Việt Nam Thời Báo

VNTB – TP.HCM nên mạnh dạn dừng xét nghiệm diện rộng

Lê Tự Do

 

(VNTB) – Điều mà nhiều người nhiều người dân đang ngóng chờ là được chích vaccine đủ 2 liều

 

Thần tốc đến 15/9 lại tiếp tục thần tốc đến 30/9. Những anh chị bị chọt mũi nhiều lần hãy lưu giữ bằng chứng để kiện kẻ đưa ra biện pháp này ra toà bắt bồi thường vì những tổn thương ở niêm mạc mũi của các anh chị. Một tổn thương kích ứng lập lại nhiều lần trên niêm mạc một chỗ cũng là nguyên nhân gây ung thư.

Bác sĩ Cao Văn Tuân đã có lưu ý ở trên, và cho rằng chính quyền TP.HCM nên dừng ngay việc thực hiện theo lệnh bề trên của ‘chọt – chọt’…

Kể từ tháng 5 đến nay, nói bình dân, xét nghiệm bằng phương pháp chọt lỗ mũi đã quen thuộc đến mức ngán ngẩm rồi ám ảnh không ít người dân ở TP.HCM. Mỗi khi gia hạn thời gian giãn cách; theo ý kiến từ ông cựu trưởng ban, ép buộc người dân phải bỏ tất cả từ công việc, sinh hoạt đời thường cho đến sức khỏe, để ở nhà; là điệp khúc “xét nghiệm diện rộng thần tốc” lại xuất hiện.

Những khu vực nào thuộc ‘vùng xanh’ thì còn đỡ đỡ, riêng ‘vùng đỏ’, ‘vùng vàng’ thì khỏi phải bàn cãi. Có khi mới xét nghiệm hôm nay, cách ngày, lại nghe thông báo, đi xét nghiệm từ tổ trưởng tổ dân phố. Vòng lẩn quẩn, xét nghiệm tìm dương tính, tìm không ra dương tính, qua tuần hay cách ngày, lại tiếp tục tìm dương tính…

Và với việc số ca nhiễm ở thành phố cao nhất nước, thêm vào đó là xoay vòng xét nghiệm, thì xuất hiện thêm F0, cũng không có gì là lạ.

Tại buổi gặp gỡ, lắng nghe chuyên gia góp ý về kế hoạch phòng chống dịch và phục hồi kinh tế sau 15/9 của lãnh đạo TP.HCM sáng 17/9, PGS. TS Đỗ Văn Dũng (Trưởng khoa Y tế cộng đồng, Đại học Y Dược TP.HCM) nhận định Việt Nam có thể tiêu diệt Covid-19, nhưng không thể hết trong hôm nay, tháng này, năm nay mà phải trong vài năm tới, cùng các quốc gia khác chứ không thể đơn độc. Vì thế, ông đề nghị ngành y tế thành phố không nên tiếp tục xét nghiệm diện rộng, truy vết vì rất tốn kém, mà phải chuyển sang xét nghiệm người nguy cơ cao, triệu chứng.

Ở một khía cạnh khác, theo thông tin được đăng tải trên trang fanpage Phan Xuân Trung thì:

“Khoang mũi là nơi cực kỳ nhạy cảm có chức năng sưởi ấm không khí, bắt lấy mầm bệnh, tiết chất nhày bao phủ bụi bặm để bảo đám không khí thật sạch trước khi vào phổi. Khi hít trúng bụi bặm, hệ thần kinh vùng mũi sẽ bị kích thích tạo nên phản xạ hắt hơi để tống khứ chất lạ ra khỏi mũi.

Việc chọc ngoáy bằng que xét nghiệm sẽ làm tổn thương niêm mạc mũi, chảy máu do rách niêm mạc hoặc chọc trúng mạch máu, nhiễm trùng mũi xoang…

Bất đắc dĩ mới phải đưa que vào mũi để lấy dịch nhầy làm xét nghiệm. Đây là một can thiệp xâm lấn, có gây hại. Người ta cố gắng tìm cách xét nghiệm bằng mẫu nước bọt, hơi thờ, mồ hôi… để không đụng chạm đến phần nhạy cảm của mũi”.

Cũng nói về vấn đề xét nghiệm, nhưng ở góc độ chi phí, theo chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thì: “Chúng ta là nước nghèo, chống dịch phải hiệu quả nhưng chi phí thấp, phải tiết kiệm chi phí. Mẫu (xét nghiệm) đơn, mẫu gộp thế nào? Test nhanh thế nào? Một mẫu xét nghiệm PCR mất nhiều tiền, đắt hơn vắc xin nhiều”.

Phân tích về vấn đề xét nghiệm ở Hà Nội, trang facebook Vu Kim Hanh chia sẻ:

Hà Nội vừa thông báo đến 14/9 đã phát hiện được 19 ca F0 từ cộng đồng qua xét nghiệm sàng lọc từ 3.128.380 mẫu, trong số này có : 2.311.514 mẫu XN RT-PCR và 816.866 mẫu xét nghiệm nhanh kháng nguyên. Thử tính chi phí hoạt động công khai này bằng bài toán hs cấp 1:

Chi phí Test RT-PCR (lấy mẫu 100.000đ/mẫu, XN 634.000/mẫu gộp) (tạm tính mẫu gộp là 10)

2.311.514 * 100.000 = 231.154.400.000 đ

2.311.514*634.000/10= 146.549.987.600 đ

Chi phí Test nhanh (238.000đ/mẫu)

816.866 * 238.000 = 194.414.108.000 đ (Đơn giá lấy theo qui định của Bộ Y tế tại CV số 4356/BYT-KHTC ngày 28/5/2021) Tổng chi phí cả 2 phương pháp: 572.115.495.000đ (năm trăm bảy mươi hai tỷ một trăm mười lăm triệu bốn trăm chín mươi lăm ngàn đồng). Kết quả: Phát hiện được 19 F0.

Vậy chi phí để phát hiện 1 F0 là: 572.115.495.000 /19ca = 30.111.341.874 /ca tức là: Cuộc “thần tốc xét nghiệm” ở Hà Nội với kết quả bắt được 19 ca F0, cho ra chi phí để HN bắt 1 F0 là 30,13 tỉ VNĐ”.

Chợt nhớ lại những bài giảng địa lý năm xưa, Việt Nam là đất nước đang phát triển. Thời gian qua, biến thể của con virus đến từ Vũ Hán, Trung Quốc đã đẩy biết bao mảnh đời lâm vào cảnh khốn cùng; các cửa hàng đóng cửa; doanh nghiệp ảnh hưởng; người dân khó khăn….

Điều mà nhiều người nhiều người dân đang ngóng chờ là được chích vaccine đủ 2 liều, nếu có thể 6 tuần như TP.HCM đề nghị thì quá tốt, thật sự bỏ bớt những thủ tục rườm rà trong khám sàng lọc, chứ không phải cái phiếu khai thông tin để xét nghiệm diện rộng, dù chỉ là mẫu đơn.

Thiết nghĩ, dù đúng là có thể không tới một năm, nhưng để bù lại những tháng ngày ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, chính quyền cũng như người dân thành phố cũng cần một khoảng thời gian để hồi phục nền kinh tế. Vậy thì, câu hỏi cho vấn đề, giữa tốn quá nhiều chi phí cho xét nghiệm diện rộng, với đầu tư cải thiện đời sống người dân, nhất là với người nghèo, người vô gia cư hay những gia đình mất mát, nên chọn cái nào?

Có lẽ, hai ngài đầu lĩnh phụ trách y tế là Nguyễn Thanh Long và Vũ Đức Đam, cũng biết cần phải làm gì lúc này để tránh ‘lời nguyền’ chuyển sang Ban Kinh tế TW của kiểm toán “hậu Covid”, mà Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã yêu cầu.


Tin bài liên quan:

VNTB- Có dễ kiểm soát lạm phát tăng dưới 4%?

Trương Thế Tử

VNTB – Sao lại cứ mãi tự sướng kiểu này vậy ông Tổng bí thư ơi?

Phan Thanh Hung

VNTB – Tượng đài Nguyễn Phú Trọng

Do Van Tien

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.