VNTB – Hoàng Quốc Vượng đã bị “điểm danh”

VNTB – Hoàng Quốc Vượng đã bị “điểm danh”

Nguyễn Nam

(VNTB) – Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng được giao chỉ đạo công tác trong lĩnh vực điện lực, năng lượng tái tạo,..

Nghe đồn anh Vượng họ Hoàng, bị cấm xuất cảnh rồi. Sếp cũ của anh Vượng chắc cũng khó thoát, nhưng vì thân phụ đang bệnh nặng nên chưa bị gọi tên.”

Một cựu quan chức trong ngành y tế, hiện nghỉ hưu ở Sài Gòn đã bóng gió như vậy khi muốn nói về ‘doanh nhân’ Hoàng Quốc Vượng, người từng là Thứ trưởng Bộ Công thương đã được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc “tin tưởng, lựa chọn điều động, bổ nhiệm giữ chức Chủ tịch Hội đồng thành viên Petrovietnam (PVN) và được Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương chỉ định giữ chức Bí thư Đảng ủy Tập đoàn”.

“Thái tử” Trần Tuấn Anh có liên đới về “trách nhiệm chính trị”?

“Sếp cũ” của ông Hoàng Nhật Vượng là ông Trần Tuấn Anh, cựu Bộ trưởng Công thương, đương kim Trưởng Ban Kinh tế Trung ương của Đảng. Thân phụ của ông Trần Tuấn Anh là ông Trần Đức Lương, nguyên là Chủ tịch nước từ năm 1997 đến năm 2006.

Ông Trần Tuấn Anh có người chị ruột tên Trần Thị Minh Anh, hiện là Chủ tịch hội đồng quản trị Công ty cổ phần xi măng Vicem Hoàng Mai, Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty xi măng Việt Nam.

Chuyện “điểm danh” ở đây là muốn nói về tin tức thời sự của chuyện Bộ Công Thương vừa chính thức công bố hôm sáng 12-7-2023, về kết luận thanh tra chuyên ngành về cung ứng điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và các đơn vị có liên quan như Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), Tập đoàn Công nghiệp than – khoáng sản Việt Nam (TKV), cùng các đơn vị của Bộ Công Thương liên quan đến cung cấp điện.

Liên quan đến việc cung ứng điện, thông tin tại họp báo sáng 12-7-2023, phía đại diện Bộ Công Thương chỉ cho hay một cách tóm lược là đã “yêu cầu TKV và PVN căn cứ kết luận thanh tra, chỉ đạo Tổng Công ty Điện lực – TKV, Tổng Công ty Điện lực Dầu khí Việt Nam (PV Power) tổ chức kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm và xử lý hoặc kiến nghị xử lý nghiêm theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước đối với tập thể, cá nhân vi phạm có liên quan”.

Trong báo cáo gửi Thủ tướng cuối tháng 6 vừa qua, EVN cho biết, từ cuối tháng 5 đến nay, việc cung ứng điện gặp rất nhiều khó khăn, không đảm bảo được nguồn cung nên đã phải thực hiện điều hòa phụ tải và tiết giảm điện.

Việc cắt điện nhằm đảm bảo an ninh, an toàn vận hành hệ thống điện. Từ đầu tháng 6, EVN tiến hành tiết giảm điện. Công suất tiết giảm trung bình từ ngày 3-8/6 là 2.500-3.000MW, đến giai đoạn từ 9-15/6 giảm xuống còn 2.000-2.500MW và giai đoạn từ 15-22/6 là 1.200-2.000MW.

Từ ngày 8-22/6, lượng công suất tiết giảm đối với khu vực Hà Nội đã được cải thiện rõ rệt, trong đó có 7 ngày không thực hiện tiết giảm, các ngày còn lại chỉ tiết giảm khoảng 15-45MW, chiếm 0,5-1,5% công suất sử dụng của TP. Hà Nội.

Từ ngày 23/6, EVN cơ bản đáp ứng nhu cầu sử dụng điện của người dân, doanh nghiệp. Tuy nhiên, hệ thống nguồn điện miền Bắc không có công suất dự phòng nên thời gian tới, nếu xảy ra tình huống cực đoan như sự cố các nguồn điện lớn ở khu vực miền Bắc, sự cố đường dây truyền tải 500kV Bắc – Trung… có thể sẽ phải tiết giảm điện cục bộ ngắn hạn trong thời gian khắc phục các sự cố.

EVN lý giải, việc tiết giảm điện dẫn đến cắt điện thời gian qua do tác động của hạn hán, nước về hồ thuỷ điện suy giảm đột ngột dẫn đến thiếu hụt sản lượng thuỷ điện.

“Gọi tên” Hoàng Quốc Vượng chỉ là “bước đệm” cho “dọn tàn cuộc”?

Liên quan vụ việc trên với PVN, mặc dù không có các thông tin chi tiết tại họp báo, song theo tìm hiểu của người viết, thì ở đây có “trách nhiệm chính trị” không thể phủ nhận của PVN, khi đây là nhà sản xuất điện đứng thứ 2 của Việt Nam, và là nhà sản xuất điện khí lớn nhất cả nước.

Theo giới thiệu thì PVN đang quản lý và vận hành 04 nhà máy nhiệt điện khí, 03 nhà máy thủy điện, 01 nhà máy nhiệt điện than với quy mô công suất 4.208,2 MW (Cà Mau 1& 2: 1500 MW, Nhơn Trạch 1: 450 MW, Nhơn Trạch 2: 750 MW, thủy điện Hủa Na 180 MW, Đăkđrinh 125 MW, Nậm Cắt 3,2 MW và nhiệt điện Vũng Áng 1, 1.200 MW),

Tổng công suất lắp đặt như kể trên của PVN là 5405 Mega Watt, tương đương 8% tổng công suất lắp đặt của hệ thống điện quốc gia, chiếm 10-12% sản lượng điện quốc gia.

Vậy thì toàn bộ vụ việc trên liên quan gì đến ông Hoàng Quốc Vượng?

Câu trả lời có thể tìm thấy từ bản lý lịch hoạn lộ: Hoàng Quốc Vượng tốt nghiệp trường mỏ MGRI tại Matxcơva (Nga). Từ tháng 9-2012, ông Vượng được điều động sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), giữ vai trò là Chủ tịch hội đồng thành viên, Bí thư Đảng ủy tập đoàn.

Đến tháng 1-2015, ông Vượng thôi giữ chức Chủ tịch EVN và trở lại Bộ Công Thương ở vị trí Thứ trưởng. Tại Bộ Công Thương, ông Vượng được giao chỉ đạo công tác trong lĩnh vực điện lực, năng lượng tái tạo, môi trường và phát triển bền vững, an toàn, công nghệ thông tin, phát triển thị trường…

Sau đó thì ông Hoàng Quốc Vượng “thay cho ông Trần Sỹ Thanh nguyên chủ tịch PVN, đã được điều động, bổ nhiệm là Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội vào tháng 8-2020”.

Bên cạnh chuyện điện đang dắt dây đến PVN thì những bê bối kéo dài xảy ra ở Công ty cổ phần xi măng Vicem Hoàng Mai, cũng được cho là liên quan đến quyền lực của ông Trần Tuấn Anh từ thời còn là Bộ trưởng Công thương cho tới nay là Trưởng Ban Kinh tế Trung ương của Đảng.

Phóng viên trang Việt Nam Thời Báo sẽ đề cập đến chuyện làm ăn của Vicem Hoàng Mai trong thời gian tới.


CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)