Việt Nam Thời Báo

VNTB – Có những phiên tòa mà nhà báo bị tước quyền ghi âm, ghi hình…

Thới Bình

 

(VNTB) – Tước quyền ghi âm, ghi hình tại phiên xét xử công khai là làm khó nhà báo khi tác nghiệp…

 

Một số phiên xét xử vụ án lớn gần đây tại Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội, như kit-test Việt Á và sai phạm tại tập đoàn Tân Hoàng Minh…, phóng viên được bố trí ngồi tại phòng báo chí song không được ghi âm, ghi hình kể cả qua màn hình, không được sử dụng máy tính và không mang theo điện thoại. Việc chỉ được mang giấy bút vào ghi chép đã khiến hoạt động tác nghiệp đưa tin trở nên khó khăn, đặc biệt ở các vụ án tình tiết phức tạp, xét xử nhiều ngày.

Với vụ án tình tiết phức tạp, lượng thông tin rất lớn, nếu nhà báo không có dữ liệu từ ghi âm, ghi hình sẽ rất bất cập về chứng cứ và là thách thức rất lớn với việc truyền tải thông tin đầy đủ, chính xác. “Việc nhà báo ghi âm, ghi hình tại phiên tòa sẽ giúp lời nói, phán quyết của thẩm phán, tranh luận giữa các bên chuẩn mực hơn”, Phó ban chuyên trách Ban Kiểm tra, Hội Nhà báo Việt Nam Nguyễn Mạnh Tuấn nêu quan điểm, và cho rằng diễn biến phiên tòa được báo chí phản ánh đầy đủ, chính xác, khách quan sẽ góp phần nâng cao chất lượng xét xử, “giảm oan sai”.

Ở một số vụ án xét xử liên quan đến cáo buộc tội danh hình sự theo Điều 117, Bộ luật hình sự như vụ ba thành viên Hội Nhà báo độc lập Việt Nam, mặc dù là phiên xét xử được thông báo là công khai, nhưng thực tế thì các phóng viên cũng chịu “tước quyền” tương tự; và người dự khán là hạn chế. Vụ án Đồng Tâm là ví dụ khác cho cả việc ngay cả máy tính cá nhân của luật sư tham gia bào chữa cũng phải bị “tạm giữ” trước khi vào phòng xét xử.

Nói một cách khác, mặc dù theo khoản 3 Điều 8 Nghị định số 51/2002/NĐ-CP ngày 26-4-2002 quy định chi tiết thi hành Luật Báo chí, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo chí, nhà báo được hoạt động nghiệp vụ lấy tin, chụp ảnh, quay phim, ghi âm tại các phiên tòa xét xử công khai, được dành chỗ ngồi riêng, được liên lạc trực tiếp với các thẩm phán, luật sư để lấy tin, phỏng vấn theo quy định của pháp luật. Trong khi đó, nội quy phiên tòa hiện hành của ngành tòa án quy định việc ghi âm, quay phim, chụp ảnh tại nơi xử án phải được sự cho phép của chủ tọa phiên tòa.

Trên thực tế, việc ghi âm, quay phim, chụp ảnh của phóng viên tại phiên tòa còn tùy thuộc vào một số điều kiện: Tính chất của vụ án là án hình sự hay án khác, án nhỏ hay án lớn, án hình sự thông thường hay án xử các tội xâm phạm an ninh quốc gia, ở tòa nào…

Có vụ trước khi mở phiên xử, tòa thông báo để các báo gửi danh sách nhà báo làm thẻ tham dự phiên tòa. Nhà báo theo dõi phiên tòa có thể phải ngồi ở một khu vực nhất định, chỉ được chụp ảnh trong một khoảng thời gian nhất định theo hướng dẫn của thư ký phiên tòa. Thậm chí, có những phiên xử, nhà báo không được vào phòng xử mà ngồi ở phòng kế bên theo dõi qua màn hình tivi…

Không ít những phiên tòa mà các tình tiết diễn ra rất nhanh, quá trình tranh luận căng thẳng, các nhà báo sẽ không thể và khó thể nào ghi chép kịp. Họ chỉ có thể dựa vào công cụ hỗ trợ là máy ghi âm, ghi hình để phản ánh lại chính xác các diễn biến ấy. Nếu bị “tước quyền” của việc ghi âm, chụp ảnh khiến phóng viên phản ánh thông tin không chuẩn xác, hoạt động của ngành tòa án còn bị ảnh hưởng nhiều hơn.

Ngoài ra, với những “chứng cứ” hình ảnh, lời nói được ghi hình, ghi âm, nhà báo sẽ thêm cơ hội thực hiện quyền giám sát, phản biện xã hội, tuyên truyền, phổ biến pháp luật.

 


 

Tin bài liên quan:

RSF lên án vụ hành hung nhà báo Trương Minh Đức

Phan Thanh Hung

VNTB – Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn (SCB) bị “kiểm soát đặc biệt”

Baraju T. Ogelefecejo

VNTB – Hệ lụy của quy định về đấu thầu trong y tế: chất lượng tốt nhất cho bệnh nhân sẽ bị đi tù?

Do Van Tien

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.