VNTB – Trăm dâu đổ đầu tằm

VNTB – Trăm dâu đổ đầu tằm

Diệp Chi

(VNTB) – Gì cũng tăng nên túi tiền đành teo tóp…

 

Bước sang những ngày cuối cùng của quý đầu tiên năm 2022, số lượng ca nhiễm mỗi ngày ở phía Bắc (nhất là ở Hà Nội) vẫn tăng đều đều. Mặc dù có nhiều chính sách tích cực, hỗ trợ nhằm tái thiết xây dựng lại cuộc sống, thế nhưng, với hàng loạt những vấn đề xảy ra, từ bị ảnh hưởng do cuộc chiến ở xứ người cho đến giá cả hàng hóa khác tăng đều đều, đã ít nhiều tác động đến “chén cơm mưu sinh” của giới lao động bình dân, sinh viên đang theo học tại Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng – nhất là sau quãng thời gian quá dài về giãn cách, những quy định khắt khe một thời xoay quanh việc trở về quê – lên lại thành phố kiếm sống, một số người buôn bán đã… mất tích hẳn… sau cái ngày gọi là mở cửa trở lại…

Bỗng dưng lại cảm thấy kỳ kỳ, thời điểm số ca nhiễm tăng cao, dù chưa cao bằng Hà Nội những ngày qua, Thành phố Hồ Chí Minh cũng đã bị xếp vào danh mục vùng đỏ, với hàng loạt những quy định nghiêm ngặt về giãn cách, còn đằng này, Hà Nội vẫn… “u như kỹ”, ngẫm cũng ngộ đời…

“Không ngộ sao được. Mình ra đường mua đồ ăn trữ giãn cách thì nói nó mình đi chơi. Mình đi mua thuốc thì nó kêu mình ra công viên tập thể dục. Đặt shipper thì nó kêu xe cộ chạy ầm ầm. Từ chính quyền cho đến người dân lên tiếng, nó cũng không nghe, bất chấp hết tất cả, làm theo ý mình. Miệng nhà quan có gang có thép.

Dửng dưng bỏ qua hết, cuối cùng thì như thế nào? Giãn cách, tập trung, xét nghiệm, số lượng ca tăng đều đều. Còn bây giờ thì sao, sống chung với dịch như thế giới đã làm, như lời ông chuyên gia gì đó từng làm bên trung tâm quản lý bệnh tật khuyên, kết quả thế nào? Vậy mà cuối cùng, cái người đó vẫn không bị gì. Thiệt, chẳng biết nói làm sao”, ông Hai, một người dân lắc đầu ngao ngán.

“Cái món quá quen thuộc với sinh viên mình là mì gói. Sinh viên hay nói vui vui là, đầu tháng hay đầu tuần có tiền, ăn thịt ăn cá, đến khi hết tháng hay hết tuần, tiền đã cạn thì mình chuyển sang ăn mì gói. Cho nên, dù biết giá cả có tăng, cũng phải bấm bụng mà mua để tiết kiệm trong phòng. Để còn cuối tháng mình còn dự trữ, còn có đồng này đồng kia. Nói chung là lúc trước thì mình mua được một thùng thì giờ mua ít lại”, một sinh viên khối đại học Quốc gia TP.HCM chia sẻ.

“Rồi cuối cùng khi có chuyện ai lãnh? Người có tiền, họ còn có thể xoay sở được, còn chút của để dành để ăn qua mấy tháng trời giãn cách ở nhà. Còn mình, chạy ăn từng bữa, rồi còn vợ, còn con tuổi ăn tuổi học. Ai khổ? Cuối cùng thì người nghèo cũng chịu nhiều nhất thôi”, ông Minh, bán bánh tráng nói.

“Lên hay xuống là chuyện của Nhà nước, mình cũng đâu thể xen vô được. Mình bức xúc thì than thở vậy thôi. Mà có khi than, cũng chẳng ích gì. Như đợt giãn cách đó, khó khăn không, cực nhọc không? Có nói cũng chẳng xi-nhê gì. Có mong muốn mở cửa sớm, cũng vậy. Đến khi có nghị quyết 128 mới đỡ phần nào. Tôi nói đỡ phần nào là vì thời điểm tháng 10 đó, dù có 128, vẫn còn nhiều khó khăn trong đi lại. Mà đã khó khăn trong đi lại giữa các tỉnh, thành, với người thường xuyên chở khách như tôi, thì chẳng phải khó khăn mưu sinh là gì?”, một xe ôm khu vực giáp ranh Sài Gòn – Bình Dương nhớ lại.

“Cũng mong chính quyền, lãnh đạo lo được cái nào lo cho dân, dân đỡ cái đó. Ăn uống thì có thể bớt được, chứ có những cái giờ giảm hay tăng, cũng phải sử dụng, như tôi, đâu có né được. Như xăng, như gas chẳng hạn”, bà Tư, bán bánh mì ngậm ngùi.

Xin đừng cố chứng minh điều dân gian đồn đãi là đúng: “Nghèo là một cái tội”. Hiếm có người nào muốn mình thật sự nghèo lắm. Nhất là cái nghèo, cái đói, cái khó khăn đó lại đến từ những hành động không có tấm lòng, duy ý chí từ…


CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (1)
  • comment-avatar
    Nguyễn Tuấn Anh 2 years

    “Nghèo là một cái tội”

    Ngày xưa, giàu mới là tội . Bây giờ … “Đổi Mới” nên tất cả lộn đầu xuống đất hết .