VNTB – Hoa Kỳ sẽ từ bỏ Châu Á: Không thể tưởng tượng được

Phương Thảo (VNTB/ National Interest) Việc Trung Quốc ‘trỗi lên’ ở châu Á đang tạo ra sự căng thẳng đáng kể cho Washington và các đồng minh. Các tranh chấp ở vùng biển phía Đông và Nam Trung Quốc đã dấy lên các hùng biện sôi nổi về quyền tự do hoạt động hàng hải, cạnh tranh kinh tế, sự phát triển ‘tiếp cận’ thách thức giữa phòng thủ chống tiếp cận/chống xâm nhập (A2/AD) của Trung Quốc và Tác chiến Không Biển của Hoa Kỳ/ Can dự Vùng quốc tế Toàn cầu và Liên hợp Cơ động – danh sách các chiến lược dường như dài vô tận.

Hoa Kỳ nên từ bỏ chiến lược ưu việt?

Vậy những gì Hoa Kỳ nên làm gì? Ý tưởng do John Glaser đưa ra trong một nghiên cứu gần đây là để “từ bỏ chiến lược ưu việt của chúng ta” và rằng “Hoa Kỳ có thể từ bỏ vai trò bá chủ ngoại cỡ tại Đông Á mà không làm tổn hại lợi ích cốt lõi của chính Hoa Kỳ.”
Ông giải thích:
“Trung Quốc đe dọa Hoa Kỳ chỉ trong chừng mực Hoa Kỳ một mực muốn trở thành thế lực thống trị ở sân sau của Trung Quốc, một chính sách thực sự góp một phần rất nhỏ cho an ninh của Hoa Kỳ. Nếu chúng ta từ bỏ chiến lược ưu việt này, nguy cơ của một cuộc đụng độ sẽ giảm đi. Mặt khác nếu chúng ta cố gắng để kềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc thì những dự đoán về sự diệt vong có thể chứng minh đúng. “
Glaser tiếp tục những ý sau:
“Cách tiếp cận Trung Quốc hiện tại làm giảm bớt chính sách ngăn chặn. Các tiếp cận này được thể hiện trong ba cách sau:
1) duy trì và tăng cường “liên minh hiệp ước với Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc, Phi-lippines, và Thái Lan”, đây “là điểm tựa lần lượt cho chiến lược của Hoa Kỳ ở vùng châu Á-Thái Bình Dương”;
2) tăng tổng thể hiện diện quân sự của Hoa Kỳ trong khu vực để phát triển ” phân tán địa lý, bền vững về mặt chính trị trong khu vực”; và
3) tích hợp thêm cam kết kinh tế Hoa Kỳ trong khu vực theo cách gạt bỏ, và trong một số trường hợp là loại trừ Trung Quốc.”

Hoa Kỳ phản ứng bởi TQ thay đổi luật chơi

Sau khi đọc bài này tôi đã có một câu hỏi tu từ rất đơn giản là: Tại sao Mỹ làm ba điều này trước tiên? Một danh sách ngắn (và thậm chí không toàn diện) để đọc cho vui sau đây đã làm cho điều này trở nên rõ ràng:
– Với đôi ngân sách gia tăng con số gần như mỗi năm trong hai mươi năm qua, Trung Quốc đang xây dựng một quân đội mà theo ước tính của nhiều người đang tập trung tại đánh bại Hoa Kỳ trong trận chiến.
– Chiếm giữ vùng biển Scarborough Shoal ở phía Philippines sau khi quay lưng lại với một thỏa thuận do Hoa Kỳ làm trung gian để làm giảm căng thẳng.
– Mang giàn khoan dầu vào khu đặc quyền kinh tế của Việt Nam nhiều lần.
– Hết lần này tới lần khác tuyên bố chủ quyền lãnh thổ trên Biển Đông một trong những con đường quan trọng nhất trên thế giới về mặt thương mại (trên 5 nghìn tỷ đô la mỹ, với hơn 1 nghìn tỷ hàng hóa của Hoa Kỳ ).
– Thường xuyên thăm dò việc kiểm soát của chính phủ Nhật Bản trên các hòn đảo khác nhau ở biển phía Đông Trung Quốc – các hòn đảo này vốn nằm dưới sự kiểm soát của Tokyo kể từ đầu những năm 1970, và gần như làm dấy lên nhiều vụ va chạm chết người trên không.
– Tuyên bố Khu Vực Nhận Diện Phòng Không ở Biển phía Đông Trung Quốc.
– Và bây giờ tạo ra các hòn đảo nhân tạo ở Biển Đông mà Bắc Kinh có thể sử dụng để thực thi việc tuyên bố chủ quyền một cách có hiệu quả.
Với việc kềm chế Trung Quốc về những ý tưởng về một ‘sự trỗi dậy hòa bình’ – những điều trên đã buộc Mỹ phải làm gì ít nhất để đảm bảo tính liên tục được gọi là” sự ưu việt” mà còn là một cái gì đó quan trọng hơn mà Glaser buồn bã ‘nhìn nhận’: trật tự quốc tế ở châu Á. Hãy nhớ rằng; đây là một trật tự vốn đã không có do chiến tranh quyền lực lớn kể từ khi Chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc -một sự hòa bình và thinh vường cho phép Trung Quốc trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới (nếu chỉ sử dụng GDP là thước đo). Trong thực tế, khi đề cập vấn đề này, Hoa Kỳ đã là một trong những quốc gia ủng hộ mạnh mẽ nhất cho sự trỗi dậy của Trung Quốc, điều mà nhiều chính quyền khuyến khích. Sự ép buộc rất nhiều lần đã đẩy Hoa Kỳ đến chỗ hay đổi suy nghĩ trong một số trường là việc miễn cưỡng xem xét mới quan hệ song phương Bắc Kinh và Washington với gần 600 tỷ đô la. Đơn giản mà nói: Trung Quốc đã thay đổi các quy tắc của trò chơi, vì vậy Washington đã phản ứng.

Hoa Kỳ từ bỏ Châu Á: Ảo tưởng!

Và trước tiên có những gì tồi tệ về cái gọi là tính ưu việt của Mỹ ở châu Á? ít nhất là theo quan điểm của tôi, Glaser, làm như khu vực châu Á-Thái Bình Dương là các nước chư hầu của Hoa Kỳ mà họ phải từ bỏ việc kiểm soát. Với bất cứ ai cũng nên làm rõ để cho thấy rằng Washington là nhà cung cấp nhiều mặt hàng quan trọng – như những liên minh an ninh vô cùng quan trọng, phòng thủ tuyến đường biển để để phát triển mạnh thương mại. Như cựu thư ký của Bộ Quốc phòng Chính sách Eric Edelman đã chỉ ra:
“Khái niệm về Tính ưu việt đã củng cố chiến lược lớn của Hoa Kỳ kể từ khi kết thúc Chiến tranh lạnh bởi không một quốc gia nào khác có thể cung cấp những mạt hàng đặc biệt này nhằm duy trì sự an toàn của hệ thống quốc tế và kích hoạt tăng trưởng kinh tế toàn cầu và sự thịnh vượng. Cả Hoa Kỳ và các hệ thống toàn cầu đã được hưởng lợi từ bối cảnh đó.”
Nhưng điều gì sẽ xảy ra khi Hoa Kỳ từ bỏ cái gọi là tính ưu việt của họ ở châu Á? Glaser lại không định nghĩa kết cục của tính ưu việt của Hoa Kỳ ở châu Á sẽ như thế nào. Các chi tiết cụ thể là gì? Liệu Washington chỉ đơn giản là từ bỏ các hiệp ước cam kết và đảm bảo liên minh với Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Philippines? Vậy còn mối quan hệ chiến lược phát triển với Việt Nam và Ấn Độ thì sao? Liệu Hoa Kỳ chỉ đơn giản nói “xin lỗi” và bắt đầu rút quân khỏi khu vực? Hoặc liệu Hoa Kỳ dành cho Bắc Kinh “món hời to lớn”, Washington có ảnh hưởng từ bờ biển California đến Hawaii và với Trung Quốc nắm giữ phần còn lại? Sự chia rẽ còn lại trên toàn cầu sẽ là gì? Bạn có thể thực sự tưởng tượng được rằng Tổng thống Obama bước lên và đề xuất một trong số các điều này?
Theo một quan chức cấp cao Đài Loan giải thích với tôi khi tôi còn ở Đài Bắc vào mùa thu này: ” Chúng tôi muốn nhiều hơn người Mỹ nữa, mà không ít đi. Washington là điều duy nhất để đảm bảo sự trỗi dậy của Trung Quốc không phải là cơn ác mộng của châu Á hay là Đài Loan không trở thành một Hồng Kông khác. “Mỗi lần tôi đã đến châu Á trong ba năm qua, mỗi quan chức cấp cao mà tôi tiếp xúc đều mong muốn sự lãnh đạo của Hoa Kỳ nhiều hơn, nhiều hơn sự cam kết từ phía Hoa Kỳ hơn và thậm chí quyết tâm của Hoa kỳ để đối mặt những thách thức của Trung Quốc ‘trỗi dậy’ đã liên tục đe dọa lật đổ hiện trạng hết lần này tới lần khác. Chỉ cần tưởng tượng nếu Hoa Kỳ tù bỏ châu Á , những suy nghĩ là quá đáng sợ để có thể tưởng tượng ra và những tổn hại về uy tín của người Mỹ chắc chắn không thể sửa chữa được. Đó là lý do tại sao phương pháp tiếp cận của ông Glaser đề xuất nên được chuyển sang cái gọi là giả tưởng.

CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)