VNTB – Có đúng là Tô Lâm đang tự tung, tự tác?

VNTB – Có đúng là Tô Lâm đang tự tung, tự tác?

Hà Nguyên

 

(VNTB) – Cái tên Tô Lâm dường như đang quyết định đâu là ‘củi’ để đốt lò dù trước đó là ‘danh mộc’…

 

Luật sư Lê Hùng phân tích về cái gọi là bộ tham mưu cho người đứng đầu. Theo đó, thứ nhất, ở Nhà nước quân chủ (Vua) gọi là Hội đồng cơ mật. Quyết định cuối cùng gọi là Chiếu chỉ Vua ban.

Thứ hai, Nhà nước tư bản chủ nghĩa (tạm gọi vậy) là Hội đồng an ninh quốc gia. Quyết định cuối cùng gọi là Sắc lệnh của Tổng thống hoặc Thủ tướng.

Thứ ba, Nhà nước xã hội chủ nghĩa (Bộ Chính trị) và Quyết định cuối cùng gọi là Kết luận của Bộ chính trị.

Chưa bàn đến những quyết định đó đúng hay sai, nhưng không tránh khỏi sự phản đối hoặc không đồng tình của một số người (chỉ xảy ra ở hai hình thái 2 và 3) vì hình thái 1 sẽ bị trảm ngay khỏi cần xét xử.

Ở Bắc Triều Tiên là hình thức 3 nhưng lại như hình thức 1. Ở Việt Nam sau tháng 4. 1975 có hai trường hợp rõ nhất đó là: quyết định thành lập 3 đặc khu và quyết định xử lý kỷ luật đồng chí X.

Thông thường, khi có những việc cực kỳ quan trọng mới cần đến Bộ tham mưu như kể trên, nhất là vấn đề có chạm đến người của chính Bộ tham mưu đó. Theo hồi ký và trong thực tế, Bộ tham mưu có thể đã tranh luận rất gay gắt dẫn đến tan vỡ và thay thế bộ máy của những người lãnh đạo đó (Liên Xô thời Khrushop, và Trung Quốc thời Lâm Bưu).

Bởi vậy, theo luật sư Lê Hùng, nói rằng cá nhân ông này ông kia quyết định hạ bệ ông khác (nhất là cấp trên của mình) là một điều bất khả thi, trừ khi chứng cứ đã rành rành ra đó, và người đứng đầu là người phân minh sáng suốt đã quyết định như vậy! Không có quyết định và chỉ định của Bộ tham mưu và người đứng đầu thì ai dám làm? Không có chứng cứ rõ ràng và sự kiên quyết dứt khoát của người đứng đầu, thì e rằng có khi người làm việc đó lãnh đạn trước (!?).

Tô Lâm là một trường hợp dẫn chứng.

Chia sẻ ý kiến trên, một luật gia cho rằng ở đây có yếu tố tận dụng lợi thế gọi là ‘nắm lá bài tẩy’ về điểm cần che giấu nào đó của chính khách đương nhiệm bằng nghiệp vụ và quyền lực màu áo công an.

Hiện nay, các ủy viên Bộ Chính trị giữ các cương vị Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội và Thường trực Ban Bí thư được gọi là các lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước. Các Ủy viên Bộ Chính trị này được gọi là các Ủy viên Bộ Chính trị phụ trách chung, để phân biệt với các Ủy viên Bộ Chính trị phụ trách lĩnh vực.

Quyền hạn của Ủy viên Bộ Chính trị (cũng như quyền hạn Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ban Bí thư) được quy định trong văn bản quy chế của Đảng. Các Ủy viên Bộ Chính trị giữ các cương vị Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội có quy định riêng. Quyền hạn của Tổng bí thư và Thường trực Ban Bí thư được quy định riêng.

Danh sách cụ thể tính đến hiện tại của Bộ Chính trị, gồm có: Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính, Trương Thị Mai, Tô Lâm, Nguyễn Văn Nên, Phan Đình Trạc, Trần Cẩm Tú, Phan Văn Giang, Nguyễn Hòa Bình, Trần Thanh Mẫn, Nguyễn Xuân Thắng, Lương Cường, Đinh Tiến Dũng.

Các ủy viên Bộ Chính trị khóa XIII bị xóa tên có: Nguyễn Xuân Phúc, Phạm Bình Minh, Trần Tuấn Anh, Võ Văn Thưởng, Vương Đình Huệ.

Liệu Tô Lâm có đủ sức chi phối để khiến số đông của Bộ Chính trị răm rắp nghe theo sự sắp đặt lại bàn cờ nhân sự; hay triệt buộc nào đó của ‘nước cờ tàn’ khiến Tổng bí thư phải ‘gật đầu’ nghe theo?

 


 

CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (1)
  • comment-avatar
    Hoàng Sinh 2 weeks

    Tiêu đề sai rồi! Tự tung tự tác, không phải là tự túc tự tác.