Việt Nam Thời Báo

VNTB – Cần ủng hộ giáo sư Trần Ngọc Thêm về việc mạnh dạn loại bỏ chữ “lễ”

Nguyễn Huyền

(VNTB) – Giáo sư Trần Ngọc Thêm hoàn toàn có lý, chí ít cũng là việc nên loại bỏ tư tưởng ‘giữ lễ’ trong việc giảng dạy môn Tư tưởng Hồ Chí Minh.

Tại hội thảo “Văn hóa học đường trong bối cảnh đổi mới giáo dục và đào tạo”, do Ủy ban Văn hóa, giáo dục của Quốc hội tổ chức, Giáo sư Trần Ngọc Thêm – giảng viên  Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM – đã có nhận định “Tiên học lễ, hậu học văn” là sản phẩm của nền giáo dục Nho giáo, phục vụ cho mục tiêu đào tạo người thừa hành, coi việc đòi hỏi người dưới phải phục tùng và giữ “lễ” với người trên là yêu cầu số 1.

Theo lập luận của giáo sư Thêm, một nguồn nhân lực như vậy giỏi lắm chỉ có thể giữ cho xã hội ổn định, chứ không thể giúp xã hội phát triển. Muốn xây dựng một xã hội phát triển thì phải có những con người sáng tạo. Để sáng tạo, phải chủ động và có tư duy phản biện.

“Tiên học lễ” rồi thì con người sẽ trở nên thụ động, sẽ không còn tư duy phản biện nữa. “Tiên học lễ” đòi hỏi quan hệ một chiều, người dưới tôn trọng người trên. Còn sức sáng tạo và sự phản biện tồn tại trong quan hệ hai chiều, người dưới và người trên cần có sự tôn trọng lẫn nhau.

“Chừng nào còn đề cao chữ “lễ” thì người học còn bị trói buộc trong quan hệ kính trọng một chiều. Chấm dứt sử dụng khẩu hiệu “Tiên học lễ, hậu học văn” sẽ là điều kiện cần để khai mở tư duy phản biện, giải phóng sức sáng tạo!” – giáo sư Trần Ngọc Thêm kết luận.

Giáo sư Trần Ngọc Thêm hoàn toàn có lý, chí ít cũng là việc nên loại bỏ tư tưởng ‘giữ lễ’ trong việc giảng dạy môn Tư tưởng Hồ Chí Minh.

Trên giảng đường đại học cho đến những lớp bồi dưỡng chính trị định kỳ, cán bộ tuyên giáo Đảng thường có giáo trình đại khái như sau:

“Hồ Chí Minh sinh ra trong một gia đình chân Nho và đạo đức Nho giáo có tác động không nhỏ đến tư tưởng cũng như triết lý nhân sinh củaNgười.

Tuy nhiên, mỗi xã hội lại có hệ giá trị đạo đức của mình và hình mẫu con người đại diện. Nho giáo xây dựng nên hình tượng người quân tử, bậc trượng phu, kẻ sỹ với 5 chuẩn mực đạo đức, tức ngũ thường là “Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín”.

Hồ Chí Minh xây dựng hình mẫu người cách mạng với những chuẩn mực đạo đức cách mạng nhưng vẫn được biểu đạt bằng các phạm trù đạo đức Nho giáo quen thuộc. Bằng chứng là khi nói về đạo đức cách mạng, phần nhiều Hồ Chí Minh nói về tứ đức là “Cần, Kiệm, Liêm, Chính”, cũng có lúc Người xác định “đạo đức cách mạng phải gồm 5 điều sau đây: Trí – Tín – Nhân – Dũng – Liêm” (tham khảo Hồ Chí Minh: Toàn tập, tập 5, nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011).

Và cũng có lần Người nói đạo đức cách mạng “gồm 5 điều: Nhân, Nghĩa, Trí, Dũng, Liêm”. Như vậy, trong ngũ thường của Nho giáo không có đức Liêm nhưng với Hồ Chí Minh, Liêm tồn tại như một hằng số vì là một trong “tứ đức”, là một trong “ngũ thường” do Người đề ra.

Hồ Chí Minh còn chỉ ra những biểu hiện cụ thể của đức Chính. Khi con người có 3 mối quan hệ là với mình, với người, với việc thì người có đức chính phải hành xử theo nguyên tắc: Đối với mình thì không tự cao, tự đại, luôn chịu khó học tập cầu tiến bộ, luôn tự phê bình và lắng nghe phê bình để phát triển điều hay, sửa đổi điều dở của bản thân.

Đối với người thì phải yêu quý, kính trọng, giúp đỡ, không nịnh hót người trên, không xem khinh người dưới, luôn có thái độ chân thành, khiêm tốn, đoàn kết thật thà.

Đối với việc thì phải để việc công, lợi chung lên trước việc tư, lợi tư. Đã phụ trách việc gì thì quyết làm cho kỳ được, làm đến nơi đến chốn, không sợ khó khăn, nguy hiểm. Việc thiện thì dù nhỏ mấy cũng làm, việc ác thì dù nhỏ mấy cũng tránh. Mỗi ngày cố làm một việc lợi cho nước, cho dân bởi trong tiền đồ chung có tiền đồ của mỗi con người…”.

Như vậy, với những sinh viên được nghe thuyết giảng về tư tưởng Hồ Chí Minh, nếu họ vẫn tâm thế giữ chữ “lễ” đối với Đảng, chắc chắn không sinh viên nào đủ dũng cảm để ý kiến rằng hãy dừng lại ngay việc nói khác xa với hành động; bởi ai cũng thấy rõ nếu thực sự Liêm, thực sự Chính thì làm gì phải nhọc đến Tổng bí thư cứ mải miết tìm cách “nhúm lửa đốt lò”…


Tin bài liên quan:

VNTB – Ông Trọng có dám truy đến “trùm cuối” vụ Việt Á?

Trương Thế Tử

VNTB – Chống tham nhũng “theo sách”

Do Van Tien

VNTB – Đảng viên có bị xí gạt về “xá lợi tóc Đức Phật”?

Baraju T. Ogelefecejo

1 comment

Minh 27.11.2021 10:21 at 10:21

Hiểu thế nào cho đúng chữ “LỄ”nhât là giữ lễ,ra đường gặp người lớn tuổi chào hỏi,không được phê bình người lớn tuổi khi làm sai,thế thì hiểu vế nào đúng.nếu như chào hỏi là đúng thì bỏ chữ “LỄ” là sai,nếu không được phê bình là đúng thì bó tay với người viết bài nầy.

Reply

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo