao giờ nói dối. Báo chí không thể nói dối mà phải cho bạn biết những gì Đảng muốn bạn tin, và nếu bạn có thể tìm ra động cơ của Đảng — cái luôn tồn tại — thì bạn sẽ cảm nhận được sự thật.
Cách đây vài năm, một nhà văn xuất sắc khác của Trung Quốc, Tô Hiểu Khang – Su Xiaokang, đã đưa tôi đi sâu hơn một bước. Ông giải thích, những người phương Tây các bạn quá lo lắng về câu hỏi liệu các thông tin tuyên truyền có đúng hay không. Đối với nhà nước Trung Quốc, sự thật và sự giả dối không phải là vấn đề quan trọng. Một tuyên bố có thể đúng, sai hoặc đúng một phần. Điều quan trọng chỉ là liệu nó có lợi cho họ hay không. Nó có thúc đẩy lợi ích của đảng không? Các nhà lãnh đạo cao nhất đưa ra các từ và cụm từ để tay sai của họ sử dụng, giống như những cái xẻng nhỏ trong vườn. Tay sai dùng chúng để đào bới.
Sau khi Đảng Cộng sản đóng cửa thành phố Vũ Hán vào mùa đông năm 2020, một nhà văn địa phương tên là Phương Phương đã bắt đầu ghi lại tình cảnh và tâm trạng của những người xung quanh bà và đăng các bài viết này trên Internet. “Nhật ký Phương Phương” nhanh chóng thu hút một lượng lớn người theo dõi và người ta biết đến tác giả là “lương tâm của Vũ Hán”. Michael Berry, giáo sư ngôn ngữ và văn hóa châu Á ở UCLA (University of California at Los Angeles, chú thích của người dịch), người đang dịch một trong những cuốn tiểu thuyết của tác giả này, cũng bắt tay vào thực hiện các bài đăng của bà ấy. Chúng đã được HarperCollins xuất bản vào mùa hè năm ngoái.
Cuốn “Nhật ký Vũ Hán” chỉ chứa những câu chuyện thật trần trụi. Quyển sách được viết với ngôn ngữ đơn giản, không trau chuốt nổi bật ở Vũ Hán bởi vì không ai khác dám viết bất cứ điều gì. Nhưng phản ứng của Trung Quốc là tấn công Phương Phương dữ dội nhất kể từ khi tấn công chống lại các nhà văn Trung Quốc kể từ Cách mạng Văn hóa của Mao Trạch Đông vào cuối những năm 1960. Vào thời Mao, ông ta coi “đấu tố” là một tha động từ (transitive verb): tấn công ai đó là bao vây người đó, trên đường phố hoặc trên sân khấu, chế nhạo, lăng mạ, đe dọa và yêu cầu thú tội; không người ngoài cuộc nào dám bênh vực những người đang bị đấu tố vì sợ trở thành mục tiêu tiếp theo. Việc đàn áp bằng lời nói thường được nối tiếp bằng đánh đập, đôi khi thậm chí dẫn đến tử vong.
Tập Cận Bình đã làm sống lại cuộc đấu tranh này dưới một hình thức có thể được gọi là “cuộc đấu tranh trên không gian mạng”. Những người nhiệt thành trẻ tuổi thời Mao, được gọi là Hồng vệ binh, đã được thay thế bằng những người điên cuồng không kém có biệt danh là “Little Pinks – tiểu hồng vệ binh”. Vào mùa xuân năm 2020, tiểu hồng vệ binh và những người khác đã đấu tố Phương Phương : “Đả đảo kẻ theo đuôi bọn đế quốc và phản bội Trung Quốc, Phương Phương!” Đối với họ, cuốn nhật ký là một “đống rác và những tin đồn bịa đặt nên được gọi là ‘Ảo tưởng tình dục của Phương Phương’!” Bà nhận được những lời đe dọa giết chết bà. Một cuộc săn lùng kẻ ác để xác định được những người ủng hộ bà và bắt đầu xử luôn họ. Ông Berry, người phiên dịch của bà, cũng không được tha. Hàng trăm tin nhắn được gửi điện thoại di động của ông: “Đồ quỷ trắng xấu xa, ăn thịt người và uống máu người, mười tám cõi địa ngục được tạo ra đặc biệt cho mày!”; “Nếu mày đặt chân đến Trung Quốc một lần nữa, tao sẽ giết mày”; và những điều khác.
Những lời thóa mạ này có thể cho chúng ta biết điều gì đó về nguồn gốc của COVID. Có hai sự thật đáng chú ý. Đầu tiên, các cuộc tấn công được phối hợp với nhau, chứ không phải là sự bùng nổ ngẫu nhiên của lời nói cay độc. Thứ hai, chúng mạnh hơn nhiều — mạnh hơn nhiều lần — so với các cuộc tấn công ngôn từ khác đối với các cá nhân ở Trung Quốc gần đây. Hai sự kiện này, kết hợp với nhau, làm cho người ta có thể tin gần như chắc chắn rằng chiến dịch chống lại Phương Phương đến từ Trung ương.
Mượn kỹ thuật đọc “ngược” của Wu Zuxiang, điều mà chiến dịch Phương Phương cho chúng ta biết là Tập Cận Bình cực kỳ lo lắng rằng thế giới sẽ bắt Trung Quốc phải chịu trách nhiệm về đại dịch. Câu hỏi nguy hiểm nhất là virus bắt nguồn từ đâu. Phương Phương không đề cập đến việc liệu virus có nguồn gốc từ một trong những khu chợ thịt rừng hay phòng thí nghiệm; cô ấy chỉ ghi lại tất cả những đau khổ bắt đầu ở Vũ Hán. Nhà nước chỉ tập trung vào câu hỏi nguồn gốc nhưng tất cả đều hét lên một sự thật.
Tài liệu chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc về loại vi rút này là nó đã “nhảy” từ dơi sang người tại một khu chợ thịt rừng không xa phòng thí nghiệm Vũ Hán. Chính quyền thành phố đã nhanh chóng đóng cửa khu chợ đó, niêm phong chợ và cho thế giới thấy ảnh chợ đã bị niêm phong. Tại sao các nhà chức trách lại nhanh chóng và phô diễn như vậy? Vì họ nghi ngờ chợ này hay vì họ muốn thế giới tin điều đó? Nếu họ chắc chắn rằng Mẹ Thiên nhiên là thủ phạm, tại sao lại bịt miệng các nhà khoa học của họ và niêm phong hồ sơ phòng thí nghiệm? Và tại sao lại bắt đầu một cuộc đấu tranh nguy hiểm trên không gian mạng chống lại một người ghi lại cuộc sống hàng ngày như bà ấy thấy?
*Ông Link là giáo sư tiếng Trung tại Đại học California, Riverside và là giáo sư danh dự về nghiên cứu Đông Á tại Princeton.
Nguồn: WSJ