VNTB – “Khổ như chó”

VNTB – “Khổ như chó”

Vũ Trà

(VNTB) – Chó nhìn người mà sủa, người nhìn chó sủa đáp trả. Phận động vật bậc cao và bậc thấp chẳng khác nhau là mấy khi quyền của chúng chỉ là thứ vứt đi.

 

Theo văn hoá Mỹ quốc, chó cùng trẻ con, phụ nữ là những chủ thể cần được bảo vệ.

Tại Việt Nam, phong trào chó là bạn, không phải là thức ăn là vết dầu loang trong cộng động xã hội. Một vài tổ chức quốc tế bên ngoài lên tiếng phê phán, khuyến nghị nhà nước nên cấm bắt chó và chế biến chó như là thực phẩm như kiến nghị Liên minh bảo vệ chó châu Á (ACPA) gần đây.

Tại Việt Nam các mô hình dịch vụ chăm sóc chó, bảo vệ chó cũng mọc như nấm sau mưa, coi đây là một bước tiến chuẩn mực đến sự văn minh của thế giới phương tây.

Chó là bạn, bạn thì không phải thức ăn, nhận thức quá trình “chó quyền” được cộng đồng hồ hởi đón nhận.

“Sướng như chó”, “thèm được như chó” trở thành câu cửa miệng của không ít người. Ước mong được như chó chính là ước mong nhận được sự quan tâm của cộng đồng với quyền con chó, được coi sóc quyền trong thực tế như dành cho con chó.

Cách đây hàng chục năm, vở kịch “Người ngựa, ngựa người” đem lại cái nhìn cay đắng của con người thời kỳ mà cái đói khổ khiến họ lầm lũi còn thua cả súc vật. Thì giờ đây, đời sống được nâng cao hơn, cái mong muốn miếng ăn phần nhiều nhường chỗ cho mong muốn được công nhận quyền và được tôn trọng quyền.

Với chó đó là quyền được thoát khỏi chuỗi thức ăn “đậm đà bản sắc dân tộc”, với người là thoát khỏi nhân quyền định hướng XHCN mà trở về với giá trị nhân quyền đại trà của nhân loại. Chó thì biết sủa và vãi đuôi khi được coi là bạn, người thì biết nói (tự do ngôn luận) và biết biểu thị hành vi (tự do biểu đạt) khi gặp chuyện bất bình, miễn sao điều đó không gây hại (có thể chứng minh được thiệt hại) cho cộng đồng xã hội.

Điều đáng nói là ở góc độ nào đấy, người và chó gặp nhau khi quyền của chúng còn chưa được đáp ứng. Thế nên ví cả hai như con vịt, nuôi cho lớn rồi khi cần sẽ bị nhổ lông thịt cũng không có gì là sai. Cả hai sẽ bị bóc lông từ từ và đi đến chết chóc, thế dân gian có thêm câu “khổ như chó” là vì vậy.

Quyền của chó được quyết định bởi một dân tộc coi chó là thức ăn hay là người bạn tinh thần. Còn quyền của con người được quyết định cũng bởi một dân tộc coi quyền đó là về vật chất tứ khoái tối thiểu “ăn-ngủ-quan hệ tình dục-đi ngoài” hay là các giá trị khác cao hơn về tinh thần.

Khi dân tộc còn mê muội, tôn thờ cái ăn thì chó hay người vẫn trong cái vòng “bị ăn” bởi kẻ tự cho mình cái quyền đó. Ngược lại, dân tộc nào trọng giá trị tinh thần nhiều hơn thì bình đẳng – tôn trọng trong xã hội sẽ hình thành: người sẽ tôn trọng chó, coi chó là bạn, và người sẽ tôn trọng người, bình đẳng với nhau.

Cơ chế, xã hội còn chưa làm được điều đó, kiếp sống của chó cũng chả khác gì là người..

Chó nhìn người mà sủa, người nhìn chó sủa đáp trả. Phận động vật bậc cao và bậc thấp chẳng khác nhau là mấy khi quyền của chúng chỉ là thứ vứt đi.

 

CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (1)
  • comment-avatar

    Có người còn chả đủ ăn, quyền chả có nói gì mà “chó quyền”