VNTB – Khoa học thì không nên là… bỏ phiếu kín

VNTB – Khoa học thì không nên là… bỏ phiếu kín

Hiền Vương

 

(VNTB) – Với việc “bỏ phiếu kín”, có nghĩa là các bên liên quan sẽ có thể phải… “chạy phiếu” qua hình thức ‘lobby’ nào đó đàng sau hậu trường.

 

Mà đã mang tiếng là “khoa học” thì việc “chạy” này sẽ là hành vi tham nhũng chức vụ rất nhiều chịu nhiều điều tiếng.

Ở đây muốn nói cụ thể về chuyện thủ tục hành chính trong xét công nhận phẩm hàm giáo sư, phó giáo sư.

“Bỏ phiếu kín” ba vòng và ứng viên phải được sự nhất trí của 2/3 thành viên hội đồng – hội đồng liên ngành dao động từ 12 đến 14 thành viên. Đây chính là yếu tố được gọi là “điểm mờ” đáng ngờ nhất của cái gọi là quy trình này, vì để được là giáo sư, phó giáo sư ứng viên phải đảm bảo một loạt tiêu chuẩn cứng như thời gian giảng dạy, số điểm công trình công bố, số học viên cao học, nghiên cứu sinh hướng dẫn thành công, trình độ ngoại ngữ… Các tiêu chuẩn này được định lượng thành các con số, rõ ràng chi tiết đến 0,25 điểm.

Trong số 648 ứng viên được đề xuất đủ tiêu chuẩn xét công nhận chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2023 có nhiều ứng viên đặc biệt, mà tin chắc dù “bỏ phiếu kín” bao nhiêu vòng đi nữa thì cá nhân ấy vẫn… “bất khả chiến bại” bởi yếu tố chính trị ở cụ thể nhân thân ứng viên.

Tin tức cho biết Hội đồng Giáo sư Nhà nước vừa công bố danh sách các ứng viên được Hội đồng Giáo sư ngành/liên ngành (sau đây gọi là Hội đồng Giáo sư ngành) đề xuất đủ tiêu chuẩn xét công nhận chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2023. Theo đó có 648 ứng viên trong danh sách này đến từ 28 Hội đồng Giáo sư ngành.

Ngành Khoa học An ninh có 1 ứng viên đủ tiêu chuẩn xét công nhận chức danh giáo sư là ông Nguyễn Hòa Bình, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao. Theo lý lịch, ông Nguyễn Hòa Bình sinh năm 1958, quê tỉnh Quảng Ngãi. Ông là Ủy viên Trung ương Đảng các khóa XI, XII, XIII; Bí thư Trung ương Đảng khóa XII, XIII; Ủy viên Bộ Chính trị khóa XIII; đại biểu Quốc hội khóa XIII, XIV, XV. Ông có trình độ phó giáo sư, tiến sĩ Luật.

Từ 1975 – 1980, ông Bình là học viên Trường Trung cấp Công an Hải Phòng; sinh viên, Tiểu đội trưởng, Đại học An ninh nhân dân. Sau khi tốt nghiệp, ông công tác trong ngành Công an tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng sau đó chuyển tới Cục Cảnh sát kinh tế Bộ Công an, giữ chức Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, Bộ Công an kiêm Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra án tham nhũng. Ông được phong hàm Thiếu tướng Công an vào tháng 4-2007.

Từ 2008, ông được điều động làm Phó Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi, rồi Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi từ tháng 6-2010. Giai đoạn từ tháng 7-2011 đến 4-2016, ông được bầu làm Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao.

Từ tháng 4-2016 đến nay, ông được bầu giữ chức Chánh án Tòa án nhân dân Tối cao.

Lý lịch cho thấy rất rõ rằng ông Nguyễn Hòa Bình chưa là giảng viên bậc đại học, điều này đồng nghĩa ông không có “điểm cứng” ở quy định về thời gian giảng dạy, về số điểm công trình công bố, về hướng dẫn số học viên cao học – nghiên cứu sinh được ông hướng dẫn thành công … Lưu ý, các tiêu chuẩn này được định lượng thành các con số, rõ ràng chi tiết đến 0,25 điểm.

Ông Nguyễn Hòa Bình dường như chỉ đáp ứng được mỗi một điều, đó là “sự đóng góp của ứng viên đó cho công cuộc phát triển đất nước” không được xác định.

Và rất tiếc mặc dù các tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư có vẻ chi tiết, chặt chẽ, nhưng một tiêu chuẩn quan trọng là “sự đóng góp của ứng viên đó cho công cuộc phát triển đất nước” ra sao thì chưa được đề cập.

Một giáo sư viết vài chục bài báo quốc tế, hay liên tục được in sách lý luận như giáo sư Nguyễn Phú Trọng chẳng hạn, chưa chắc đã có ý nghĩa so với một nhà khoa học có những sáng kiến, sáng chế làm thay đổi đời sống xã hội, những đề xuất chính sách làm thay đổi đường lối và thực thi nó trong đời sống.

Trên thế giới, giáo sư là một chức danh nghề nghiệp do một trường đại học nào đó công nhận và bổ nhiệm. Do vậy giáo sư của một trường đại học chứ không là giáo sư nhà nước, giáo sư của tất cả các trường như ở Việt Nam. Và cũng không có chuyện là giáo sư suốt đời, khi nào hết giảng dạy (nghỉ hưu hay bị thôi việc) thì không còn là giáo sư nữa. Những người có công lao lớn thì được phong giáo sư danh dự suốt đời, và số này ít lắm.


 

CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)