VNTB – Test… test… test… liệu có hợp thời?

VNTB – Test… test… test… liệu có hợp thời?

Diệp Chi

 

(VNTB) – Việc test – xét nghiệm diện rộng tính ra chẳng để giải quyết việc gì cả vì ca nhiễm vẫn chạy lung tung. Test… test… test… Liệu có còn hợp thời?

 

 Lùng bùng và khó hiểu quá nhỉ!

Là một người, dường như, rất thích và ưu tiên test nhanh bằng phương pháp “chọt” lỗ mũi, trong nhiều lần bùng dịch, nhất là đợt bùng dịch này, dù thành phố có chục ca nhiễm hay chục ngàn ca nhiễm đi chăng nữa, phó thủ tướng Vũ Đức Đam – người đã rời Sài Gòn về lại Hà Nội hôm 9-9, vẫn trung thành với sở thích cũ, sử dụng phương pháp test nhanh.

Câu hỏi được đặt ra, liệu rằng, ở thời điểm hiện tại, test nhanh có còn là phương pháp hiệu quả?

Nếu đem so với test kháng thể, không thể phủ nhận là test nhanh hiệu quả hơn về thời gian, nhanh hơn nhiều. Tuy nhiên, theo mình, với thời điểm nhiều ca nhiễm ở Sài Gòn như bây giờ, cũng như số lượng người chích vaccine đã không ít, nếu được chọn, mình sẽ chọn test kháng thể bằng việc lấy máu. Tuy đúng là có mất thời gian hơn, nhưng bù lại, sẽ không phải ngày nào cũng test. So với mặt bằng chung, quỹ thời gian sẽ tiết kiệm hơn nhiều, sức khỏe cũng được bảo đảm hơn” – một ý kiến.

“Theo dõi thông tin trên báo chí, mình thì thấy thế này, ngay cả trong Quốc hội, còn xảy ra tình trạng 2 ca F0 do nhầm lẫn từ kết quả test nhanh ở phiên bế mạc quốc hội thì ở ngoài như thế nào? Có ý kiến cho rằng, nếu ra dương tính nhầm thì sẽ xét nghiệm lại RT-PCR. Đồng ý, nhưng chỉ cách nhau có 1 ngày mà bị chọt lỗ mũi đến tận hai lần, chưa nói đến nguy cơ lây nhiễm, đã ảnh hưởng không ít đến lỗ mũi rồi” – ghi nhận một ý kiến khác.

Mình thì thấy đúng là hình như ông phó thủ tướng Đam khoái xét nghiệm. Đơn cử, ông đề nghị quận Phú Nhuận đổi mới cách thức xét nghiệm, tầm soát bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng. Cụ thể, quận cần thí điểm ở một phường có cả tổ đỏ, tổ xanh để test mẫu gộp, xét nghiệm nhanh hằng ngày thay cho test PCR 3 ngày/ lần.

Một tuần xét nghiệm một lần là đã mệt mỏi lắm rồi. Nói gì đến việc đề nghị mỗi ngày một lần. Nghĩ sao vậy? Lỗ mũi của người dân chứ đâu phải cục đá” – thêm một ý kiến phản biện.

“Thế này, nếu như mới bùng dịch, thì đồng ý chọt đi. Đằng này đã lâu rồi, đa số người dân đã bị chọt, thậm chí có người bị chọt rất nhiều, lên đến hai chữ số. Mà có chắc là kết quả ra đúng không? Có bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác như uống vitamin c, uống nước cam, uống nước ngọt trước khi chọt không? Những lúc như vậy, ra kết quả không đúng, bị chọt lại, lúc đó người dân như thế nào?” – lại một thắc mắc cho câu chuyện phản biện chính sách.

Thế giới đã sống chung với dịch, Việt Nam cũng tương tự như vậy, việc bóc tách F0 hay truy vết F0 theo tôi thấy gần như là không khả thi hiện tại. Vậy thì xét nghiệm kháng nguyên để làm gì? Thay vào đó, sao không tập trung mở cửa, khuyến khích người dân nếu có dấu hiệu gì không ổn, mạnh dạn đến bệnh viện để khám? Như tôi nè, bị bệnh nền, mỗi lần đi khám là ngại, lo đủ thứ. Không biết có đi được không, rồi khám xong, có về lại địa phương được không?” – một phản biện chính sách nhìn từ góc nhìn liên tưởng với thế giới.

“Thật ra ông Đam nên lo tập trung chuyện giáo dục. Từ việc thiết bị học online cho đến việc mạng đang không được mạnh do đứt cáp. Rồi câu chuyện của những tân sinh viên nữa. Như em, học phí là một gánh nặng. Thời gian qua, giãn cách liên tục, gia đình đã xài nhiều vào khoản tiết kiệm, bên cạnh thủ tục hồ sơ thì lo học phí nhiều lắm” – một đề xuất với căn cứ trọng trách được phân công của ông Đam trong nội các chính phủ Phạm Minh Chính.

Ông Vũ Đức Đam đã về lại Hà Nội.

Chẳng rõ vì sao đến tận thời điểm hiện tại, phó thủ tướng Vũ Đức Đam vẫn trung thành với cách xét nghiệm kháng nguyên bằng phương pháo “chọt” lỗ mũi. Dẫu biết vì cái chung để có thể mau chóng trở về trạng thái bình thường mới, nhưng nếu nghĩ về sức khỏe của người dân, thì ông thử sống như người dân – nghĩa là cứ đôi ba hôm là bị lôi ra đường để nhân viên y tế “chọt”, và kéo dài vậy suốt mấy tháng trời như thời ông ‘công cán’ Sài Gòn, khi đó ông sẽ hiểu dân tình vì sao mà oán thán…


CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)