VNTB – Thủ tướng đẩy dòng tiền chảy khỏi ngân hàng, tác động xấu như thế nào?

VNTB – Thủ tướng đẩy dòng tiền chảy khỏi ngân hàng, tác động xấu như thế nào?

Nguyễn Thiện Nhân 

 

(VNTB) – Mở tài khoản thanh toán là chức năng của ngân hàng, không phải của tập đoàn viễn thông.

 

Ngày 29/05/2020, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa ký nghị quyết có lợi cho các tập đoàn viễn thông, có hại cho hệ thống ngân hàng, và tác hại đối với chính sách tiền tệ. Đó là Nghị quyết 84, cho phép dùng tài khoản viễn thông(Mobile Money) để thanh toán hàng hóa.

Nghị quyết 84 khiến cho các tập đoàn viễn thông được nắm giữ một lượng tiền lớn của dân chúng. Trong khi các tập đoàn viễn thông không đủ chuẩn để quản lý tài khoản thanh toán. Xét trên góc độ vĩ mô, hệ thống Tiền tệ – Ngân hàng chịu ảnh hưởng rất xấu từ Nghị quyết kém chuyên môn này. Có phải các tập đoàn viễn thông đã xúi giục thủ tướng, hay là một sự ngẫu hứng kiểu chim bay dưới nước, cá bơi trên bờ?

Những năm gần đây, các ví điện tử phát triển tạo thuận lợi trong giao dịch thanh toán với chi phí rất thấp. Các ví điện tử mang lại lợi ích cho người sử dụng. Cần phải hiểu, ví điện tử chỉ được thanh toán hạn chế trong phạm vi cho phép chứ không phải được phép thanh toán tất cả hàng hóa, dịch vụ.

Mở tài khoản thanh toán là chức năng của ngân hàng, không phải của tập đoàn viễn thông.

Để được thành lập ngân hàng, phải đáp ứng tiêu chuẩn của về vốn, về kiến thức lãnh đạo, phải hoạt động theo Luật các Tổ Chức Tín Dụng  và các qui định của Ngân Hàng Nhà Nước. Trong đó có những nguyên tắc đặc thù ngành ngân hàng, tuy nhiên ở Việt Nam cứ khoảng chục năm thì bỗng dưng xuất hiện một qui định trái nguyên tắc gây hậu quả lớn mà cuối cùng không ai chịu trách nhiệm.

Chẳng hạn trước đây, cho phép ngân hàng lập sàn vàng, rồi đến chuyện ngân hàng góp vốn vào công ty du lịch thương mại, hoặc tập đoàn kinh tế được phép lập ngân hàng trực thuộc. Và không thể tưởng tượng, có một số ông cán bộ cấp cao tính cả chuyện cho phép ngân hàng huy động vàng trong dân. Đúng là loại lãnh đạo điếc không sợ súng. Những hoạt động trái nguyên tắc giống như những mụn nhọt trên cơ thể, cái nào cũng có hại tuy lớn nhỏ khác nhau.

Và bây giờ, một Nghị quyết trái nguyên tắc vừa ban hành: Tài khoản viễn thông được dùng để thanh toán hàng hóa. Như vậy, Tập đoàn viễn thông đã được phép lấn sân ngân hàng mà không cần đáp ứng đủ điều kiện như ngân hàng.

Thật là nguy hiểm nếu một tập đoàn viễn thông để xảy ra một lỗi bảo mật dẫn đến tiền trong tài khoản của dân chúng mở tại đây không cánh mà bay. Hoặc bỗng dưng tất cả tài khoản bỗng dưng trở thành 0đ vì bị một bàn tay nhám chuyển hết cho một tên trộm.

Mất đi một nguồn vốn trong hệ thống ngân hàng, phí tổn vốn cho vay tăng.

Tiền trong tài khoản thanh toán của khách hàng ở ngân hàng là một nguồn vốn rẻ, có thể dùng cho vay, vừa sinh lợi cho ngân hàng vừa giúp cung ứng tiền cho nhu cầu vay vốn của thị trường. Ấy vậy mà, bằng cái Nghị quyết ngược đời, thủ tướng làm cho nguồn vốn rẻ ấy giảm đi một khúc. Hoang phí nguồn lực vốn xã hội. Ít nhiều có ảnh hưởng lãi suất cho vay, bởi phí tổn vốn tăng thì lãi suất cho vay sẽ bị tác động.

Ngoài ra, Nghị quyết 84 còn ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước.

Theo kiến thức kinh tế vĩ mô, Lượng cung tiền (M) bằng lượng tiền cơ sở (H) nhân với số nhân tiền tệ (m).

M = m × H

Nghị quyết 84 làm cho tiền trong tài khoản thanh toán ở hệ thống ngân hàng giảm, kéo theo lượng tiền cơ sở (H) giảm. Từ đó, lượng cung tiền (M) giảm gấp (m) lần.

Giả sử lượng tiền trong tài khoản viễn thông tăng lên 50.000 tỷ. Điều đó có nghĩa là lượng tiền trong tài khoản thanh toán ở ngân hàng giảm ít nhất một nửa, tương đương 25.000 tỷ. Tiền cơ sở (H) giảm 25.000 tỷ. Nếu số nhân tiền tệ là 5 thì lượng cung tiền sẽ giảm 5 × 25.000 tỷ = 125.000 tỷ!

Con số chưa đến nỗi làm rối loạn hệ thống, nhưng không phải là không đáng kể.

Các ngân hàng hoàn toàn có thể phát triển ứng dụng trên điện thoại để có thể thanh toán hàng hóa chỉ với một chiếc điện thoại trên tay. Việc trong tầm tay của ngân hàng, tại sao cho phép các tập đoàn viễn thông lấn sân? Hệ lụy ai chịu trách nhiệm?

 

CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (1)
  • comment-avatar

    Các tập đoàn viễn thông là sân sau của ai?