VNTB – Phật tử cúng dường qua ví điện tử, tiền vào túi ai?

VNTB – Phật tử cúng dường qua ví điện tử, tiền vào túi ai?

Quang Nguyên

 

(VNTB) – Nhiều nhà sư, chùa chiền thuộc giáo hội Phật Giáo VN lên tiếng xin phật tử cúng dường qua ví điện tử online.

 

Những ngày gần đây, nhiều người trong và ngoài nước, nhất là giới Phật Tử, bàn tán xôn xao về nhiều nhà sư, chùa chiền thuộc giáo hội Phật Giáo VN lên tiếng xin phật tử cúng dường qua ví điện tử online. Chiến dịch quyên góp tiền cúng dường của giáo hội Phật giáo VN được phát động rầm rộ và được nhiều tờ báo quốc doanh trong đó có cả những tờ như An Ninh Thủ Đô, Người Lao Động, Thanh Niên kẻ tung người hứng rất ồn ào, rối loạn.

Nhiều Phật tử, ngay cả người khác tôn giáo hay không tôn giáo thấy chuyện này dè bỉu “Phật Giáo bây giờ suy thoái, tàn lụi”, thậm chí còn có những lời mạ nhục nặng nề hơn thế.

Tại Việt Nam hiện nay có hai giáo hội Phật Giáo đang hoạt động là Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, GHPGVNTN, và Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam, GHPGVN. Không ít người trong và ngoài nước không phân biệt được sư khác nhau giữa hai giáo hội. Những lời xin Phật tử cúng dường online qua ví điện tử đều từ các tu sĩ trong GHPGVN, những chùa nhận cúng dường qua ví điện tử cũng hoàn toàn thuộc GHPGVN. Những lời than thở, phiền trách đại loại như trên vô hình chung dụng chạm đến Phật Giáo, vô hình  chung làm ô danh  GHPGVNTN.

Lời nhận định của HT. Thích Tâm Trí, trụ trì Chùa An Dưỡng tỉnh Khánh Hoà  về sự khác biệt giữa GHPGVN và GHPGVNTN. 

Việc này không khó để đánh giá và nhận định. GHPG do nhà nước CS  ở VN cưỡng ép thành lập vào năm 1981, và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của ĐCSVN. Giáo Hội này trở thành Thành Viên của Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam- một cánh tay nối dài của ĐCSVN, và do đó GH này trở thành một tổ chức chính trị dưới sự lãnh đạo và chịu sự lãnh đạo trực tiếp của ĐCSVN. Vì thế cho nên một số vị Tăng (xin nói rõ là một số) “có chức có quyền” trong GH này, họ không dựa vào thực học thực tu- tức Giới luật tinh nghiêm và liễu triệt nội dung Giáo Phấp của Phật- mà họ dựa vào sự tín nhiệm của ĐCSVN. Cho nên những vị Tăng này hay có những việc làm và những phát ngôn không phù hợp với tinh thần Khế Lý Khế Cơ  của Phật Giáo, gây nên sự ngộ nhận của không ít người khi họ nghe và thấy những vị ” sư “ này phát ngôn và hành hoạt. 

Còn GHPGVNTN là một GH thừa tiếp sự truyền thừa của lịch đại Tổ Sư của lịch sử  Phật Giáo VN. Với chủ trương không làm Chính Trị, chỉ vào đời với Bản hoài giúp mọi người Thức tâm đạt bổn nhằm chứng nhập vào trạng thái an nhiên tự tại trong cuộc sống hiện tại. Trong lịch sử của PGVN, không ít những vị Thiền Tăng Hộ Quốc An Dân, giúp các triều đại giữ vững chủ quyền Quốc gia,và v, v. 

Với Phật Giáo, chính trị không là cứu cánh của kiếp nhân sinh, nên chính trị không là cái đích để Phật Giáo tham dự. Phật Giáo sẵn sàng tán trợ chế độ chính trị, nếu thấy chế độ đó không những làm nước mạnh mà còn phải tôn trọng quyền sống của người dân trên nhiều lĩnh vực. Phật Giáo phản đối và không đông ưng với chế độ chính trj, nếu nhận thấy chế độ đó Mị Dân! Do đó, những Tăng nhân của GHPGVNTN thà Cam chịu mọi bách hại chứ dứt khoát không chịu khuất phục dưới bất kỳ một Bạo lực nào! Do đó, họ không có những phát ngôn và những hành hoạt thô lậu. Thế thôi.”

Hòa Thượng Thích Thiện Minh, trụ trì  tịnh thất Lộc Uyển tại Hóc Môn, Saigon viết ngày 23 tháng 9 năm 2020 nói về sự khác biệt giữa GHPGVN và  GHPGVNTN. 

Nhận định về sự khác biệt giữa Giáo Hội PGVN (còn gọi là GHPG Quốc Doanh) và GHPGVNTN  như sau:

1.Khác nhau về Phương Châm:

Phương châm của GHPG Quốc Doanh là: Đạo pháp-Dân Tộc và xã Hội Chủ nghĩa

Phương châm của GHPGVNTN là: Đạo Pháp-Dân Tộc (không có cụm từ Xã Hội Chủ Nghĩa)

Nhận xét: vì Chủ nghĩa Xã Hội chỉ là một thể chế chính trị xã hội, chỉ là một mảng thời gian giai kỳ của chế độ chính trị nói lên sự tồn tại thể chế CS trong giai đoạn lịch sử nhất định(chưa nói sự độc tài toàn trị của ĐCS)

Còn GHPGVNTN không đặt sự tồn tại trên nguyên vị cá biệt mà đặt sự tồn tại trong lòng dân tộc và nhân loại (cho nên miên trường, lịch sử và hằng sống nếu dân tộc còn thì GHPGVNTN còn và  nhân loại còn thì GHPGVNTN còn)

2/ Những tu sĩ hay tăng sĩ theo GHPGVN có 3 dạng người:

a/ Một số tu sĩ được cài cắm hoạt động CS đội lốt tu hành trước năm 75

b/ Những tu sĩ có phốt [lỗi] liên quan lý lịch bản thân như gia đình  có thân nhân là lính hay sĩ quan của Quân đội VNCH, hoặc làm việc cho Hoa Kỳ hay có những nhược điểm nào khác bị chính quyền phát hiện nên phải cúi mình tuân theo GHPGVN

c/ Phần đông các tu sĩ cam chịu nhẫn nhục để tu hành nên nắng bề nào che bề nấy, vì ngồi trên xe đang chạy muốn nhảy xuống cũng chạy theo trớn xe, nên  nín thở qua sông để lo tu hành, hình tướng bảng hiệu chùa thì theo Giáo hội PG nhà nước, nhưng tấm lòng vẫn còn trân trọng đối với GHPGVNTN, bởi thực tế có nhiều vị tăng sĩ theo Giáo hội PG nhà nước nhưng không có trọng trách gì, quý ngài thỉnh thoảng ghé viếng thỉnh an nhị vị Đức Tăng Thống, Đại Lão HT.Thích Huyền Quang và Trưởng lão HT.Thích Quảng Độ  để giữ mối giao tình

3/ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam là thành viên của Mặt trận Tổ quốc, tức làm chính trị, nên trong toàn quốc đều có người tham gia làm thành viên Mặt trận từ cấp xã cho đến trung ương, có người mặc đạo phục làm Đại Biểu Quốc Hội nữa, còn GHPGVNTN thì hoàn toàn không chấp nhận điều nầy

4/ Học viện Phật giáo nhà nước có dạy đường lối Xã hội Chủ nghĩa và Chủ nghĩa Mac Lê Nin: Tổ chức Tuyển sinh thi lấy bằng Thạc Sĩ Triết học MácLeNin, môn học này rất được chú trọng cho điểm cao hơn môn phật học, học viên vắng mặt môn học nầy sẽ bị trừ điểm, bị phê vào lý lịch kém xấu so với sự vắng mặt môn phật học v..v..

5/ Các chức vụ trong GHPG nhà nước và chức phẩm Thượng Tọa, Hòa Thượng  đều phải được xét duyệt về lý lịch và phải được sự chấp thuận của nhà nước

6/ Chức vụ Trụ trì hay gắn Bảng hiệu chùa đều phải kèm phong bì dâng lên cho cấp lãnh đạo Giáo Hội PG nhà nước và đôi khi phải biết giao tế với chính quyền mới được an ổn

7/ Hầu hết, 95/%, các chùa to trong toàn quốc VN hiện nay đều là chùa theo PG nhà nước, kể cả các chùa và những cơ sở của GHPGVNTN trước đây bị nhà nước chiếm giữ, nay cũng được giao cho PG nhà nước quản lý, các chùa theo PG nhà nước thì dễ dàng xin phép xây dựng, sửa chữa và cho xây dựng thêm các cơ sở mới, còn những ngôi chùa độc lập hay trực thuộc GHPGVNTN hiện giờ  thì cả TP. Sài Gòn hiện nay chỉ còn duy nhất là chùa Từ Hiếu do HT.Thích Nguyên Lý là Viện chủ, tọa lạc tại Quận 8, nơi Đức Tăng Thống viên tịch cuối đời và có thể được tính thêm là chùa Giác Hoa của HT.Thích Viên Định, Viện trưởng Tăng Đoàn GHPGVNTN  ở Quận Bình Thạnh, còn hầu hết quý thầy hay Sư ni ở am cốc, ở các chùa nhỏ đơn sơ hoặc cải gia vi tự để có nơi thờ phật, tu hành.Ngoài ra, có rất nhiều tu sĩ GHPGVNTN bị phá chùa, hay bị xua đuổi khỏi chùa vì không tham gia Mặt trận hay gia nhập PG nhà nước  nên trở thành du tăng rày đây mai đó, không được cấp hộ khẩu như  TT.Thích Thông Siêu, trụ trì chùa Long Hoa, Quảng Ngãi bị xua đuổi ra khỏi chùa vì không chịu tham gia GHPG nhà nước, chùa Linh Sơn Tự của TT.Thích Đồng Quang bị đập phá, chùa Thiên Quang, Xuyên Mộc của TT.Thích Thiên Thuận bị đe dọa mở kênh mương nước cắt ngang chùa vì không tham gia GHPG nhà nước, chùa Liên Trì do HT.Thích Không Tánh, tọa lạc tại Quận 2 bị giải tỏa sạch, chùa Pháp Biên ở Xuyên Mộc Bà Rịa-Vũng Tàu của Cư sĩ Trần văn Thường bị phá sạch.v.v..

8/ Chính vì GHPGVNTN không có cơ sở hoằng pháp và từng ngày càng bị thu hẹp, cho nên Gia đình Phật tử các đồng niên, thiếu niên và các huynh trưởng các tỉnh, quận, huyện xa gần không có chỗ sinh hoạt

Do đó, chùa Thiên Quang của TT.Thích Thiên Thuận ở Xuyên Mộc-Vũng Tàu phải gồng gánh bảo hộ cho 5-6 Gia đình Phật tử trực thuộc GHPGVNTN của 5-6 tỉnh thường xuyên đến sinh hoạt, và chùa Từ Hiếu của HT.Thích Nguyên Lý phải giúp cho  Gia đình phật tử các quận, huyện ở thành phố Sài Gòn về nương tựa sinh hoạt, vì thế quý thầy không ít gặp khó khăn của chính quyền, còn Gia đình phật tử theo Giáo hội nhà nước thì đương nhiên thoải mái hơn nhiều vì có các chùa trực thuộc GHPG nhà nước sẵn sàng cho làm nơi sinh hoạt.

Trước khi có dich COVID 19, các chùa thuộc GHPGVN thường đặt thùng công đức, dầu đèn tại nhiều nơi trong chùa, số tiền cúng dường rất khó kiểm soát. Một vị luật sư bạn của người viết bài này cho biết nhiều lần trong mỗi năm ông thường được một số chùa thuộc GHPGVN mời làm “cố vấn chia chác tiền cúng dường cho các thành viên quản trị chùa”. Tiền cúng dường trung bình tại các chùa nhỏ một năm thường lên hàng chục tỷ, thí dụ chùa VT, quận Nhất SaiGon, khoảng 40 tỷ. Đầu năm là thời điểm thu hoạch lớn nhất.

Chiều 23/2, Thượng tọa Thích Đức Thiện – Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký GHPGVN đã trả lời phỏng vấn báo chí xung quanh việc GHPGVN triển khai thử nghiệm hình thức công đức thông qua ứng dụng ví điện tử MoMo trong dịp xuân Tân Sửu. Ông cho biết là để tạo điều kiện cho những Phật tử và người dân có mong muốn cầu an, phát tâm công đức, để thỏa mãn tâm nguyện của mình, và rằng “GHPGVN đặt vấn đề thử nghiệm công đức qua ví điện tử MoMo cũng là sự đón đầu, đối diện với cái mới, và, chúng ta có thể thấy rõ những ưu điểm của việc này là tránh tập trung đông người trong bối cảnh dịch bệnh, và minh bạch tiền công đức.


 

 

CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)