Việt Nam Thời Báo

VNTB – Vài nét chấm phá từ cuộc đời tôi (bis 26)  

ukraine

 

Ngụy Hữu Tâm

 

Kỷ niệm của tôi ở tư cách là Moritzburger và những vấn đề liên quan.

 

Tôi viết bài này vào hai ngày nghỉ cuối tuần sau hai tuần nằm bệnh viện HNVX, rồi sau hai tuần nằm nhà vì dịch covid. Mai lại vào viện kiểm tra lại ở tư cách là bệnh nhân ngoại trú. 

Nói về 4 số Spiegel ra trước và sau Noel, tôi mượn được từ Viện Gớt, hạn tuần nên nay đã được 10 ngày, trên mail đã nhắc phải trả, nếu không đúng hạn sẽ bị phạt, tuy số tiền không đáng kể nhưng  sẽ ngượng, dự báo thời tiết báo trời chỉ đẹp hôm nay nữa thôi, mai trời lại nồm trở lại, mưa phùn gió bấc như lẽ ra phải vậy ở tháng này, nên quyết tâm đọc cho xong để trả. 

Bài trước đã giới thiệu kỹ tờ  số 2, ra sau Noel rồi, nay còn các số 48, 49 của năm 2021 và số 3 của năm 2022, và sau khi đọc lướt, thấy 2 số trước khá chán vì quá cũ. 

Quá tập trung vào liên minh Ampel vừa thành lập để cảnh báo hai đảng mới tham gia chính phủ là đảng FPD và đảng Xanh. Số 48 nói: „Chỉ có thể có một“. Tiền hay khí hậu. Habeck (Bộ trưởng Kinh tế và Bảo vệ khí hậu) và Lindner (Bộ trưởng Tài chính), hai ông trùm 2 đảng này xoi mói lẫn nhau. Người Đức khi ấy còn quá lo về những vấn đề cũ, như làm sao có thể tăng mức thuế,… mà quên mất mối đe dọa từ Nga làm tình hình không chỉ Đức, châu Âu, mà toàn thế giới thay đổi, dẫu sao cũng đã qua một quý rồi. Annalena đang chuẩn bị làm Bộ trưởng Ngoại giao được phỏng vấn về lãnh đạo đất nước ở thời kỳ khủng hoảng và vai trò của CHLB Đức trên thế giới. Nhưng trên thực tế, các bộ đã chia cho ba đảng cầm quyền rồi và các vị Bộ trưởng đã an vị, thấy ngay ảnh chân dung các vị trên trang 14 số báo này. 

Có một bài nói kỹ về chiến dịch „không covid“ của Trung Quốc thực hiện được nhờ ở chế độ chuyên chính với các biện pháp cực đoan, như ở nước ta trước đây, nhưng dân họ kỷ luật hơn dân ta, quá rõ ràng. Cũng có bài chỉ trích Trung Quốc tiến hành chiến tranh mạng với Đức: địa chỉ mail của quan chức chính phủ Đức bị tình báo mạng Trung Quốc lén phá khóa, theo dõi. Về giao thông, cạnh tranhgay gắt giữa xe điện cao tốc và máy bay, ở điểm này thì Đức đang thua Italia. Và bài nói về nguy cở tên lửa siêu thanh mang đầu đạn hạt nhân  Hypersonic Glide Vehicle HGV DF-17 của Trung Quốc có thể vượt Mỹ và gây ra cuộc cạnh tranh vũ trang mới trên thế giới, có thể so sánh với Liên Xô trước đây. Nhưng tạm thời chưa có nguy cơ đó. Cũng có một bài hay nói về lịch sử gia đình thời trang nổi tiếng thế giới Gucci.    

Số sau nói FDP có khả năng trở thành đảng nhân dân tự do vì truyền thống đấu tranh cho tự do nên lấy được phiếu của thế trẻ, nhưng đang đại dịch cúm Tàu, tự do cá nhân phải đặt sau tự do số đông, chắc chắn liên hệ tới vấn đề tiêm chủng, khác xa Việt Nam „phải có nhờ ông ngoại mới được tiêm“. Cho đến nay, Đức cũng vẫn chưa vượt qua được đại dịch. Dĩ nhiên ở Đức cũng còn tồn tại vấn đề khó khăn tiêm chủng ở các trường học, thế nhưng lại là vì cha mẹ ngang ngạnh chống lại, chủ yếu ở phía Đông, cũng là mặt trái của tự do dân chủ. 

Có bài  Spiegel  phỏng vấn nhà chính trị học Francis Fukuyama trước nguy cơ đảo chính của Trump. Cũng tương tự, có bài nhắc đến nguy cơ cánh cực hữu của Éric Zemmour ở Pháp.

Đang cơn bạo bệnh, có lẽ cũng nên nhắc đến một bài khá hay trên tờ báo này dài cả hai trang nói về GS BS Otto Prokop, người Áo, chủ nhiệm khoa Pháp Y, Bệnh viện Charité trực thuộc Trường Đại học Tổng hợp Humbodt  Berlin HBU, ông này quá hay, năm nay kỷ niệm 100 năm ngày sinh ông. Là BS trẻ, mới tốt nghiệp sau Thế chiến Hai ở Tây Đức, nhưng ông lại sang Đông Đức để tiến thân. 

Ngành  Pháp Y dĩ nhiên phải dính đến chính trị hơn các ngành khác của Y học, lại bị ảnh hưởng của pseudowissenschaft-giả khoa học Nazi, thế mà, dù vẫn sống và làm việc ở một nước theo chế độ CS, ông vẫn đấu tranh chống nó và vẫn tồn tại được cho đến khi về hưu, chỉ vì tôn trọng sự thật, ông thực là nhà khoa học chân chính. Ngoài ảnh chân dung ông còn có bức ảnh rất to của Bệnh viện Charité, làm tôi nhớ đến kỷ niệm năm 1986 khi đưa con gái, cháu GLinh bị bệnh tim bẩm sinh, thông liên thất,  đến mổ tim tại đó. 

Làm sao quên được, đi S-Bahn đến ga Friedrichsstraße, biên giới Đông Tây Berlin, rồi lội bộ theo con đường mang tên đó thêm 15 phút nữa là đến thôi mà, bao lần đến đấy rồi.

Ngay sau sinh các BS đã phát hiện bệnh của cháu ngay, nói phải mổ tốt nhất giữa 5 và 10 tuổi, không thì giỏi nhất chỉ sống đến 20 tuổi. Đến nhờ GS BS TT Bách thì ông từ chối vì ông vẫn mổ, nhưng người quen ông không dám, ở Việt Nam tỷ lệ tử vong khi mổ bệnh này cao quá, chỉ 4%  do điều kiện vệ sinh ở bệnh viện quá kém nên sau đó nhiễm trùng.

Thời cơ mở ra năm 1986  khi cháu 6 tuổi, Sâm, mẹ cháu lại đang thực tập ở Berlin, lại đang có hội nghị khoa học tại đó, tôi có báo cáo nên có thể đi, anh Hiệu không những đồng ý mà thậm chí còn cho mang cả cháu theo.               

Sang đến đó, Sâm vốn có quen cô N Anh, TS Lý sinh ở Nga, lấy chồng Đức rồi theo chồng về Berlin, đang làm việc ở Bệnh viện chính phủ CHDC Đức ở Buch, ngoại ô thành phố, nên tôi đến nhà nhờ cô giúp, cô nhiệt tình bảo đưa cháu Linh đến cơ quan, cô để các đồng nghiệp khám rồi cho lời khuyên cách điều trị. 

Đến nơi, đáng tiếc các bác sĩ khuyên cứ để đấy, đến 10 tuổi hãy còn kịp mổ chưa vội, biết đâu nó tự hàn lại. Đức thì được, còn Việt Nam bất khả thi, làm sao từ nay đến đó còn cơ hội sang Đức lần nữa mà mổ cơ chứ? 

Nát óc suy nghĩ, may quá mới nhớ ra, cha tôi có quen ông Hiệu trưởng HUB, gặp nói chuyện với nhau ở Havanna  mãi rồi mà, nên tôi nhờ Cụ nói ông giúp.

Cha tôi chỉ gửi lá thư sang Berlin là Bệnh viện Charité đã gọi cháu đến mổ. Nay cháu Linh định cư ở Praha, hai cháu ngoại tôi đang học Trường Do Thái tại đó. 

 Ngày kia giỗ cha tôi, chắc gì tôi đã về nhà làm việc đó được khi Hà Nội vẫn đang dịch bệnh thế này, chuyện ra vào viện cực kỳ khó khăn, khả năng về nhà hầu như bằng không. Xin coi đây cũng như là một nén hương tôi thắp lên bàn thờ tưởng nhớ Cụ và những người đã giúp cha con chúng tôi, và trước hết là nước CHDC Đức với Bệnh viện Charité… 

Xin quay trở lại báo Đức.

Về vật lý còn có bài rất hay về lịch sử tìm ra thuyết dây của Theodor Kaluza và Albert Einstein cách đây đúng 100 năm, liệu có bao giờ chứng minh được thuyết này hay không? Trên mạng nói mãi về Ucraina-Nga, liên hệ với Việt Nam-Trung Quốc, v.v… thế cũng tạm đủ, tôi sẽ giới thiệu ở dưới, bây giờ xin tạm giải tỏa những mối lo ấy bằng cách dịch nguyên văn toàn bộ bài này, hy vọng bạn đọc, ít nhất là các bạn có học qua môn vật lý đại cương ở bậc đại học hay cao đẳng, hiểu được ý của tác giả, và đầu tiên phải là: có ý thích và quyết tâm đọc bài ấy, bởi lẽ nó cũng rất quan trọng cho việc hiểu vật lý hiện đại. 

Cuộc phát minh ra thứ nguyên thứ năm 

Trước đây 100 năm, nhà vật lý Đức Theodor Kaluza, với sự trợ giúp của Albert Einstein, công bố một thể loại như công thức cho vũ trụ. Cho đến ngày hôm nay, ý tưởng này của ông khắc họa nên ngành vật lý. Thế nhưng, liệu thuyết dây dựa trên đó có bao giờ chứng minh được hay không?

Con trai của Theodor Kaluza vốn quen thuộc với việc cha mình cứ đi đi lại lại trong phòng mà làu bàu đọc những công thức bí hiểm. Cả việc người cha lẩm bẩm từ ba giờ sáng trong phòng làm việc của mình và khi ấy còn thầm thì hát nữa, cũng là bình thường đối với chàng. Thế nhưng chuyển biến đột ngột xảy ra vào đêm đông năm 1918 lại là điều gì đó khá đặc biệt.

65 năm sau. người con vẫn nhớ cha mình bỗng nhiên bật đứng dậy từ bàn làm việc để hát to lên những giai điệu từ vở nhạc kịch „Đám cưới của Figaro“ của Mozart. Mặt ông rạng rỡ trước niềm hạnh phúc vừa đến, ôm lấy đứa con 8 tuổi mà bắt đầu múa nhảy như điên. 

Đấy phải là thời khắc mà Theodor Kaluza đã phát minh ra thứ nguyên thứ năm. Phải 3 năm nữa thì Kaluza mới đủ can đảm để công bố ý tưởng của mình trước công luận. Đúng 100 năm đã trôi qua kể từ khi nhà toán học hầu như vô danh ở thành phố Königsberg (trước thuộc Đức, nay là Kaliningrad thuộc Nga) trình bày nó trước thế giới. Các nhà vật lý tiếp nhận nó đầy thiện ý, trước hết là Albert Einstein bị mê hoặc.  „Tôi hết sức kính trọng trước vẻ đẹp và sự dũng cảm của ý tưởng của ông“, ông viết tới Königsberg cho người đồng nghiệp.

Ít lâu sau thì mối quan tâm lạnh dần đi. Công trình của Kaluza rơi vào quên lãng. Chỉ mãi nửa thế kỷ sau, chính Kaluza lại đã chết từ 20 năm trước rồi, thì ý tưởng của ông mới sống lại được ở một bộ áo choàng mới. Ngày hôm nay thì ý tưởng về những thứ nguyên ẩn giấu của vũ trụ, như trước đây Kaluza đã ý nghĩ ra chúng, đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng một lý thuyết tổng quát khả dĩ cho ngành vật lý. 

Công trình của Kaluza là một thời khắc đáng nhớ trong lịch sử vật lý hiện đại. Nó nhấn mạnh ý nghĩa càng ngày càng gia tăng mà toán học có được khi định nghĩa bức tranh thế giới vật lý; nó thể hiện vai trò mà khi đó các quan sát thuần túy thẩm mỹ có được; và ở đấy Kaluza trước hết định nghĩa một giấc mơ mà kể từ đó phải trở nên một động lực thúc đảy quan trọng cho ngành vật lý.

Vấn đề  xoay quanh ông là một trong số „những ý tưởng lớn yêu thích của tư tưởng loài người“, Kaluza viết bằng thứ ngôn ngữ hầu như là thống thiết của ông. Mục tiêu của ông là tìm ra một thể loại như là định luật gốc mà nó sẽ có thể được hiểu „ở tư cách như là nguồn gốc chung cho tất cả các hiện tượng của tự nhiên“. Nói cách khác: Kaluza muốn tìm ra một công thức cho vũ trụ.

Trong những suy nghĩ của mình, nhà bác học Königsberg xuất phát từ Thuyết Tương đối Rộng mà trước đó vài năm Einstein đã công bố. Thuyết này mô tả mỗi khối lượng làm biến dạng không gian mà ở đấy nó chuyển động như thế nào, và sự biến dạng này lại tác động hấp dẫn lên các khối lượng khác như thế nào. Trọng lực vậy là không còn như ở Newton, được hiểu ở tư cách là sự hấp dẫn trực tiếp giữa hai khối lượng nữa, mà nó được truyền qua một sự biến dạng của không gian. 

Cùng với khối các công thức của Einstein, Kaluza còn tìm thấy một khối lý thuyết lớn thứ hai: từ trước đấy hơn 50 năm, nhà vật lý người Anh James Clark Maxwell đã thiết lập những phương trình toán học mà chúng thống nhất được tất cả các hiện tượng điện từ vào trong mình. Khi ấy  tổng quát lại, Kaluza mới đặt ra giả thuyết rằng, hai lý thuyết bao trùm toàn bộ ngành vật lý học.

Kaluza viết, cả hai lý thuyết này đều được đặc trưng bởi „vẻ đẹp đầy mê hoặc“. Và còn hơn thế: Einstein đã chu cấp để sao cho các lý thuyết hấp dẫn và điện động lực học bây giờ cũng có thể đứng cạnh nhau mà không hề mâu thuẫn nhau. Thuyết hấp dẫn của Newton thì đang còn  mâu thuẫn rõ ràng với (thuyết điện động lực học) Maxwell. Thế nhưng Einstein đã loại bỏ các mâu thuẫn này bằng thuyết tương đối của ông.

Thế nhưng với Kaluza thì cái đó còn chưa đủ: ông muốn không chỉ hoà giải các khối công thức hấp dẫn và điện động lực học với nhau, mà còn hoà trộn với nhau nữa. Ông hy vọng bằng cách đó tìm ra được một định luật duy nhất cho phép quy tất cả các hiện tượng tự nhiên về chính nó.

Ở Berlin thì bản thân Albert Einstein cũng đang theo đuổi chính mục tiêu này. Và trong khi ông đang còn đau đầu làm sao để các phương trình Maxwell có thể quy được về thuyết tương đối của chính ông, thì ông nhận được thư từ Königsberg. Đồng nghiệp Kaluza mà ông chẳng hề biết, trong lá thư của mình, đề nghị ra một con đường dẫn tới công thức thế giới, và những cái ông ta viết, thì Einstein hiểu ngay trực tiếp. „Ý tưởng của ông trước tiên làm tôi đặc biệt thích thú“, ngay lập tức ông gửi trả lời tới Königsberg. 

Kaluza đã xem xét khả năng rằng, thêm vào một thứ nguyên thời gian và ba thứ nguyên không gian, thế giới lẽ ra còn có thể có thêm một thứ nguyên thứ năm nữa. Nhở một ảo thuật toán học mà ông đã thành công trong việc xây dựng một thế giới có năm thứ nguyên sao cho đối với những cư dân sống ở trong đó – tức chính là chúng ta – thì sự tồn tại của thứ nguyên thứ năm ở dạng ẩn.

Nếu trong thế giới với thứ nguyên thêm vào ở dạng ẩn này, ông đưa các phương trình trường của Thuyết Tương đối Rộng vào hoạt động, thì cứ như có bàn tay thần bí nào đó tác động, các phương trình này đưa ra không chỉ (thuyết) hấp dẫn của Einstein, mà cũng còn cả (thuyết) điện động lực học của Maxwell. Nói cách khác: tất cả cứ như là Kaluza đã tìm ra được công thức vũ trụ. 

Einstein hoàn toàn bị quyến rũ, thế nhưng ông khuyên còn phải gọt rũa đã trước khi Kaluza dám đưa ý tưởng của mình ra trước công luận. Hai người đàm phán với nhau hơn hai năm dòng. Đấy là thời gian mà ở đấy, tất cả trong cuộc đời gia đình Kaluza đều xoay quanh các bức thư và các tấm bưu thiếp của bậc thiên tài ở Berlin. 

Einstein luôn luôn phát hiện ra những „điểm vẫn còn đang tối“ mới. Chẳng hạn ông viết: „Bây giờ thì tất cả chỉ còn là, liệu ý tưởng của ông có đứng vững trước khi sự chỉ trích của giới vật lý hay không“. Rồi sau đó Einstein lại cam quyết, ông thấy công trình của Kaluza „thật sự thú vị“, hay ông an ủi: „Tôi chẳng tìm thấy đâu là sai“.

Vào tháng mười năm 1921 thì cuối cùng, giải thoát cũng đến từ Berlin: Einstein xin „Ngài TS Kaluza hết sức kính mến“ thứ lỗi về điều rằng, cho đến nay ông đã ngăn cản TS công bố công trình. Ông đi đến kết luận, ý tưởng về một thế giới có năm thứ nguyên quá ư gây ấn tượng để có thể hoàn toàn là sai: „Phải có cái gì đó đúng trong đó“, Einstein đánh giá và giới thiệu công trình của Kaluza trước Viện Hàn lâm Khoa học Phổ vào ngày 08.12.1921. 

Tuy nhiên, đầu tiên thì thuyết của Kaluza lại chỉ giành được vinh quang trong một thời gian ngắn. Trước tiên thì ý tưởng này gây được nhiều quan tâm chủ yếu là nhờ vào sự thúc đẩy của Einstein. Năm 1926 thậm chí nó còn được nhà vật lý lượng tử Oskar Klein tiếp tục phát triển.

Ông này nghĩ ra một phương pháp mới, liệu thứ nguyên thứ năm sẽ được ẩn giấu như thế nào bên trong bốn thứ nguyên không-thời gian: Klein cho thứ nguyên phụ thêm trong các phương trình của mình co lại đến mức siêu vi – nhỏ đến mức con người không còn cảm nhận được nữa.

Thế nhưng vào thời điểm này thì mối quan tâm của giới vật lý cũng đã bắt đầu nguội lạnh. Không còn là Thuyết Tương đối nữa, mà bây giờ Cơ lượng tử mới sinh ra lại nắm giữ hoàn toàn suy nghĩ của họ. Thuyết này làm thay đổi bức tranh vũ trụ của các nhà vật lý, và trước tiên: nó tỏ ra rất có ý nghĩa không chỉ về mặt triết học, mà cũng cả về mặt thực tiễn. Chỉ không cần tới hơn 20 năm mà môn khoa học về những lượng tử đã đưa ra 2 phát minh làm thay đổi thế giới của thế kỷ 20 tới tận gốc rễ: bom nguyên tử và tranzitơ.                                         

 Thuyết Tương đối Rộng lại hoàn toàn khác: một thời gian dài thì ở tất cả vẻ duyên dáng và vẻ đẹp hình thức của mình, nó vẫn chẳng có ý nghĩa gì cho các nhu cầu thực tiễn. Bên trong ngành vật lý thì nó sống một cuộc sống trong bóng tối, chỉ có một ít chuyên gia còn dành mối quan tâm cho những sự điêu luyện của Thuyết Einstein. Chẳng có ai còn muốn biết dù chỉ một chút nữa về cái dạng mở rộng ra 5 thứ nguyên (của thế giới hay vũ trụ cũng vậy). 

Mãi đến những năm 70 (của thế kỷ trước) mới bắt đầu thay đổi, khi một số nhà vật lý lại bắt đầu cố gắng tìm ra một công thức vũ trụ. Họ đi đến kết luận rằng, có thể giải nhiều bất đồng trong những quy luật khi đó đã biết của tự nhiên, nếu như các hạt cơ bản, không như thường vẫn giả thiết, có dạng điểm, mà trên thực tế trái lại là các trạng thái dao động của những sợi dây cực nhỏ.

Vậy là các nhà vật lý bắt đầu định nghĩa các phương trình chuyển động của những sợi dây („strings“) như vậy. Chẳng bao lâu sau họ phải xác định rằng, điều này là hoàn toàn không thể ở 4 thứ nguyên không-thời gian. Chỉ khi họ nâng cao mạnh số các thứ nguyên thì các phương trình mới có ý nghĩa toán học. 

Cái ấy lẽ ra đã suýt nữa giết chết những strings: vũ trụ mà chúng ta quan sát được, không có 11 mà cũng chẳng có 26 thứ nguyên. Bởi vậy nên những công thức chỉ có ý nghĩa ở 11 hay 26 thứ nguyên, chẳng thích hợp với việc mô tả thế giới này. Thế rồi các nhà vật lý cũng nhớ ra các công trình của Theodor Kaluza và Oskar Klein. Họ chẳng  nói về những thứ nguyên thêm bị giấu kín, mà chúng vẫn bị sự quan sát của con người bỏ qua sao?

Ý tưởng mà Theodor Kaluza một thời đã từng ca ngợi bởi giai điệu của Mozart tại Königsberg, như vậy lại được sinh ra lần thứ 2. Các lý thuyết được gọi là superstring với 4 thứ nguyên không-thời gian mở rộng và nhiều thứ nguyên bổ sung cực nhỏ trở nên những cái được ưa chuộng của giới vật lý khi họ đi tìm một công thức vũ trụ mà nó thống nhất vào mình tất cả các định luật của tự nhiên. 

Kể từ đó thì các superstrings trải qua những thay đổi liên miên từ phấn khích sang thất vọng. Lúc này thì họ phấn khích ở vẻ đẹp của những thứ nguyên bổ sung uốn khúc vào nhau („các đa dạng Calabi-Yau“), khi khác họ lại thất vọng trước những trở ngại và mâu thuẫn có vẻ hầu như chẳng vượt qua nổi. 

Các cuộc nghiên cứu phải trải qua nhiều cuộc „cách mạng strings“. Khi đó bất ngờ xuất hiện những mối liên hệ sâu sắc mà chẳng có ai có thể tính trước với chúng. Các nhà vật lý hiểu chúng ở tư cách là sự xác nhận cho điều rằng, họ đang đi đúng trên con đường dẫn tới công thức vũ trụ mà họ đang muốn tìm.

Nhưng giữa chừng lại bị ách tắc. Từ khoảng 20 năm nay, môn này đang ở „tình trạng khủng hoảng kép“, Alexander Blum từ Viện Max Planck Berlin về Lịch sử Khoa học xác nhận.

Lý thuyết mắc thiếu sót ở ngay sức mạnh giải thích cho chính mình: các superstrings thích hợp để mô tả quá nhiều vũ trụ khác nhau đến mức chúng có vẻ như không có khả năng giải thích, tại sao chúng ta lại sống ở đúng chính cái vũ trụ của chúng ta? Đồng thời thì các thí nghiệm với công sức càng ngày càng lớn hơn của các nhà vật lý hạt cơ bản lại cũng đưa đến càng ít hơn những hiện tượng mới.

Blum bảo: „Cảm giác đã đến được gần công thức vũ trụ đã bị ngành này đánh mất rồi“. Vậy là bây giờ cũng có khả năng rằng, sau 100 năm được sinh ra thì ý tưởng về những thứ nguyên bổ sung ẩn giấu, đã bị dứt khoát chôn đi. Mặt khác cũng chẳng loại trừ những điều ngạc nhiên tiếp theo ở việc tìm kiếm các vũ trụ có số thứ nguyên rất cao, vậy nên Blum bảo: „Có lẽ 20 hay 50 năm nữa thì ý tưởng của Kaluza lại được tái sinh lần thứ ba“. ..

Cũng muốn kể tiếp cuộc đời tôi từ đầu năm 1974 đến nay, nhưng vì tình hình thế giới với chiến sự ở Ucraina, Hà Nội với dịch cúm Tàu chưa biết bao giờ hạ nhiệt, còn tình hình sức khỏe tôi, chưa biết bao giờ thật sự hết virus và các điều kiện khác, để được BVHNVX cho giấy phép trở lại điều trị tiếp hay không? 

Xin phép bạn đọc cho hoãn lần sau vì thật sự tinh thần còn bất ổn.

Nhân đây cũng xin liệt ra những bài báo mạng mà thời gian hơn tuần qua, tôi theo dõi được, mà trước hết, xin bạn đọc tìm kỹ thuật vượt tường lửa, duy nhất bởi lẽ vì „Đảng ta dân chủ đến thế là cùng“ không cho mọi người xem: 

TUYÊN BỐ

Từ sự kiện đảo Gạc Ma 14/3/1988, những việc trước mắt cần làm của lãnh đạo Việt Nam

Ngày 14 tháng 3 năm 2022, toàn dân Việt Nam ghi nhớ ngày này của 34 năm về trước (14/3/1988) bọn Bành trướng Bắc Kinh đã ngang nhiên mang 3 tàu chiến tấn công vào các chiến sĩ công binh Việt Nam tay không đang xây dựng đảo Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Sau khi bắn chìm 2 tàu vận tải  HQ 604 và HQ 605, giết chết 64 và làm bị thương 11 chiến sĩ công binh Việt Nam, quân Trung Quốc đã chiếm đảo Gạc Ma. Sau đó Trung Quốc không ngừng chiếm tiếp các đảo xung quanh và xây dựng thành căn cứ quân sự, gồm cả sân bay phục vụ cho mục đích xâm chiếm toàn bộ Biển Đông của Việt Nam và khống chế đường hàng hải quốc tế.

Mới đây Putin, Tổng thống Nga đưa quân xâm lược Ukraine, biến thỏa thuận quốc tế mà Nga đã ký kết tại Budapest 5/12/1994 bảo đảm toàn vẹn lãnh thổ Ukraine thành tờ giấy lộn và ngang nhiên tuyên bố vùng đất Ukraine trước đây là của Nga, cũng giống như Trung Quốc đã và đang tuyên bố Biển Đông là của tổ tiên Trung Quốc.

Qua 16 ngày đổ quân xâm lược, Putin vấp phải sự chống trả kiên cường của quân dân Ukraine dưới sự lãnh đạo của một chính phủ dân chủ do nhân dân trực tiếp bầu lên. Sức mạnh của nhân dân Ukraine không chỉ là bảo vệ độc lập chủ quyền mà còn bảo vệ giá trị dân chủ tự do của cả một đất nước vừa thoát khỏi quá khứ độc tài.

Diễn biến tình hình thế giới rất khó lường, an nguy đất nước đang bị thách thức, nếu nội lực Việt Nam không đủ mạnh, dân tộc Việt Nam không đoàn kết thì chắc chắn Trung Quốc sẽ xâm lược Việt Nam.

Thủ tướng Phạm Minh Chính dâng hương tưởng niệm các liệt sĩ Gạc Ma

Đôi lời: trong nỗi buồn tưởng nhớ các liệt sĩ Gạc Ma, có niềm vui là đất nước có được một sự kiện tưởng nhớ hiếm hoi này, nhưng lại vẫn còn một nỗi buồn khác – vốn kéo dài suốt từ … thế kỷ trước cho tới tận hôm nay và không biết sẽ tới khi nào.

Hàng loạt báo đài đưa tin, song thế hệ trẻ … con, nếu chỉ tin vào đó, sẽ không biết kẻ thù nào đã sát hại dã man các chiến sĩ ta, không khéo lại tưởng là … cướp biển.

Có vẻ như chỉ có ba báo đài “lớn” là TTXVNVTV/(video), VOV mới được tham gia đưa tin chính, các báo đài “nhỏ” phải đăng lại nguyên văn hoặc thêm bớt đôi chút.

Tất cả đều không có một đoạn nào trích nguyên văn lời nói của Thủ tướng, mà toàn là những “chế tác” của tòa soạn báo.

Đài Á châu Tự do RFA cũng không nhận ra hoặc coi là bình thường điều này, nên đưa tin kiểu “hồ hởi phấn khởi” vì nhắc tới hai chữ “Trung Quốc” nhiều lần, làm người đọc dễ nhầm lẫn, tưởng báo chí quốc doanh cũng được chạm vào thứ húy kỵ đó trong một sự kiện quan trọng như vậy.

Pourquoi Pekin prévient-il: “la Chine et les Etats-Unis sont au bord d’une nouvelle guerre froide ?”

Le clown de la Maison Blanche cherche des poux dans la tête des chinois.

Face à Donald Trump, Xi Jinping mobilise le patriotisme en Chine

Trump accuse la Chine d’être responsable d’une “tuerie de masse mondiale” à cause du coronavirus

L’OMS est ”une marionnette de la Chine”, affirme Trump

Et maintenant le cirque du Congrès américain s’y met lui aussi.

Trump et le Congrès veulent muscler les incitations à délocaliser de Chine

Cuộc chiến quỷ ám

Trong câu chuyện vô tận về mối quan hệ phức tạp giữa Nga và phương Tây, các nhà văn Nga ngoài vai trò đồng tác giả còn là những nhân vật tiêu biểu. Sa hoàng, Sô-viết, hậu Sô-viết, Putin hay hậu Putin, thời nào chiến tuyến cũng và cũng sẽ hằn sâu giữa giới trọng Nga (russophile) hay trọng Slav (slavophile) và giới thân phương Tây. 

Biểu tượng quyến rũ nhất của khuynh hướng thân phương Tây cho đến nay vẫn là Ivan Turgenev: Tài năng, danh tiếng, quảng giao, học thức, thành thạo sáu ngoại ngữ, chưa kể giàu sang quý tộc và một ngoại hình nổi bật với chiếc mũi hoàn hảo trên gương mặt khả ái và chiều cao gần hai mét. Đối trọng của ông về mọi phương diện là Dostoyevsky, xuất thân trong khốn khó, vóc dáng khắc khổ, râu thưa, tóc mỏng, da thiếu nắng, má hóp, mắt nhìn bất an, thần thái bồn chồn và thường xuyên chạy nợ. Hành trình của Dos là từ cực tả đến bảo thủ và thậm chí cực hữu, của Turgenev là từ hư vô đến cấp tiến rồi phóng khoáng ôn hòa. Dos thậm mộ đạo, Turgenev ít nhiều vô thần. Dos táo tợn cực đoan, Turgenev khoan dung điềm tĩnh. Dos cục cằn đầy kịch tính, Turgenev lịch lãm nhẹ nhàng. Dos cường độ, Turgenev sâu lắng. Dos khinh bỉ phong cách, bất chấp kỹ thuật, coi ngôn ngữ chỉ là phương tiện và nếu đang cháy túi thì viết ào ào, miễn bán được bản thảo. Turgenev kỹ lưỡng từng câu chữ, khổ sở mãi về một chiếc bàn tròn ở câu trước bỗng có hình bầu dục ở câu sau trong một tác phẩm của Dos. Dos sục xuống tầng hầm của tâm hồn Nga, tìm ra đầu dây cháy chậm của những quả bom người – những thân phận bị đọa đày và châm ngòi nổ. Turgenev mở cánh cửa sổ Nga ra thế giới, phối hiện thực với trữ tình và cho nét u buồn đặc trưng của Nga một vẻ bi quan hiện đại. Song xung đột bất hủ giữa hai vì tinh tú thuộc hàng rực rỡ nhất trên bầu trời văn chương Nga này đến từ câu hỏi “Con đường nào cho nước Nga?”, vấn đề thiêu đốt và chia rẽ giới tinh hoa Nga chậm nhất từ giữa thế kỷ 19. 

Stalin hóa nước Nga

 (VNTB) – Khi  không thể thắng được ở Ukraine, Putin cho đàn áp ở Nga

Khi ra lệnh xâm lược Ukraine, Putin mơ ước khôi phục lại đế chế Nga vinh quang. Hóa ra ông ta đã khôi phục nỗi kinh hoàng thời Stalin. Điều đó không chỉ bởi vì Putin xâm lược vô cớ tàn bạo nhất ở châu Âu kể từ năm 1939, mà còn bởi vì rốt cục Putin đang tự biến mình thành một tên độc tài ở Nga – một Stalin của thế kỷ 21, với những lời nói dối, sử dụng bạo lực và hoang tưởng ở mức chưa từng có.

Để hiểu Putin nói dối tới mức nào, hãy xem xét cuộc chiến được lên kế hoạch ra sao. Tổng thống Nga nghĩ rằng Ukraine sẽ nhanh chóng sụp đổ, vì vậy Putin đã không chuẩn bị cho người dân Nga về cuộc xâm lược hoặc chuẩn bị cho quân đội Nga về nhiệm vụ của họ. Putin đảm bảo với giới chóp bu rằng điều đó sẽ không xảy ra. Sau hai tuần khủng khiếp trên chiến trường, Putin vẫn phủ nhận rằng cuộc chiến đang được diên ra có thể trở thành cuộc chiến lớn nhất ở châu Âu kể từ năm 1945. Để duy trì sự dối trá này, Putin đã chặn lại gần như toàn bộ phương tiện truyền thông độc lập, đe dọa bỏ tù nhà báo đến 15 năm nếu họ không tường thuật lại những lời nói dối chính thức, và đã có hàng nghìn người biểu tình chống chiến tranh bị bắt giữ. Nhấn mạnh rằng “hoạt động” quân sự của Putin là nhằm phi phát xít hóa Ukraine, truyền hình nhà nước đang tái hiện nước Nga thời Stalin.

Để hiểu được sở thích bạo lực của Putin, hãy xem cuộc chiến đang diễn ra như thế nào. Không giành được chiến thắng chóng vánh, Nga đang cố gieo rắc sự sợ hãi bằng cách bỏ đói các thành phố Ukraine và ném bom bừa bãi. Vào ngày 9 tháng 3, Nga tấn công một bệnh viện phụ sản ở Mariupol. Nếu Putin phạm tội ác chiến tranh chống lại những người Slav anh em mà ông đã đề cao trong các bài viết của mình, thì Putin sẵn sàng tàn sát ngay tại quê nhà.

Ngư dân Thừa Thiên Huế phản đối việc ‘nhận chìm vật chất nạo vét’ ở ven biển Phú Lộc 

(VNTB) – Người dân bất an khi đổ 200.000 m3 ‘vật chất nạo vét’ xuống khu vực đánh bắt thủy sản ở cửa biển Phú Lộc.

Ngày 12-3, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thừa Thiên – Huế, chủ đầu tư Dự án Xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng nghề cá và Dự án Phục hồi, tái tạo hệ sinh thái thủy sinh và nguồn lợi thủy sản sử dụng tiền bồi thường của Công ty TNHH Gang thép Hưng nghiệp Formosa Hà Tĩnh, cho biết sẽ tiến hành cuộc họp với UBND huyện Phú Lộc để tháo gỡ vướng mắc liên quan bãi tiếp nhận vật chất nạo vét thuộc dự án cảng cá Tư Hiền ở xã Vinh Hiền, huyện Phú Lộc kết hợp với khu neo đậu tránh trú bão.

Dự án cảng cá Tư Hiền bao gồm các hạng mục, như nâng cấp, sửa chữa bến cập tàu hiện hữu có chiều dài 85m, xây dựng mới bến cập tàu dài 75m, nhà phân loại cá 640m2. Ngoài ra, dự án sẽ thực hiện nạo vét tuyến luồng khoảng 1.950m, gồm đoạn từ biển vào cảng cá Tư Hiền dài 1.251m; cửa ra âu thuyền Vinh Hiền đến cảng cá Tư Hiền dài khoảng 700m.

Khi đảng viên có đạo làm nhiệm vụ “nắm tình hình” các tôn giáo

Đồng chí. 

Trong một bức thư của Làng Mai vào năm 2008, thiền sư Thích Nhất Hạnh cho rằng chính quyền Việt Nam ít nhiều đã thay đổi cách nhìn về tôn giáo, đặc biệt đối với các đảng viên có đạo. 

Ông mô tả quan điểm tiêu cực của chính quyền đối với tôn giáo trước đây: “… không cho phép người trẻ xuất gia, lấy chùa chiền đình miếu làm nơi phơi lúa, nuôi heo, cho tôn giáo là thuốc phiện của dân tộc, hễ cán bộ hay viên chức đi chùa hay cầu nguyện thì cho là ‘duy tâm’, không được Đảng và Nhà nước tin tưởng, phải mất chức”.

Rồi ông cho biết tình trạng này đã thay đổi vào những năm 2000: “…ta thấy các cán bộ, đảng viên, viên chức trong Đảng và trong chính quyền đã có cái nhìn thông thoáng hơn: […] đa số đã thờ Phật Bà Quan Âm, và bây giờ đây việc đi chùa lạy Phật và thắp hương tưởng niệm không còn bị xem là một cái gì mê tín và hủ hóa nữa.” 

Nhưng liệu đảng viên có thật sự được tự do khi sinh hoạt tâm linh? Gần đây, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng đã hé lộ đáp án.

Đảng viên có đạo cần làm nhiệm vụ “nắm tình hình” các tôn giáo

Vào tháng 1/2022, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng trong một bài viết của mình đã cho biết một trong những xu hướng quản lý nhà nước về tôn giáo sắp tới đây: “Phát triển đảng viên là người có đạo và phân công nhiệm vụ cho đảng viên có đạo trong việc nắm tình hình và thực hiện tốt công tác dân vận với quần chúng, tín đồ”. ..

Xâm lăng Ukraine, Vladimir Putin thắng hay thua?

Khi quyết định xâm lăng Ukraine, Vladimir Putin đã tính sai nước cờ chiến lược. Ông ta đã tính sai xu hướng chính trị ngay trong quốc gia Nga, đã tính sai phản ứng của Hoa Kỳ, Liên hiệp Châu Âu và một số các quốc gia khác như Úc, Nhật, Canada, Nam Hàn, những nước có khả năng hợp tác cùng nhau đánh sập kinh tế Nga. Và, Putin đã tính sai công luận thế giới.

Chiến tranh, ngoài bom đạn đem ra tưới lên đầu lên cổ nhau còn là vấn đề công luận quốc tế. Ở kỷ nguyên hiện đại, một chuyện nhỏ xảy ra bất kỳ nơi nào trên thế giới, chỉ trong tích tắc, mọi người đều hay biết, Nga của Putin đã bị cả thế giới lên án là vô cớ tấn công một quốc gia dân chủ hiền hòa, một nước láng giềng bé nhỏ hơn mình nhiều. Với cuộc chiến càng lúc càng thảm khốc, Putin đã gây nên một trận tang thương cho dân tộc Ukraine, đã phạm những tội ác chiến tranh khó có thể bào chữa. Tất cả những hành vi gây chiến và vi phạm trắng trợn quyền tự quyết độc lập của một quốc gia khác chắc chắn sẽ tạo khó khăn không ít cho chính sách đối ngoại của Nga trong những ngày tháng sắp tới.

Ukraine: Năm khoảnh khắc âm nhạc làm ấm lòng người giữa chiến tranh

Kể từ khi Nga xâm lược Ukraine, những hình ảnh đau thương về cuộc chiến được chia sẻ nhiều trên mạng xã hội. 

Nhưng giữa chiến tranh cũng có nhiều khoảnh khắc đẹp khi âm nhạc kết nối mọi người, từ cô bé hát trong hầm trú bom đến giàn nhạc giao hưởng biểu diễn giữa lệnh ngừng bắn. 

Xung đột Nga – Ukraine sẽ không ảnh hưởng nặng tới kinh tế Việt Nam

Theo giám đốc của Viện Tài chính Quốc tế IIF Washington, xung đột giữa Nga và Ukraine sẽ không ảnh hưởng quá sâu rộng đối với doanh nghiệp Việt Nam. 

 “Trong bối cảnh thị trường toàn cầu bắt đầu chuyển dịch do tác động của cuộc khủng hoảng Nga – Ukraine, Việt Nam có khả năng lớn kêu gọi được đầu tư và phát triển các ngành công nghiệp tiềm năng, tiên tiến. Theo đó, bộ mặt của ngành công nghiệp Việt Nam có thể thay đổi trong vòng 10-20 năm tới”, tiến sĩ Trần Quốc Hùng, Giám đốc điều hành của Viện Tài chính Quốc tế IIF ở Washington D.C., phát biểu về tác động của xung đột Nga – Ukraine đối với doanh nghiệp Việt Nam hôm 11/3.

Ông tin rằng thời điểm này đang mở ra khả năng cho Việt Nam đẩy manh xuất khẩu các mặt hàng có thế mạnh, để bù đắp lại những thiệt hại cục bộ. 

Đồng quan điểm, ông PGS.TS Nguyễn Đức Thành – Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược (VESS) ở Hà Nội, nói thêm rằng đây cũng là thời điểm thích hợp cho Việt Nam “cải cách, đa dạng hóa, hiện đại hóa ngành công nghiệp quốc phòng”.

Thời điểm thích hợp cho doanh nghiệp Việt

Với việc giá cả tăng trên hầu hết mặt hàng do tác động của các lệnh trừng phạt kinh tế ở châu Âu, các chuyên gia nhận định Việt Nam chắc chắn sẽ gặp phải thách thức về giảm GDP và tăng lạm phát. 

Tuy nhiên, họ nhìn nhận nếu các doanh nghiệp và chính phủ Việt Nam có chính sách và định hướng thức thời, đây sẽ là thời điểm để thúc đẩy hơn nữa tăng trưởng kinh tế, dù thời gian đầu người dân và doanh nghiệp có thể chịu thiệt vì giá cả hàng hóa tăng. 

Ngũ cốc nói riêng hay nông sản nói chung được các chuyên gia nhấn mạnh về tầm quan trọng và tiềm năng. 

Có nên tẩy chay nghệ sĩ, văn hóa Nga vì Putin xâm lược Ukraine?

Việc một dàn nhạc ở Wales loại bỏ tác phẩm của nhạc sĩ cổ điển Nga Tchaikovsky vì cuộc xâm lược hiện nay của Nga vào Ukraine, đã tạo ra tranh luận lớn hơn về ‘cuộc chiến văn hóa’.

Dàn nhạc Cardiff Philharmonic ở Wales cho biết sẽ “không thích hợp vào thời điểm này” để biểu diễn âm nhạc của Tchaikovsky sau khi Nga xâm lược Ukraine.

Dàn nhạc cho biết một thành viên có gia đình ở Ukraine và rằng một số tác phẩm của Tchaikovsky bị coi là xúc phạm người Ukraine.

Trước đó, dàn nhạc đã lên kế hoạch cho một buổi hòa nhạc Tchaikovsky ở Cardiff vào ngày 18 tháng 3.

Thay vào đó, họ sẽ biểu diễn các tác phẩm của John Williams, Dvorak và Elgar.

 Martin Ivens nhận xét: 

“Cấm Tchaikovsky không phải là cách để giành chiến thắng trong một cuộc chiến. Tuần này, Cardiff Philharmonic Orchestra đã xóa bản Overture 1812 nổi tiếng của nhà soạn nhạc khỏi chương trình sắp tới do cuộc xâm lược Ukraine. Tác phẩm này ca ngợi cuộc kháng chiến của người Nga chống lại cuộc xâm lược của Napoléon.

Thư ngỏ của các Đại sứ Vương quốc Anh, EU, Na Uy, Thuỵ Sĩ tại Hà Nội

“Ủng hộ Ukraine!

Chiến tranh đã trở lại Châu Âu. 

Chúng tôi lên án bằng những từ ngữ mạnh mẽ nhất có thể đối với hành động xâm lược quân sự vô cớ và phi lý của Liên bang Nga đối với Ukraine. Với các hành động quân sự phi pháp của mình, Nga đang vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế và các nguyên tắc của Hiến chương Liên Hợp Quốc, đồng thời phá hoại sự ổn định và an ninh của châu Âu cũng như trên toàn cầu. Điều này bao gồm cả quyền lựa chọn của Ukraine đối với vận mệnh của đất nước mình. Nga phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về hành động xâm lược này cũng như về tất cả những sự tàn phá và thiệt hại về người mà cuộc chiến này sẽ gây ra…

Xin chắc chắn rằng, nhân dân Việt Nam ủng hộ Ukraine! 

Chiến tranh ở Ukraine: Cách Nga tuyển dụng lính đánh thuê

Các mạng xã hội và các nhóm chát kín đang được sử dụng ở Nga để tuyển mộ một lữ đoàn lính đánh thuê mới để chiến đấu ở Ukraine cùng với quân đội chính quy. 

BBC đã nói chuyện với một lính đánh thuê đang phục vụ và một cựu chiến binh có quan hệ chặt chẽ với một trong những tổ chức lính đánh thuê hàng đầu của Nga, những người đã chia sẻ chi tiết về chiến dịch tuyển mộ.

Một vài tuần trước khi bắt đầu cuộc chiến, người lính đánh thuê đang phục vụ nói với BBC rằng nhiều cựu chiến binh của tổ chức bí mật Wagner đã được liên lạc trên một nhóm Telegram kín. Họ được mời tham gia một “bữa ăn ngoài trời ở Ukraine”, có đề cập đến việc nếm “Salo”, một loại mỡ lợn theo truyền thống ở Ukraine.

Thông điệp kêu gọi “những người có tiền án, nợ nần, bị cấm tham gia các nhóm lính đánh thuê hoặc không có hộ chiếu bên ngoài” nộp đơn. Thông điệp cũng bao gồm “những người từ các khu vực do Nga chiếm đóng ở các nước cộng hòa Luhansk và Donetsk và Crimea – được mời nộp đơn”.

What does Barack Obama think of Vladimir Putin?

Now that Barack Obama’s memoirs have just been published on November 17, 2020, it is easier to answer this question.

He talks about Angela Merkel, Nicolas Sarkozy, Erdogan, Rahul Gandhi, and thus Vladimir Putin…

Phạm Đoan Trang sẽ được Đệ Nhất Phu nhân Mỹ vinh danh ‘Phụ nữ Can đảm Quốc tế 2022’: liệu VN sẽ lại phản đối?

Đôi lời: do mới đây, sau khi Anh và Canada trao giải thưởng “Tự do Truyền thông 2022” cho Nhà báo Phạm Đoan Trang, VN đã lên tiếng phản đối, nên mới phải đặt trước câu hỏi, rằng lần này VN sẽ lại phản đối nữa không. BS

Nhà báo độc lập Phạm Đoan Trang đang bị chính quyền Việt Nam giam cầm sẽ được bà Jill Biden, Đệ Nhất Phu nhân Hoa Kỳ, vinh danh Phụ nữ Can đảm Quốc tế 2022, cùng 11 phụ nữ khác trên khắp thế giới.

Buổi lễ trực tuyến trao giải thưởng này sẽ diễn ra vào lúc 10 giờ sáng giờ Washington, ngày 14/3, do Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken chủ trì, theo thông báo của Bộ Ngoại giao Mỹ.

Nhà báo Phạm Đoan Trang, hiện đang thụ án 9 năm tù vì tội “Tuyên truyền chống phá Nhà nước”, sẽ được Đệ Nhất Phu nhân Jill Biden xướng tên, ghi nhận “thành tích can đảm” vượt bậc. 

Vạ lây từ việc Nga xâm lược Ukraine

 (VNTB) – Tính đến thời điểm cuối tháng 2-2022, Nga đứng vị trí thứ 24 trong các quốc gia vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam với 151 dự án tổng giá trị lên đến 953 triệu USD…. 

Sáng ngày 27-2-2022, Mỹ, Anh, Canada và Ủy ban Châu Âu thông báo chặn kết nối của một số ngân hàng Nga khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT. Điều này đang đẩy các đối tác làm ăn với những dự án mà Nga đầu tư vào Việt Nam lâm cảnh sống dở, chết dở.

Các dự án Nga đầu tư tại Việt Nam chủ yếu tập trung ở lĩnh vực năng lượng. Trong số các dự án đầu tư, thì Vietsovpetro là công ty lớn thứ 8 ở Việt Nam và sản xuất 1/3 lượng dầu của cả nước.

Thời điểm giữa năm 2021, tập đoàn Novatek, nhà sản xuất khí đốt độc lập lớn nhất của Nga, đã ký Biên bản ghi nhớ (MoU) với UBND tỉnh Ninh Thuận để phát triển một dự án sản xuất năng lượng LNG (khí tự nhiên hóa lỏng trọng tải thấp) tích hợp tại Việt Nam.

Chưa kể những tập đoàn dầu khí lớn hàng đầu của Liên bang Nga như Gazprom và Rosneft cũng dự kiến ​​sẽ tham gia vào nhiều dự án nữa ở thềm lục địa của Việt Nam vào năm 2030. Hiện tại các đối tác này cũng đang tham gia vào các dự án thăm dò dầu khí như Lô 129-132 (bể Nam Côn Sơn), dự án tích hợp phát triển mỏ Báo Vàng tại các Lô 111/04, 112, 113.

Trong một lĩnh vực khác, công ty điện tử lớn nhất của Nga, Rostec là một trong những nhà đầu tư lớn nhất và lâu đời nhất của Nga tại Việt Nam, cung cấp về kỹ thuật và công nghệ quân sự.

Ukraine

Phần 1: Ukraine – Tuy xa mà gần

Đế quốc nào bành trướng thì cũng sẽ lụn bại. Nga từng là một để quốc lớn và từ 1991 đến nay đang là một đế quốc thất bại. 

Nó thất bại không phải vì thiếu tiền, thiếu vũ khí, thiếu máu người, mà vì thiếu văn minh. Dân tộc Nga vĩ đại có một nền văn hóa rực rỡ. Nhưng điều đó không tránh được việc họ đã để những tên độc tài khát máu thống trị mình. 

Nền độc tài của Stalin đã đưa nước Nga và Liên Xô thành một siêu cường.

Hưởng ứng quan điểm của Thủ tướng

Tại cuộc họp của Ban chỉ đạo Cải cách Hành chính ngày 9 tháng 3, Thủ tướng Phạm Minh Chính đưa ra quan điểm “Đầu tư cho cải cách hành chính là đầu tư cho sự phát triển”. Đó là một quan điểm hợp lòng dân. 

Nhiều người có nhận xét rằng nền hành chính của Việt Nam chủ yếu “hành là chính”. Vừa qua khi làm hồ sơ tự ứng cử vào Quốc hội tôi biết rõ thêm người có việc đến cửa chính quyền đã bị ‘hành’ như thế nào. Tôi đã viết bài “Biết về thế sự trong chăn”, chỉ ra một số cách “hành” của vài cán bộ có quyền hành. Những cách đó đúng quy trình nhưng phản đạo lý, phản khoa học.

Nền kinh tế khí hậu và thách thức nguyên liệu xanh

 (KTSG) – Cho đến nay người ta chưa có định nghĩa đầy đủ về nền kinh tế khí hậu (climate economy), nhưng thách thức nguyên liệu xanh (green materials) tạo nên nền kinh tế này mỗi ngày một hiện rõ và thúc ép, đòi hỏi những giải pháp toàn cầu cũng như trong mỗi quốc gia và nơi mỗi cam kết của doanh nghiệp.

Vấn đề không chỉ đặt ra với thép xanh, nhôm tái sử dụng, nhựa tái chế hay các sản phẩm ít phát thải khác mà quan trọng nhất là nguồn nguyên liệu để hấp thụ, sản xuất năng lượng sạch để từ đó tạo ra các sản phẩm xanh phục vụ con người. Điều đặc biệt là Việt Nam đang coi đây là cơ hội để chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế theo hướng xanh, tuần hoàn, carbon thấp.

Trung Quốc gửi viện trợ nhân đạo cho Ukraine, người Việt Nam thì tự đứng ra quyên góp

Trung Quốc cho biết lô hàng viện trợ nhân đạo đầu tiên của nước này cho Ukraine đã được gửi đi từ thứ Tư (09/03).

Tờ South China Morning Post, ngày 09/03, đưa tin người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên (Zhao Lijian) cho biết lô hàng viện trợ đầu tiên này trị giá 5 triệu Nhân dân tệ (791.300 USD) và được gửi tới Ukraine thông qua Hội Chữ thập đỏ của TQ.

Hàng viện trợ nhân đạo của Bắc Kinh cho Kyiv gồm thực phẩm và các nhu yếu phẩm khác.

Putin xác nhận Nga ‘cần tình nguyện viên’ từ nước khác giúp cuộc chiến ở Ukraine

Tổng thống Nga Vladimir Putin vừa chính thức kêu gọi ‘tình nguyện quân nước ngoài’ tới giúp Nga đánh lại quân đội Ukraine.

Phát biểu tại cuộc họp của Hội đồng An ninh Quốc gia Nga, ông nói người nước ngoài nào muốn chiến đấu cùng quân Nga chống Ukraine thì cần “được cho phép”.

Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu nói có tới 16 nghìn ‘quân tình nguyện’ ở Trung Đông sẵn sàng chiến đấu sát cánh cùng quân Nga.

Khách dự TV show ở Nga công khai nói ‘chiến tranh ở Ukraine tệ hơn Afghanistan’

Lần đầu tiên, các khách dự show truyền hình nổi tiếng của Vladimir Soloviyev tại Nga công khai chỉ trích cuộc chiến ở Ukraine, và ví nó “như chiến tranh Afghanistan, thậm chí tệ hơn’.

Dù ông Soloviyev là người nhiệt tình ủng hộ Tổng thống Putin, các khách dự show của ông hôm 10/03/2022 nói thẳng, công khai rằng họ coi “cuộc tấn công Ukraine là điều nhắc lại Afghanistan”.

Cuộc chiến Afghanistan là nỗi đau của người Nga, vì Liên Xô (cũ) sa lầy 10 năm tại quốc gia Hồi giáo ở Tây Á, và phải rút lui năm 1989.

Karen Shakhbnazarov, nhà làm phim, bình luận tin chính trị, đã công khai thể hiện quan điểm trên kênh Rossiya 1 của nhà nước, rằng “đem quân vào Ukraine là quyết định kinh sợ”. 

Thượng đỉnh Mỹ–ASEAN có thể diễn ra đúng hẹn hay bị Campuichia hoãn?

Ngày thứ Tư, 9/3/2022, Bộ trưởng Ngoại giao Campuchia, Prak Sokhonn nói rằng cuộc họp thượng đỉnh giữa Hoa Kỳ và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), dự trù diễn ra vào hai ngày 28-29/3/2022 tại thủ đô Washington của Mỹ, sẽ được dời lại vì một số lãnh đạo ASEAN không tham dự được.

Việc dự trù cuộc họp thượng đỉnh trong hai ngày 18 và 29 tháng 3/2022, vốn được chính phủ Mỹ đưa ra vào cuối tháng 2/2022. Chương trình nghị sự của thượng đỉnh được giới quan sát cho là sẽ là các vấn đề về hợp tác kinh tế và an ninh.

Cuộc khủng hoảng Ukraine của Trung Quốc

Tập được gì — và mất gì — từ việc hậu thuẫn cho Putin?

Khủng hoảng Ukraine chủ yếu là cuộc đối đầu giữa Nga và phương Tây, nhưng bên cạnh đó, còn có một người chơi khác đang lúng túng bên lề: Trung Quốc. Bắc Kinh đã cố gắng duy trì thế cân bằng trong vấn đề Ukraine. Một mặt, họ đứng về phía Nga, đổ lỗi rằng chính sự bành trướng của NATO đã gây ra khủng hoảng, và cáo buộc rằng những dự đoán của Mỹ về một cuộc xâm lược chỉ làm trầm trọng thêm vấn đề. Mặt khác, đặc biệt là khi nguy cơ xung đột quân sự ngày càng gia tăng, nước này đã kêu gọi sử dụng con đường ngoại giao thay cho chiến tranh.

Nếu Bắc Kinh biết chơi đúng cách, họ sẽ duy trì quan hệ chặt chẽ với Moscow, bảo vệ quan hệ thương mại với Ukraine, giữ EU trong quỹ đạo kinh tế của mình, và tránh được hệ quả từ các lệnh trừng phạt của Mỹ và EU lên Moscow – cùng lúc đó ngăn cản quan hệ với Mỹ xấu đi đáng kể. Tuy nhiên, việc đạt được bất kỳ một trong những mục tiêu này là khả thi, còn đạt được tất cả lại là điều bất khả.

Vladimir Putin, tham vọng và hậu quả

Tháng 4, 2014, một tháng sau khi Nga cưỡng chiếm bán đảo Crimea, trong một bài viết về chính sách đối ngoại của Mỹ, người viết có nhấn mạnh “Rất nhiều bài viết và phân tích về tham vọng bành trướng của Putin. Điều quan trọng nên nhớ, tham vọng của Putin không dừng lại ở bán đảo Crimea mà là Ukraine.” (Chính Luận Trần Trung Đạo, Cổ Loa xuất bản 2014, trang 149) 

Nhận định “tham vọng của Putin không dừng lại ở bán đảo Crimea mà là Ukraine” không phải là một lời tiên đoán vu vơ nhưng rút ra từ các luận điểm về nhân cách của Putin và các mối quan hệ quốc tế thời kỳ này.

 

HOẠ SĨ MẠNH QUỲNH, NGƯỜI PHỤ HỌA TÀI DANH CHO CÁC XUẤT BẢN PHẨM VĂN HỌC CỦA NGUYỄN VĂN VĨNH.

Năm 1909, dịch giả Nguyễn Văn Vĩnh chính thức phổ biến Truyện Kiều của Nguyễn Du trên tờ báo tiếng Pháp xuất bản ở Hà Nội, tờ Notre Revue (Tạp chí của chúng ta) do ông là Chủ bút. sau khi Chính quyền dập tắt ‘Phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục’ và đóng cửa tờ báo tiếng Việt đầu tiên ở Bắc kỳ Đăng Cổ Tùng Báo

Năm 1913, tại Hà Nội, lần đầu tiên Nguyễn Văn Vĩnh chính thức cho xuất bản Truyện Kiều in bằng chữ Quốc ngữ do ông dịch từ chữ Nôm.

Trong cuốn Kiều in năm 1913 của Nguyễn Văn Vĩnh, người đọc đã thấy một số hình vẽ minh hoạ các nhân vật chính của Truyện Kiều như Hoạn Thư, Hồ Tôn Hiến, Sở Khanh… Đáng tiếc, những bức vẽ này không thấy nói ai là tác giả?!

Vào giữa thập niên 20, khi Nguyễn Văn Vĩnh thành lập Trung Tâm Âu Tây Tư Tưởng (La pensée de l’Occident) đặt toà soạn ở số 1-3 phố Hàng Gai (nay là Quảng Trường Đông Kinh Nghĩa Thục bên Hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội), ông đã chính thức cho xuất bản hàng loạt các tác phẩm văn hoá do mình sưu tầm và chuyển ngữ.

Trong các ấn phẩm này, người đọc thấy xuất hiện một số đầu sách có tranh vẽ minh hoạ, đặc biệt là các loại ấn phẩm dành cho trẻ em như tập Truyện Ngụ ngôn của Giăng đơ La Phông Ten (Jean de La Fontaine), Truyện Trẻ Con (Les Contes de Perrault), Trẻ Con Hát Trẻ Con Chơi (Bao gồm các bài đồng dao và các trò chơi dân gian truyền thống của người Việt), các bức tranh vẽ minh hoạ đều ký tên ‘Mạnh Quỳnh’ (1917-1991).

Điều đáng nói, là vào năm 1942, các ấn phẩm dành cho trẻ em của Nguyễn Văn Vĩnh, đã được Nhà Xuất Bản ‘Alexandre de Rhodes’ chính thức phát hành đại trà với số lượng hàng vạn bản, cùng với bộ Truyện Kiều dịch sang tiếng Pháp của Nguyễn Văn Vĩnh (Traduction en français par NGUYEN-VAN-VINH).

Tại các ấn phẩm đó, các bức tranh vẽ minh hoạ đều do hoạ sĩ Mạnh Quỳnh chịu trách nhiệm.

 

Khi mọi con mắt đổ dồn về Ukraine, Trung Quốc lên gân cốt trên Biển Đông

Bắc Kinh răn đe các quốc gia trong khu vực chống lại “sự can thiệp từ bên ngoài” vào các tranh chấp, trong khi công bố các cuộc tập trận quân sự ở vùng EEZ mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền

Trong bối cảnh Nga đang tiếp tục xâm lược Ukraine, Trung Quốc đã bắt đầu ra oai để thể hiện rõ ràng sức mạnh với các đối thủ trong khu vực.

Cuối tuần qua, Bắc Kinh thông báo sẽ tăng chi tiêu quốc phòng thêm 7,1% lên 229 tỷ USD, tăng so với mức 6,8% của năm ngoái. Điều này đưa chi tiêu quốc phòng chính thức của Trung Quốc lên 229 tỷ USD, một con số khổng lồ, vượt xa tất cả ngân sách quốc phòng của các đối thủ trong khu vực cộng lại và chỉ đứng sau Hoa Kỳ trên toàn cầu.

Chi tiêu quốc phòng thực tế của Trung Quốc có thể cao hơn đáng kể, với một số phép tính đưa ra mức cao nhất là 600 tỷ USD trong những năm gần đây.

Bắc Kinh cũng có lập trường quyết đoán hơn ở các vùng biển lân cận, khi Ngoại trưởng Vương Nghị cảnh báo các quốc gia Đông Nam Á cần chống lại “sự can thiệp từ bên ngoài”, trong các cuộc đàm phán kéo dài với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) về Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).

Trước đây, Trung Quốc cho biết rằng họ sẽ chỉ đăng ký tham gia với bản thỏa thuận được đề xuất nếu như bản thỏa thuận đó trao cho Trung Quốc quyền phủ quyết trên thực tế đối với đặc quyền của các quốc gia trong khu vực trong việc tiến hành các cuộc tập trận chung, và giao dịch thăm dò năng lượng chung, với các cường quốc bên ngoài – một lập trường bá quyền đã thúc đẩy một lời quở trách nặng nề từ Washington.

Nhưng ngay khi nhà ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc bày tỏ sự lạc quan về hướng đàm phán COC, Bắc Kinh đã công bố các cuộc tập trận quân sự kéo dài gần hai tuần (từ ngày 4 đến ngày 15 tháng 3) ở Vịnh Bắc Bộ, chỉ cách cố đô Huế của Việt Nam 60 hải lý (110 km).

Thứ Sáu tuần trước, Cục An toàn Hàng hải Hải Nam của Trung Quốc đã ban hành cảnh báo hàng hải, đơn phương cấm tàu thuyền đi vào khu vực chồng lấn với vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam.

Hà Nội ngay lập tức đã phản đối hành động đơn phương đó, kêu gọi Trung Quốc “tôn trọng vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, dừng lại và không lặp lại bất kỳ hành động nào làm phức tạp thêm tình hình”.

Các cử tri Mỹ tin rằng Putin sẽ không xâm lược Ukraine dưới thời Trump

 “Các cử tri trung dung, cử tri của Trump, cử tri của Biden, họ dường như tin vào ý tưởng cho rằng Putin sẽ không làm điều này nếu Trump là tổng thống. Vậy đảng Dân chủ trả lời thế nào về điều đó? Tôi không tin vào điều đó, tôi không nghĩ nó phù hợp với logic, nhưng các cử tri thì tin.”

Đó là ý kiến của Chuck Todd trong một ấn bản gần đây của chương trình “Meet the Press Daily”, đài NBC, khi chia sẻ sự hoài nghi của mình rằng Nga sẽ xâm lược Ukraine nếu Donald Trump vẫn là tổng thống. Những bình luận của Todd được đưa ra để phản ứng lại với các cuộc thăm dò gần đây, trong đó cho thấy rằng phần lớn người Mỹ tin tưởng chính xác rằng Putin sẽ không xâm lược Ukraine nếu Trump là tổng thống Mỹ.

Tất nhiên, đây không phải là một giả thuyết chính xác, khi xem xét rằng Trump đã là tổng thống trong bốn năm, không lâu trong thời gian Vladimir Putin là tổng thống của Nga.

 Tình báo Mỹ phân tích chi phí “tiền máu” tăng từng ngày của Putin

Giới chức tình báo và an ninh Hoa Kỳ tường trình trước Ủy ban Tình báo Hạ viện – trái sang: Giám đốc FBI Christopher Wray, Giám đốc NSA Paul Nakasone, Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc gia Avril Haines, Giám đốc CIA William Burns và Giám đốc Cơ quan Tình báo Quân đội Scott Berrier; Washington DC, ngày 8 Tháng Ba 2022 (ảnh: Kent Nishimura/Los Angeles Times via Getty Images)

Cộng đồng tình báo Mỹ tin rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin xem cái gọi là “chiến dịch quân sự đặc biệt” ở Ukraine là “cuộc chiến không thể thua”, vì vậy, khả năng ông ta leo thang xâm lược mà không quan tâm đến sinh mạng dân thường là điều sẽ xảy ra.

Điều trần trước Ủy ban Tình báo Hạ viện ngày 8 Tháng Ba, Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc gia (Director of National Intelligence), bà Avril Haines cho biết tình báo Mỹ đánh giá Putin là kẻ “khó có thể bị nản lòng trước những thất bại mà quân đội Nga đang phải đối mặt ở Ukraine”. Nhận xét này là có cơ sở. Nhiều dấu hiệu cho thấy ông ta đang tăng gấp đôi qui mô “chiến dịch quân sự đặc biệt” để ngăn Ukraine gia nhập NATO.

Giám đốc CIA William Burns nói: “Putin đã phát động cuộc xâm lược với quyết tâm thống trị và kiểm soát Ukraine dựa trên loạt giả định là chắc chắn sẽ thành công do sức đối kháng của Ukraine yếu; các đồng minh châu Âu như Pháp và Đức “không thích rủi ro”; được Trung Quốc “bảo đảm các biện pháp trừng phạt không thể gây tổn thương cho nền kinh tế Nga”; và quan trọng hơn là quân đội của ông ta đủ sức mạnh để giành chiến thắng nhanh chóng với chi phí tối thiểu. Dĩ nhiên, Putin đã sai và cái sai được chứng minh trong thực tế!”.

Cộng đồng tình báo đã ra điều trần trước Ủy ban Tình báo Hạ viện để trình bày các nguy hiểm về an ninh toàn cầu trong năm 2022, trong đó tập trung vào động cơ dẫn đến cuộc xâm lược đẫm máu của Nga vào Ukraine và tác động của các lệnh trừng phạt sâu rộng do Mỹ và phương Tây đưa ra. Cuộc điều trần năm nay được xem là đánh giá công khai nhất quan điểm của Mỹ về cuộc chiến tồi tệ do Putin gây ra ở quốc gia láng giềng Ukraine. Giám đốc CIA Burns nói trước Ủy ban: “Cuộc xâm lược là quyết định thuần tuý cá nhân của Putin được hình thành bằng sự kết hợp giữa tham vọng và sự nuối tiếc về một nước Nga cũ trong nhiều năm qua”.

Trung tướng Scott Berrier, Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc phòng (Defense Intelligence Agency) cho biết: “Cộng đồng tình báo ước tính với độ tin cậy thấp đã có khoảng 2,000 đến 4,000 quân Nga thiệt mạng ở Ukraine kể từ khi Moscow tiến hành cuộc xâm lược vào tuần cuối Tháng Hai”. Tuần trước, Haines nói với các nhà lập pháp: “Việc Putin nâng cao tình trạng sẵn sàng cho các lực lượng hạt nhân là rất bất thường”, và “chúng tôi nghĩ rằng ông ấy chỉ muốn phát đi một thông điệp và hy vọng nó có hiệu quả trong việc ngăn cản NATO can dự vào cuộc xung đột ở Ukraine. Đó là mục đích chính của lệnh này”. Haines cũng cho biết thêm, trong thông báo đặt các lực lượng hạt nhân chiến lược của Nga trong tình trạng cảnh báo đặc biệt không có thuật ngữ kỹ thuật nào liên quan đến chiến tranh hạt nhân như người ta biết về hệ thống của họ.

Hiện cộng đồng tình báo Mỹ vẫn tin rằng Putin không hề muốn xung đột trực tiếp với Mỹ. Đây cũng là đánh giá về các mối đe dọa tiềm tàng hàng năm cho an ninh Mỹ do Văn phòng Giám đốc Tình báo Quốc gia (Office of the Director of National Intelligence) công bố vào ngày 8 Tháng Ba. Đánh giá được biên soạn từ Tháng Một 2022 nêu rõ: “Moscow đang tìm kiếm sự đồng thuận với Mỹ trên cơ sở không can thiệp vào các vấn đề đối nội của nhau và Mỹ thừa nhận ảnh hưởng của Nga tại các nước Liên Xô cũ”.

Will Ukraine 🇺🇦 defeat the Russian elements like Vietnam 🇻🇳 did against China in 1979? The parallels are similar.

China mobilized 500,000 troops with more than 20 infantry divisions, more than 400 large artillery pieces, over 1,000 motor vehicles. (1979–1989), this is not a military conflict, we call it war, fighting with the chinese is harder than with the americans, this is a war that the two countries don’t want to repeat because peace is better than war, after When the Soviet Union collapsed, neutrality was Vietnam’s biggest lesson, it seemed that the Swiss were slowly forgetting their neutrality.

GIẢI PHÁP GIÚP CHẤM DỨT CUỘC CHIẾN NGA – UKRAINA

Đặc thù của Việt Nam là thiếu sự quyết đoán về chính trị. Nó vừa là lợi thế (cho thời bình) nhưng cũng là sự bất lợi (trong tình huống có xung đột, chiến tranh). Khi xảy ra tình huống gay cấn, Việt Nam đã từng phải chọn phe, tuy nhiên sau đó, lại trở lại cái trạng thái trung dung, ở giữa. Đối ngoại như thế cũng phản ánh đối nội, đó là tính ưa đồng thuận. Tuy nhiên, với nước nhỏ có thể phù hợp (vì được cho là khôn ngoan) còn nước lớn, nếu Việt Nam có tham vọng như vậy hoặc sẽ trở thành như vậy (theo quy mô dân số và GDP) thì không thể trung dung mãi được (bởi sẽ không ai theo anh). 

Còn trong câu chuyện phiếu trắng tại LHQ liên quan đến chiến tranh Ukraina, có lẽ cái quyết định của Việt Nam bị chi phối bởi 50% lợi ích và 50% “ý thức hệ”. Tuy nhiên, cả hai yếu tố này đều không bền vững. Thực chất nó phản ánh sự nhùng nhằng, thiếu dứt khoát. Nhiều người nói bởi do sự phụ thuộc vào vũ khí Nga. Nhưng họ không hỏi tiếp là vũ khí Nga để đánh ai hay bảo vệ trước ai. Nếu để tự vệ trước Trung Quốc thì không có nhiều ý nghĩa bởi chính Trung Quốc cũng mua vũ khí Nga và còn có những cấp độ tốt hơn do trả nhiều tiền.

Nguy cơ lâu dài sẽ là Việt Nam cứ to dần nhưng mãi không lớn được. Với ASEAN thì có thể hiểu việc bỏ phiếu trắng của Việt Nam đã gây thất vọng cho các nước trong khối. Hay nói cách khác, nó là một bước lùi so với vị thế mà Việt Nam đã giành được trong những năm qua.

Nhìn lại 50 năm chuyến thăm Trung Quốc của Nixon (P1)

Vài năm sau khi cảm giác hưng phấn của chuyến đi bí mật đến Bắc Kinh đã không còn, Henry Kissinger chia sẻ sau một cuộc gặp đầy gay gắt với những người đồng cấp Trung Quốc: “Khi những người này không cần chúng ta nữa,” ông nói trong lúc quay sang một trong những trợ lý của mình, “sẽ rất khó để đối phó với họ.”

Chuyến đi đáng nhớ năm 1971 của Kissinger, mà ông đã bắt đầu bằng cách giả bệnh khi ở Pakistan để có thể lên máy bay đến Bắc Kinh, đã trở thành bước đệm để Tổng thống Mỹ Richard Nixon đến thủ đô Trung Quốc một năm sau đó.

 “Chúng tôi sẽ chiến đấu với chúng trên biển, trên không, trong rừng, trên cánh đồng và ngoài đường phố … chúng tôi sẽ không đầu hàng”: Tổng thống Zelensky lặp lại lời nói nổi tiếng của Churchill trước Thế chiến II, trong bài phát biểu với Hạ viện Anh và nhận được sự hoan nghênh nhiệt liệt khi ông thề sẽ đánh bại cuộc xâm lược Ukraine của Putin

+ Ông Zelensky dẫn lời cố Thủ tướng Anh Winston Churchill khi ông tuyên bố sẽ chiến đấu với các lực lượng Nga trên bộ, trên biển và trên không

+ Ông Zelensky đã được các nghị sĩ hoan nghênh nhiệt liệt kéo dài cả trước và sau khi ông phát biểu ý kiến

+ Boris Johnson cho biết Vương quốc Anh sẽ cung cấp cho “những người bạn Ukraine của chúng tôi những vũ khí mà họ cần để bảo vệ quê hương của họ”

+ Ba Lan tuyên bố sẽ cung cấp một số máy bay chiến đấu MiG cho Ukraine để giúp nước này chiếm lại bầu trời của mình

+ Đến lượt Ba Lan sẽ nhận được các phản lực cơ thay thế, F-16 do Mỹ sản xuất, như một phần của trao đổi thương mại do Mỹ điều phối

+ Mỹ cũng công bố kế hoạch cấm nhập khẩu dầu của Nga, khiến giá xăng và dầu tăng chóng mặt

+ Anh và Đức đã loại trừ việc đánh vào lĩnh vực năng lượng của Nga – một trong những huyết mạch kinh tế duy nhất còn lại của nước này, nói rằng cần thêm thời gian để tìm nguồn cung thay thế trước khi đóng vòi bơm.

+ Kyiv tuyên bố 12.000 binh sĩ Nga hiện đã thiệt mạng trong các cuộc giao tranh, với hơn 300 xe tăng bị phá hủy

+ Lực lượng Nga tiếp tục ném bom các thành phố lớn, với cuộc tấn công vào sáng nay thứ Ba, giết chết 21 người, bao gồm cả hai đứa trẻ

Ai là “Nhà nước” trong những sai phạm về quản lý đất đai?

(VNTB) –  Hầu hết các sai phạm về đất đai lâu nay đều có chung một nguyên nhân là “Nhà nước”.

Ở Việt Nam, nguyên tắc đất đai thuộc sở hữu chung của toàn dân và được sử dụng phục vụ cho mục đích chung của toàn dân tộc, của nhân dân. Pháp luật ghi nhận nguyên tắc này là một trong những nguyên tắc hiến định.

‘Tàn tích’ của Xô-viết?

Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác- Lênin luôn khẳng định: Trong chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất thì chế độ tư hữu về ruộng đất là vô lý nhất và quyền tư hữu về ruộng đất là hoàn toàn vô lý.

Lập luận đó cho rằng, loài người không tạo ra đất đai, nó rõ ràng là có trước con người. Vì thế không một ai có quyền sở hữu đất đai.

Tiếp tục kế thừa và phát triển những nhận định trên của C.Mac, V.I.Lênin đã đi đến kết luận rất khoa học về sự cần thiết phải quốc hữu hóa đất đai để xóa bỏ địa tô tuyệt đối nhằm mở đường cho sự phát triển lực lượng sản xuất trong nông nghiệp.

Sau khi Cách mạng Tháng Mười Nga thắng lợi, hai ngày sau, chính V.I. Lênin đã soạn thảo và ban hành hai Sắc lệnh đầu tiên của Chính quyền Xô-viết là Sắc lệnh về hòa bình và Sắc lệnh về ruộng đất. Trong Sắc lệnh về ruộng đất đó, phạm trù “sở hữu toàn dân về đất đai” ở nước Nga xô-viết đã được luật hóa.

Bắt đầu từ 1980, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định trong Hiến pháp: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý.

Phải chăng trăm sự đều tại “Nhà nước”?

Với tư cách là người đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai, Nhà nước thực hiện các quyền năng sau: Thứ nhất, quyền định đoạt đối với đất đai, gồm có: Quyết định mục đích sử dụng đất (thông qua việc quyết định, xét duyệt quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất); Quy định về hạn mức giao đất và thời hạn sử dụng đất; Quyết định giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; Định giá đất.

Sau nhiều năm sống ở Moscow, tôi có tin xấu: Không ai có thể mong đợi người dân Nga bất ngờ nổi dậy chống lại Putin ngay bây giờ.

Cuối năm 2011, hàng chục nghìn người Nga đã xuống đường ở Moscow đòi hỏi phải lật ngược kết quả bầu cử đầy dẫy những cáo buộc gian lận. 

Đó là thách thức lớn nhất đối với quyền lực của Vladimir Putin kể từ khi ông nắm quyền một thập kỷ trước đó và đòi hỏi này không bị dập tắt ngay lập tức đã mang lại hy vọng rằng có lẽ sự thay đổi sẽ đến với Nga.

Một người biểu tình nói với tôi vào thời điểm đó: “Đã có một dòng điện đổi chiều – giống như nước bắt đầu sôi – bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra từ đây”. Đó là mức độ lạc quan chưa từng thấy kể từ đó.

Khi Nga gây chiến ở Ukraine và đối phó với các lệnh trừng phạt kinh tế gây tê liệt đã đè bẹp đồng rúp, khiến giá cả tăng vọt và cắt giảm tiền tiết kiệm của người dân, các cuộc biểu tình trên đường phố lại bắt đầu, nhưng khó có thể tưởng tượng được sự phản đối kịch liệt của công chúng đủ mạnh để làm rung chuyển chế độ Putin. 

Ukraine có cơ hội nào để thắng độ quân xâm lăng Nga hay không?

Hoa Kỳ cuối cùng đã bác bỏ đề nghị của Ba Lan cung cấp cho Mỹ một số chiến đấu cơ MiG 29 để chuyển cho Không quân Ukraine.

Ý tưởng được Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Antony Blinken nêu ra, và sau đó, các bộ trưởng của Ba Lan nói họ muốn chuyển MiG 29 của nước này sang căn cứ Ramstein của Hoa Kỳ ở Đức. Từ đó, chiến đấu cơ có thể được đưa tới Ukraine vì các phi công Ukraine chỉ quen bay các loại máy bay quân sự do Liên Xô (cũ) thiết kế.

Đổi lại, Ba Lan sẽ nhận chiến đấu cơ F-16 từ Mỹ.

Tuy nhiên, hôm 08/03, Ngũ Giác Đài bác bỏ kế hoạch này, cho rằng nó “quá phức tạp”. 

Nga-Ukraine: Giải thích lời Putin nói Lenin ‘để mất Ukraine’

Trong tác phẩm của mình, sử gia Volker Ullrich đã gọi đó là ‘một nền hòa bình nhục nhã’ mà người Bolshevik đã thỏa thuận với Đức.

Lưu ý, Volker Ullrich là người Đức và năm 1918, nước Đức lúc đó chỉ còn mấy tháng để buộc phải ký Hiệp ước Versailles chấm dứt Thế chiến I (28/07/1914 – 11/11/1918).

Hiệp ước Versailles với những điều khoản ép buộc quá quắt của phe Đồng minh mà nước Đức phải ký, được cho là nguyên nhân chính dẫn đến cuộc Đại chiến II, 20 năm sau.

Đó cũng là mầm mống dẫn đến sự hình thành chủ nghĩa phục thù dân tộc của Đức và việc lên nắm quyền của Hitler. 

 “Tôi không sợ”: TT Zelensky thách thức khi tiết lộ vị trí của mình ở Kyiv và nói rằng “quái thú” Putin có toan tính  tiếp theo là các thành viên NATO, nếu Ukraine thất thủ và khẩn cầu Biden tuyên bố vùng cấm bay, bất chấp nguy cơ chiến tranh hạt nhân

+ Volodymyr Zelensky, tổng thống Ukraine, nói chuyện với David Muir của đài ABC News hôm qua thứ Hai từ các văn phòng tổng thống ở thủ đô Kyiv

+ Cuộc phỏng vấn là lần đầu tiên tổng thống công khai trở lại vị thế trung tâm của chính phủ; kể từ ngày 24 tháng 2, vị trí trú đóng của ông là một bí mật được bảo vệ chặt chẽ

+ Zelensky, 44 tuổi, cảnh báo phương Tây rằng cuộc xâm lược Ukraine của Vladimir Putin mới chỉ là bước khởi đầu, ông nói rằng: “Con quái vật này càng ăn nhiều, nó càng muốn nhiều hơn, nhiều hơn và nhiều hơn nữa”

+ Khi được hỏi, ông muốn gì ở Joe Biden, Zelensky nói rằng Ukraine cần một khu vực cấm bay được thực thi trên bầu trời của nước tôi để ngăn chặn các cuộc tấn công của Nga

+ Ông nói ông ‘không nghi ngờ gì’ ‘những người lính Mỹ dũng cảm’ sẽ sẵn sàng giúp đỡ – nhưng né tránh câu hỏi liệu điều đó có kéo Mỹ vào chiến tranh hạt nhân hay không

+ Khi được hỏi liệu Putin có phải là tội phạm chiến tranh hay không, Zelensky nói rằng ‘tất cả những kẻ đến đất của chúng tôi, tất cả những kẻ ra lệnh đó, tất cả những binh lính đang nổ súng’ đều có tội.

+ Và ông nói rằng ông hy vọng cho ‘sự kết thúc giống như trong các bộ phim Hollywood, kết thúc có hậu cho đất nước của chúng tôi’

Tổng thống Ukraine đã cảnh báo phương Tây rằng Vladimir Putin sẽ không dừng lại một khi ông ta đã chinh phục được Ukraine, ông nói với một kênh truyền hình của Mỹ: “Chúng tôi sẽ là những người đầu tiên. Còn các bạn sẽ là thứ hai. Vì con thú này càng ăn nhiều, nó càng muốn nhiều hơn, nhiều hơn và nhiều hơn nữa”.

Volodymyr Zelensky, 44 tuổi, mô tả Ukraine là “khu vực tự do” cần được gìn giữ.

“Và khi các giới hạn của quyền công dân và nền tự do bị xâm phạm và bị chà đạp, thì bạn phải bảo vệ chúng tôi,” Ông nói.

Ông nói thêm: “Ngày nay, chiến tranh ở đây. Ngày mai, nó sẽ ở Lithuania, sau đó ở Ba Lan, rồi đến Đức.

“Đây là điều nghiêm trọng.

“Hoa Kỳ rất xa, nhưng trong những ngày gần đây, tôi cảm thấy rằng Hoa Kỳ đang ở gần chúng tôi hơn.”

Hôm qua thứ Hai, Kyiv đã từ chối đề nghị của Nga về ‘hành lang nhân đạo’ để sơ tán dân thường sau khi nước này xuất hiện một số hành lang dẫn đến lãnh thổ Nga hoặc đồng minh thân cận Belarus (trên). Các nhân viên Chữ thập đỏ ở Mariupol cũng cho biết một trong những tuyến đường mà Nga xác định để dân thường rời thành phố đã bị bao phủ bởi mìn dưới mặt đất

Người cựu diễn viên, nhân vật có khả năng lãnh đạo thời chiến đã gây ấn tượng với thế giới, hôm qua thứ Hai đã xuất hiện từ boongke của mình ở Kyiv và trở về dinh tổng thống, ông tuyên bố: “Tôi ở đây, tôi không trốn, và tôi không sợ bất cứ ai.”

Ông đã cho khán giả Facebook của mình tham quan cung điện và nói vui: “Chúng tôi thường nói thứ Hai, thứ Hai là một ngày vất vả.

“Nhưng đất nước chúng tôi đang có chiến tranh, vì vậy mỗi ngày đều là một ngày vất vả.”

Nga-Ukraine: Hoa Kỳ có hòa hoãn với TQ để Việt Nam khỏi phải ‘đi dây’?

Không nghi ngờ gì nữa, cuộc xâm lược mà Nga đang tiến hành ở Ukraine là sự kiện địa chính trị lớn nhất kể từ khi Chiến tranh Lạnh giữa Phương Tây và phe xã hội chủ nghĩa do Liên Xô lãnh đạo kết thúc với sự sụp đổ của siêu cường cộng sản này vào năm 1991. 

Trong phạm vi bài viết này tôi sẽ xem xét tác động của nó đối với quan hệ tới đây của ba bên Mỹ – Việt – Trung vốn chứa đầy mâu thuẫn và xung đột.

Mục tiêu chiến tranh của Nga là dựng lên một chế độ thân Nga ở Ukraine, điều mà phương Tây chắc chắn chống lại đến cùng. Điều này có nghĩa phương Tây sẽ giúp người Ukraine tiến hành kháng chiến dài lâu, đúng cái cách họ đã làm với Mujahideen trong gần một thập kỷ, từ 24/12/1979 đến 15/2/1989, để chống lại quân đội Liên Xô ở Afghanistan.

Mối đe dọa từ Trung Quốc ngày càng tăng trong bối cảnh cuộc chiến tại Ukraine

Hoa Kỳ buộc phải tập trung vào phía Tây trong khi mối đe dọa phát triển ở phía Đông.

Khi thế giới tập trung vào cuộc xâm lược còn tiếp diễn của Nga vào Ukraine – cùng với con số thương vong dân sự và cuộc khủng hoảng người tị nạn ngày càng tăng – thì các nước cũng đang chứng kiến ​​một sự thay đổi chấn động trong bối cảnh địa chính trị toàn cầu.

Các hành động của Nga ở Âu Châu đã thu hút sự chú ý của Hoa Kỳ và các đồng minh về phía Tây, như họ đã làm trong nhiều thập niên trước. Trong khi đó, một lực lượng lớn hơn, đáng gờm hơn đang tập trung sức mạnh ở phía Đông, đặt mục tiêu thống trị khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, và sau đó là cả thế giới.

Trong nhiều thập niên, chính quyền Trung Quốc đã và đang xây dựng sức mạnh kinh tế và quân sự của mình để thay thế Hoa Kỳ trở thành siêu cường duy nhất vào giữa thế kỷ. Với việc nhà cầm quyền này được chính phủ Hoa Kỳ thừa nhận là mối đe dọa chính của mình, đặt ra “phép thử địa chính trị lớn nhất” cho họ, Hoa Thịnh Đốn đã và đang chuyển các nguồn lực và năng lượng của mình sang khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương trong một nỗ lực kiềm chế ảnh hưởng đang gia tăng của Bắc Kinh ở đó.

Các nhà phân tích cho biết cuộc chiến leo thang ở Đông Âu đang làm rối các kế hoạch của Hoa Thịnh Đốn, ngay cả khi chính phủ Tổng thống Biden khẳng định họ có thể tập trung vào hai chiến trường – Âu Châu và Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương – cùng một lúc.

Ông Madhav Nalapat, một nhà phân tích chiến lược đồng thời là phó chủ tịch của Tổ chức Nghiên cứu Tiến bộ Manipal có trụ sở tại Ấn Độ, gần đây đã nói với The Epoch Times, “Sự hồi sinh của Chiến Tranh Lạnh 1.0 (Moscow-Hoa Thịnh Đốn) – vốn ngăn trở sự tiến triển của Chiến Tranh Lạnh 2.0 (Bắc Kinh-Hoa Thịnh Đốn) – là một thất bại to lớn mang tính lịch sử mà các nền dân chủ lo ngại.”

Vì an ninh quốc gia, Việt Nam bỏ phiếu trắng

(VNTB) – Nhà nước Việt Nam hiểu rõ tình thế của họ và thực sự, giải pháp tốt nhất của họ cho vấn đề này hiện nay là bỏ phiếu trắng. 

Nhiều người tỏ ý bất bình trước việc Chính Phủ bỏ phiếu trắng khi Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết lên án cuộc xâm lược Ukraine của Nga. Có nhiều ý kiến về lý do Hà Nội từ chối chính thức lên án Nga cùng với thế giới, trong bài này tôi xin đưa ra một lý do dựa trên an ninh quốc gia. Nếu xảy ra chiến tranh giữa Việt Nam và Trung Quốc, có rất ít khả năng thế giới sẽ giúp Việt Nam như đang giúp Ukraine. Trong khi đó, gần như toàn bộ vũ khí hạng nặng của Việt Nam do Nga hoặc Trung Quốc cung cấp. Việt Nam cần Nga trong việc bảo trì, cung cấp phụ tùng và đạn dược để duy trì khả năng chiến đấu của quân đội.

Trước hết, chính tướng Nguyễn Chí Vịnh, trong bài trả lời phỏng vấn của Báo Tuổi Trẻ đã nói rõ Việt Nam cho rằng việc Nga xâm lược Ukraine là sai về mặt luật pháp quốc tế. Tuy vậy, ông cũng nói Việt Nam đặt “lợi ích quốc gia” lên hàng đầu trong việc cân nhắc có nên cùng thế giới lên án Nga hay không (1).

Lợi ích quốc gia ở đây là gì? Có ý kiến cho rằng cần phải ủng hộ lẽ phải, cần phải ủng hộ việc thực thi luật pháp quốc tế để việc nước mạnh xâm lược nước yếu ít có khả năng xảy ra. Như vậy cũng là tự bảo vệ mình. Điều này có nghĩa là phải nghiêng về phía Ukraine và lên án Nga. Tuy vậy, thực tế cho thấy, sức mạnh của dân tộc, của quốc gia đóng vai trò chính trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm. 

Với Phương Tây, NATO, Hoa Kỳ và Liên Âu, Ukraine là một nước có giá trị và cần bảo vệ hơn nhiều so với Việt Nam. Họ là một quốc gia dân chủ, một chế độ mà Phương Tây và các nước tiến bộ khác trên thế giới cổ vũ. Ngược lại, Việt Nam có một chế độ độc tài, nơi quyền con người rất ít được tôn trọng. Một chế độ mà Hoa Kỳ và các nước dân chủ tiến bộ khác không muốn tiếp tục tồn tại. Một chế độ mà họ bỏ ra rất nhiều công sức, tiền của để phê phán, lên án. Các đài phát thanh như Tiếng Nói Hoa Kỳ, Radio Free Asia, hay BBC là vài trong vô số phương tiện mà họ sử dụng. Chính vì vậy mà Đảng Cộng Sản Việt Nam thường cho rằng phải đề phòng việc diễn biến hòa bình.

Ông Tập Cận Bình đang tập trận chuẩn bị cho “chiến dịch quân sự đặc biệt” ở Biển Đông trong tương lai

Ở phía Tây, chỉ 2 tuần trước đây, trước ngày 24/2/2022, ông Putin khăng khăng rằng việc tập trung 200.000 quân thường trực Nga liên tục trong nhiều tháng ở biên giới Ukraine là để tập trận; rằng thông tin Nga chuẩn bị tấn công Ukraine là hoàn toàn vu cáo, bịa đặt; thậm chí ngày 16/2/2022 ông Putin tuyên bố kết thúc tập trận ở Belarus và tuyên bố rút 30.000 quân về nước.

Nhưng rạng sáng 24/2/2022 ông Putin đã tuyên bố mở “chiến dịch quân sự đặc biệt”, lệnh cho 200.000 quân chính quy Nga tấn công Ukraine từ 3 mặt, phía Nam từ Crimea, phía Đông từ 2 tỉnh ly khai Donetsk và Lugansk, phía Bắc từ toàn bộ biên giới Nga – Ukraine và từ biên giới Belarus – Ukraine, nơi 30.000 quân Nga tham gia tập trận. “Chiến dịch quân sự đặc biệt” của tổng thống Nga Putin không phải mở trong lãnh thổ nước Nga, mà ở trên lãnh thổ của một quốc gia có chủ quyền khác là Ukraine. 

Cuộc chiến tranh xâm lược toàn diện chống quốc gia có chủ quyền Ukraine mà ông Putin gọi là “chiến dịch quân sự đặc biệt” – đã được triển khai từ một cuộc tập trận. 

Ở phía Đông, 9 ngày sau khi ông Putin mở “chiến dịch quân sự đặc biệt”, vào ngày 04/3/2022, Bắc Kinh thông báo quân đội Trung Quốc tập trận từ ngày 04/3 đến ngày 15/3/2022 trên Biển Đông. 

Việt Nam chúng ta không phải là người ngồi xem chọi gà

Chiến tranh của Putin xâm lược Ukraina từ ngày thứ 11 bước vào đợt leo thang mới. Hiện nay 95% hoả lực tổng hợp (vũ khí A không tính) của Nga được huy động ra chiến trường này (CNN 07-03-2022). Riêng đội quân cơ giới Nga bao vây thủ đô Kiev đã dài tới 40 dặm – ước khoảng 65 km với sự tham gia của khoảng 1000 xe quân sự các loại… (trong chiến tranh thế giới II hầu như chưa có trận nào Liên Xô có thể huy động được một lực lượng cơ giới lớn như thế và hiện đại như thế) – được hiểu là Putin dốc tổng lực đánh ván bài cuối cùng. (1)

Bom đạn, máu và lửa đang tiếp tục nhấn chìm nhiều phần Ukraina. Nhiều địa phương Ukraina đã không có nước, điện và lương thực, người bị bom đạn giết không có gì để chôn cất..; hơn 1,5 triệu dân đã phải sơ tán ra nước ngoài lánh nạn… Người dân Ukraina hầu như chỉ có vũ khí cầm tay và bom xăng tự tạo làm từ các chai lọ, vẫn đang kiên cường chống lại đội quân xâm lược được trang bị mọi loại vũ khí tối tân nhất. Có trận địa người dân Ukraina đã cầm súng chiến đấu đến người cuối cùng… Họ chiến đấu vì độc lập tự do của Tổ quốc họ, song cuộc chiến đấu của họ đồng thời đang cảnh báo quyết liệt toàn thế giới: Nếu không kiềm chế được cái ác do cuộc chiến tranh của Putin gây ra, sẽ có thể dẫn tới Chiến tranh thế giới III, đe doạ tàn phá châu Âu đến tận Bắc Mỹ về phía Tây, xua lửa chiến tranh sang vùng Indo-Pacific về phía Đông…  

Cuộc chiến ở Ukraine sẽ thay đổi sâu sắc tình hình địa chính trị

Có nhiều điều quen thuộc, nhưng cũng có những điều chưa có tiền lệ. 

Thứ Sáu ngày 25/02, một ngày sau khi cuộc xâm lược của Nga bắt đầu, Volodymyr Zelensky, Tổng thống Ukraine, tuyên bố, “Ngày hôm nay, chúng ta đơn độc bảo vệ đất nước mình.” Đó là “khởi đầu của cuộc chiến chống lại châu Âu.” Tuy nhiên, những người châu Âu duy nhất tiến ra chiến trường là người Ukraine.

Phần còn lại của châu Âu đã phải xấu hổ. Sau những ngày cuối tuần, kinh hoàng trước hành động xâm lược vô căn cứ của Putin, được truyền cảm hứng bởi lòng dũng cảm của những người lính Ukraine, được thúc đẩy bởi những người biểu tình trên đường phố, và cảm động trước những lời nói cũng như hành động của Zelensky, lục địa này đã có những bước đi mà chỉ vài ngày trước đó là không thể tưởng tượng được. 

Thế nào là “lợi ích dân tộc”?

Việc Putin xâm lược Ucraina làm dấy lên tranh luận giữa hai phe, một bên kết tội Putin là xâm lược, phe kia bênh vực Putin dưới chiêu bài “lợi ích dân tộc”. 

Vậy thì, thế nào là “lợi ích dân tộc”? 

Theo họ, vì trước kia Liên Xô cũ, tức chủ yếu là Nga bây giờ đã ủng hộ Việt Nam rất nhiều trong hai cuộc kháng chiến, thậm chí khi Việt Nam đem quân đánh bọn Pôn Pốt diệt chủng ở Campuchia, thì nhiều nước lên án Việt Nam “xâm lược” Campuchia, nhưng chỉ duy nhất Liên Xô lúc đó dùng quyền phủ quyết của mình để bênh vực Việt Nam thôi.

Theo họ đó là chuyện “ân nghĩa” có lợi cho đất nước, dân tộc? 

Nhiều vị tướng tá về hưu đã dùng lý lẽ này để biện hộ cho Putin trên truyền thông lề phải. 

7 điều cơ bản về an ninh và quan hệ quốc tế của Đài Loan

Nguy cơ chiến tranh giữa Đài Loan và Trung Quốc luôn là một trong những mối lo ngại lớn của thế giới. Để hiểu về các vấn đề an ninh lẫn quan hệ quốc tế của Đài Loan, mời bạn tìm hiểu bảy điều cơ bản dưới đây.

  1. Đài Loan hay Đài Loan (Trung Quốc)?

Đài Loan có tên chính thức là Trung Hoa Dân quốc (Republic of China), một nhà nước cộng hòa được lập ra năm 1912 sau Cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc. [1] Đây là nhà nước cộng hòa đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc, chấm dứt hàng ngàn năm quân chủ của đất nước rộng lớn này và được coi là thực thể kế thừa Trung Quốc từ triều đình nhà Thanh. 

Năm 1949, đảng cầm quyền của Trung Hoa Dân quốc là Quốc Dân Đảng bại trận ở đại lục trong cuộc nội chiến với Cộng Sản Đảng, buộc phải rút lui ra đảo Đài Loan và xây dựng Đài Loan thành một quốc gia như ngày nay. 

Cuộc chiến ở Ukraine sẽ thay đổi sâu sắc tình hình địa chính trị

Có nhiều điều quen thuộc, nhưng cũng có những điều chưa có tiền lệ. 

Thứ Sáu ngày 25/02, một ngày sau khi cuộc xâm lược của Nga bắt đầu, Volodymyr Zelensky, Tổng thống Ukraine, tuyên bố, “Ngày hôm nay, chúng ta đơn độc bảo vệ đất nước mình.” Đó là “khởi đầu của cuộc chiến chống lại châu Âu.” Tuy nhiên, những người châu Âu duy nhất tiến ra chiến trường là người Ukraine.

Phần còn lại của châu Âu đã phải xấu hổ. Sau những ngày cuối tuần, kinh hoàng trước hành động xâm lược vô căn cứ của Putin, được truyền cảm hứng bởi lòng dũng cảm của những người lính Ukraine, được thúc đẩy bởi những người biểu tình trên đường phố, và cảm động trước những lời nói cũng như hành động của Zelensky, lục địa này đã có những bước đi mà chỉ vài ngày trước đó là không thể tưởng tượng được. 

Ông Tập Cận Bình đang tập trận chuẩn bị cho “chiến dịch quân sự đặc biệt” ở Biển Đông trong tương lai

  1. 1

Ở phía Tây, chỉ 2 tuần trước đây, trước ngày 24/2/2022, ông Putin khăng khăng rằng việc tập trung 200.000 quân thường trực Nga liên tục trong nhiều tháng ở biên giới Ukraine là để tập trận; rằng thông tin Nga chuẩn bị tấn công Ukraine là hoàn toàn vu cáo, bịa đặt; thậm chí ngày 16/2/2022 ông Putin tuyên bố kết thúc tập trận ở Belarus và tuyên bố rút 30.000 quân về nước.

Nhưng rạng sáng 24/2/2022 ông Putin đã tuyên bố mở “chiến dịch quân sự đặc biệt”, lệnh cho 200.000 quân chính quy Nga tấn công Ukraine từ 3 mặt, phía Nam từ Crimea, phía Đông từ 2 tỉnh ly khai Donetsk và Lugansk, phía Bắc từ toàn bộ biên giới Nga – Ukraine và từ biên giới Belarus – Ukraine, nơi 30.000 quân Nga tham gia tập trận. “Chiến dịch quân sự đặc biệt” của tổng thống Nga Putin không phải mở trong lãnh thổ nước Nga, mà ở trên lãnh thổ của một quốc gia có chủ quyền khác là Ukraine. 

Cuộc chiến tranh xâm lược toàn diện chống quốc gia có chủ quyền Ukraine mà ông Putin gọi là “chiến dịch quân sự đặc biệt” – đã được triển khai từ một cuộc tập trận. 

Nga-Ukraine: Nga giao thương bao nhiêu với Trung Quốc?

Úc kêu gọi Trung Quốc hành động hơn nữa để cô lập Nga sau cuộc xâm lược của nước này vào Ukraine, và áp dụng các biện pháp trừng phạt tương tự như Mỹ, EU và Vương quốc Anh.

Thủ tướng Úc Scott Morrison chỉ trích thỏa thuận gần đây của Trung Quốc mua thêm lúa mỳ từ Nga.

Vậy Trung Quốc có thể giúp Nga về mặt kinh tế đến đâu?

Các biện pháp trừng phạt lên Nga sẽ ảnh hưởng đến thương mại?

Trung Quốc cho biết họ sẽ “tiếp tục hợp tác thương mại bình thường” với Nga.

Ukraine nói thêm một thiếu tướng Nga bị giết

Bộ Quốc phòng Ukraine nói một chỉ huy cấp cao của quân đội Nga đã thiệt mạng trong trận chiến ở rìa thành phố Kharkiv, miền đông Ukraine.

Thiếu tướng Vitaly Gerasimov, tham mưu trưởng Quân đoàn bộ binh 41, đã chết cùng với các sĩ quan Nga khác, báo cáo cho biết.

Nga chưa đưa ra bình luận nào, nhưng nếu được xác nhận, ông sẽ là sĩ quan thứ hai của họ ở cấp bậc này bị giết.

La Chine est-elle plus importante que les États-Unis pour l’économie mondiale?

La chine est-elle plus importante que les Etats Unis pour l’économie mondiale?

Je vous propose quelques chiffres et tableaux pour répondre à cette question:

  1. Le PIB en termes nominal des Etats Unis est supérieur à celui de la Chine

Les plus grandes économies par PIB nominal en 2019

  1. Le PIB en termes de parité de pouvoir d’achat de la Chine est supérieur à celui des Etats Unis
  2. Le dollar

En monnaie scripturale, le dollar est :

ZELENSKY NÓI NHỮNG LỰC LƯỢNG QUÂN ĐỘI NGA THÌ “MỆT MỎI” VÀ “MẤT TINH THẦN” KHI ÔNG ĐANG NÓI VỀ TƯƠNG LAI CỦA UKRAINE VÀ “CHIẾN THẮNG” CỦA UKRAINE TRONG CUỘC CHIẾN TRANH

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky hôm thứ Hai nói rằng quân đội Nga, đang tấn công đất nước của ông, thì “mệt mỏi” và “mất tinh thần” khi ông đưa ra một hy vọng lạc quan cho tương lai của Ukraine, nói rằng đất nước của ông sẽ “chiến thắng” trong cuộc chiến.

“Chúng tôi đã không bao giờ muốn cuộc chiến này, nhưng họ đã mang nó đến với chúng tôi,” Zelensky nói trong một bài phát biểu gây xúc động được đăng trên trang Facebook của mình. “Chúng tôi đã không bao giờ mơ đến việc t à n s á t, nhưng chúng tôi buộc lòng phải hạ gục kẻ thù — ra khỏi lãnh thổ và ra khỏi cuộc sống của chúng tôi.”

Cho đến giờ này, số lượng tướng lãnh của Quân đội nhân dân Việt Nam bị… “xem xét, kỷ luật” vì dính líu hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp tới tham nhũng có lẽ đã khó dùng hai bàn tay để đếm!

Xung đột giữa Nga và Ukaine đã sắp tròn hai tuần. Nga – quốc gia có quân đội vốn được xếp vào loại hùng mạnh thứ hai trên thế giới, vượt xa quân đội Ukraine cả về quân số lẫn số lượng cũng như sự đa dạng của các loại phương tiện quân sự vẫn đang loay hoay tìm chiến thắng có tính quyết định trên chiến trường và bình diện ngoại giao.

Thông tin, hình ảnh về quân đội Nga trong cuộc xâm lược Ukraine từ 24/2/2022 đến nay làm cả thế giới ngỡ ngàng: Trang bị cá nhân của binh sĩ Nga không chỉ… đơn sơ đến mức tội nghiệp trong bối cảnh hiện đại hóa đã trở thành xu thế chung của quân đội các quốc gia trên toàn thế giới (chẳng hạn phương tiện liên lạc là những bộ đàm do Trung Quốc sản xuất vốn được bày bán rộng rãi ở nhiều nơi trên thế giới, có nơi, phụ huynh còn mua loại bộ đàm này cho trẻ con chơi,…), mà còn bộc lộ sự tàn nhẫn đối với những người được ủy nhiệm xông pha trận mạc (khẩu phần là những hộp thực phẩm chuyên dùng cho quân nhân trên chiến trường đã hết hạn từ những năm 2015,…).

Chiến tranh lạnh mới Mỹ-Nga sẽ đẩy nhanh sự trỗi dậy của Trung Quốc

Tổng thống Biden đã nói rõ rằng Hoa Kỳ đã bắt tay vào một chiến lược Ngăn chặn 2.0 chống lại Nga với cái mà ông gọi là các biện pháp trừng phạt rộng lớn nhất trong lịch sử”. Nhưng Biden không chắc đã tính đến khả năng xảy ra một hiệu ứng boomerang (tựa như “gậy ông đập lưng ông”). Đó là những hậu quả không mong muốn mà Mỹ phải trả giá, có thể chia rẽ nền kinh tế toàn cầu, phân cực chính trị quốc tế và củng cố Trung Quốc.

Trong những năm qua, việc áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế một cách tương đối dễ dàng đã biến chúng trở thành một công cụ ngoại giao bị lạm dụng quá mức của Mỹ. Hiệu quả của các biện pháp trừng phạt của Hoa Kỳ đã bị xói mòn, cùng với sự suy giảm tương đối của quyền lực Hoa Kỳ và ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy rằng các biện pháp như vậy thường phản tác dụng đối với lợi ích kinh tế và địa chính trị của chính Hoa Kỳ.

Mỹ hầu như đã đẩy Nga ra khỏi trật tự tài chính do phương Tây lãnh đạo vào thời điểm sức mạnh kinh tế đang di chuyển về phía đông. Việc trục xuất nền kinh tế lớn thứ 11 thế giới khỏi một trật tự mà Hoa Kỳ tìm cách duy trì có thể làm sâu sắc thêm nỗ lực tìm kiếm một hệ thống thay thế khả thi mà không bị phương Tây chi phối.

Điều chắc chắn hơn là cuộc chiến hỗn hợp mới do Hoa Kỳ dẫn đầu chống lại Nga, tập trung vào các biện pháp trừng phạt chưa từng có, sẽ giúp làm sâu sắc thêm trục Bắc Kinh-Matxcơva chống lại Washington và khiến Trung Quốc trở thành người chiến thắn

Việt Nam đã ‘tính toán sai’ khi bỏ phiếu trắng về Ukraine

Việt Nam bỏ phiếu trắng trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc cho nghị quyết lên án Nga về cuộc chiến ở Ukraine, mặc dù dựa trên lợi ích quốc gia, nhưng là ‘tính toán sai’ vì không xét đến khả năng Việt Nam ‘có thể lâm vào hoàn cảnh giống như Ukraine trong tương lai’, một nhà quan sát trong nước nhận định với VOA.

Việt Nam là một trong 35 nước đã bỏ phiếu trắng trong phiên họp khẩn cấp bất thường về tình hình Ukraine của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc hôm 2/3, cùng với những nước lớn, đông dân như Trung Quốc, Ấn Độ. Tuy nhiên, nghị quyết này đã được thông qua với 141 phiếu thuận trong tổng số 193 nước bỏ phiếu.

Chỉ có năm nước bỏ phiếu chống bao gồm Nga và Belarus, Bắc Triều Tiên, Syria và Eritrea. Trong khu vực ASEAN, ngoài Việt Nam chỉ có Lào là bỏ phiếu trắng.

Đồng ý về cơ bản với nhận định của anh BS.

 Was steckt hinter Putins Atom-Drohungen?

Wladimir Putin droht der Welt unverhohlen mit seinen Atomwaffen. Für den russischen Präsidenten ist auch deren Einsatz ein probates Mittel zur Durchsetzung seiner Politik. Wenngleich, so schränkt er ein, dabei nicht die Welt vernichtet werden müsse. Aber kann es überhaupt einen “kleinen Atomkrieg” geben?

Noch im Januar dieses Jahres betonten die fünf ständigen Mitglieder des Sicherheitsrates der Vereinten Nationen, China, Frankreich, Russland, Großbritannien und die USA, “dass ein Atomkrieg nicht gewonnen werden kann und niemals geführt werden darf”. Atomwaffen, so hieß es weiter in einer gemeinsamen Erklärung, dürften nur dem Ziel der Verteidigung, der Abschreckung und der Vermeidung von Kriegen dienen. International wolle man mit allen Staaten zusammenarbeiten, um eine Welt ohne Atomwaffen zu erreichen.

Das war im Januar. Im Monat darauf hat Russlands Präsident Wladimir Putin nicht nur einen Krieg gegen die Ukraine, einen Krieg mitten in Europa angezettelt, er droht der internationalen Staatengemeinschaft auch offen mit seinen Atomwaffen. Und das ist kein kleines Arsenal. Nach den aktuellen Angaben des Stockholm International Peace Research Institute (SIPRI) in Stockholm verfügte Russland Anfang 2021 über 6255 Atomwaffen. Das ist knapp die Hälfte der insgesamt 13.080 Atomsprengkörper weltweit. Die USA kamen zum gleichen Zeitpunkt auf 5550 solcher Waffen.

Putin đùa với lửa khi mang vũ khí nguyên tử ra dọa thế giới trong cuộc chiến tranh xâm lược Ucraina. Ai ở Việt Nam này và bạn của hắn, hay tôn thờ hắn do cái loa là báo Nhân dân hay đài VTV, ai không hiểu?  

Zelensky: các biện pháp trừng phạt Nga là không đủ

Ukraine: Nga tăng cường pháo kích các thành phố vào ban đêm

Cố vấn tổng thống Oleksiy Arestovich cho biết Nga đã tăng cường pháo kích vào các thành phố ở trung tâm, phía bắc và phía nam của Ukraine.

Ông nói trên truyền hình Ukraine: “Làn sóng tấn công mới nhất là bằng tên lửa khi bóng tối phủ xuống.

Arestovich cho biết các khu vực hứng chịu pháo kích lớn là ngoại ô Kyiv, Chernihiv ở phía bắc, Mykolaiv ở phía nam và thành phố lớn thứ hai Kharkiv.

Arestovich đã đề cập đến tình trạng “thảm khốc” ở vùng ngoại ô Kyiv của Bucha, Hostomel và Irpin, nơi việc sơ tán đều bị thất bại. Các cuộc sơ tán khác ở Mariupol ở và Volnovakha cũng thất bại vì bị pháo kích.

Báo chí Việt Nam bắt đầu ‘quay xe’ khi đưa tin chiến sự Nga – Ukraina

(VNTB) – Làm cái loa cho kẻ đi xâm lược là đồng lõa với tội ác…

Cựu trưởng ban Chính trị – xã hội báo Tuổi Trẻ, nhà báo Trương Quang Vĩnh phản ứng mạnh trước việc định hướng tuyên truyền qua lời kêu gọi: “Báo chí nước nhà đã lệ thuộc nhiều vào cỗ máy tuyên truyền trên và gieo cho người đọc, người xem nhiều thông tin sai trái. Làm cái loa cho kẻ đi xâm lược là đồng lõa với tội ác!”.

Nhà báo Trương Quang Vĩnh hiện là biên tập viên của tờ VietnamNet với cơ quan chủ quản là Bộ Thông tin và Truyền thông. Ông là người phản ứng ngay từ đầu với các đồng nghiệp bằng khuyến cáo từ hôm 24-2: “Báo chí đang tiến dần với quan điểm của Trung Quốc: Mỹ là thủ phạm gây căng thẳng ở Ukraina!”.

Nhà báo Trương Quang Vĩnh đã ‘chốt hạ’ bằng một dự cảm thay cho lời nguyền: “Adolf Hitler, trùm phát xít Đức, Lãnh tụ Đảng Quốc xã, vào ngày 30/04/1945 đã tự sát bằng súng lục trong  khu trú ẩn ngầm của mình ở Berlin. Eva Braun, người vợ một ngày của ông cũng đã tự tử cùng ông bằng cách uống xyanua.

Putin trong những năm tháng còn lại, không chắc sẽ còn quyền tự chết như Hitler!”.

Thế nhưng dường như mọi chuyện dần thay đổi về định hướng tuyên truyền sau khi Việt Nam kêu gọi thực thi luật nhân đạo quốc tế với Ukraine tại phiên họp đặc biệt của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc về Ukraine.

Trong bản tin trưa ngày 5-3 trên báo Người Lao Động (cơ quan thuộc Thành ủy TP.HCM), cho biết đang có “Hàng chục ngàn người Ukraine về nước chiến đấu”. Theo tờ báo này thì “số lượng người trong nhóm này tăng lên từng ngày và họ đang hướng về chiến trường. Những người đàn ông Ukraine này đang đi về phía Đông từ các nước gần đó, nơi hàng trăm nghìn người trong số họ và gia đình họ đã định cư trong những năm gần đây”.

Tuyên bố phản đối việc ngăn cản giải Văn Việt, sách nhiễu các nhà văn đoạt giải

Ngày 2/3/2022, an ninh tỉnh Thanh Hoá lấy cớ kiểm tra giao thông để chặn đường và dung túng cho một số kẻ mặc thường phục vô cớ tấn công tàn bạo gây chấn thương cho nhà thơ Thái Hạo khi nhà thơ vào Sài Gòn gặp mặt các thân hữu diễn đàn Văn Việt. Thái Hạo là một cây bút mới về thơ, nguyên là nhà giáo, một cộng tác viên quen biết của báo chí chính thống chuyên viết về văn hoá-giáo dục, đã được Giải Thơ Văn Việt lần thứ Bảy (2022).

Văn Việt là giải thưởng hàng năm của diễn đàn văn học Văn Việt do Ban Vận động thành lập Văn đoàn Độc lập Việt Nam lập ra nhằm tôn vinh những tác phẩm tiếng Việt có giá trị tư tưởng và nghệ thuật được các tác giả trong, ngoài nước gửi đăng trên diễn đàn. Qua 7 mùa giải từ 2016 đến nay, Giải đã được trao cho khoảng 30 tác giả, trong đó có những tác giả trẻ mới cầm bút. Tất cả các tác phẩm được Giải đều có nội dung nhân văn, có đóng góp về tìm tòi, sáng tạo nghệ thuật. Với thành phần Hội đồng Giải bao gồm những cây bút có uy tín trong nước và hải ngoại, làm việc công bằng, vô tư, thiện nguyện, Giải cũng thể hiện rõ tinh thần đoàn kết, hoà hợp dân tộc nhằm xây dựng nền văn học tiếng Việt ngày càng phát triển, hội nhập với thế giới. 

Tại sao Israel muốn làm trung gian hòa giải giữa Nga và Ukraine?

Cho đến nay, người châu Âu luôn cố gắng xây dựng, gìn giữ hòa bình cho Trung Đông. Nay diễn ra điều ngược lại: Israel muốn đóng vai trò trung gian hòa giải ở châu Âu để chấm dứt cuộc chiến của Nga chống lại Ukraine. Liệu điều này có thành công hay không vẫn là một câu hỏi mở. Nhưng có một tia hy vọng.

Chuyến thăm vào tối thứ Bảy vừa qua chứng minh trật tự thế giới đã bị đảo lộn như thế nào. Thủ tướng Israel Naftali Bennett bay tới Moscow để gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin. Naftali Bennett là nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên mà Putin tiếp kể từ khi Nga xâm lược Ukraine. Hai ông đã nói chuyện trong ba giờ đồng hồ.

Khởi đầu cho kết thúc của Putin?

Cuộc tấn công của Tổng thống Nga Vladimir Putin vào Ukraine có thể xem như một thời khắc làm sáng tỏ nhiều điều. Kể từ khi Putin lên nắm quyền vào năm 2000, nhiều nhà lãnh đạo phương Tây đã cố gắng hợp tác, hòa hợp, hoặc đàm phán với ông ta. Nhưng bằng cách dấn thân vào một cuộc chiến chống lại một quốc gia mà ông cho là không có quyền tồn tại, Putin đã buộc cộng đồng quốc tế phải nhìn nhận ông đúng bản chất: một nhà lãnh đạo hiếu chiến với khả năng hủy diệt đáng kể. Kết quả là đã có hàng loạt các biện pháp mới được thiết kế nhằm kiềm chế ông – từ các lệnh trừng phạt nhắm vào các thể chế tài chính Nga, đến việc cấm máy bay Nga bay qua không phận EU, đồng thời tăng cường vận chuyển vũ khí tới Ukraine. Ngay cả Đức, đất nước lâu nay vẫn chỉ miễn cưỡng đối đầu với Putin, cũng đã đồng ý loại các ngân hàng Nga khỏi hệ thống liên lạc tài chính SWIFT, đảo ngược lệnh cấm cung cấp vũ khí cho các khu vực xung đột – vốn đã tồn tại từ lâu, và gia tăng đáng kể chi tiêu quân sự. Việc Nga xâm lược Ukraine đã gây ra thay đổi to lớn trong nhận thức quốc tế về Putin và những gì cần phải làm để đối đầu với ông ta.

 „ICH SCHÄME MICH – ALS MENSCH, ALS BÜRGER DIESES LANDES“

„Diejenigen, die sehen, was passiert, können keine Rechtfertigung für diesen Angriff auf die Ukraine finden“ – so wurde ein Vertreter der russischen Delegation bei einem UN-Klimatreffen am 27. Februar zitiert. Oleg Anissimow sagte demnach in einer nicht-öffentlichen Online-Runde, er wolle „im Namen aller Russen für die Unfähigkeit, diesen Konflikt zu verhindern, um Entschuldigung bitten“, wie nach der Abschlusssitzung der 195 Mitgliedsstaaten des Weltklimarates berichtet wurde.

Ở Nga không chỉ có biểu tình, mà nhiều tên tuổi thuộc tất cả các giới cũng bắt đầu lên tiếng chống của chiến tranh của tên Xa hoàng mới Putin. 

Có 4 kịch bản sắp tới có thể xảy ra:

 Kịch bản thứ nhất: bế tắc về quân sự

Kịch bản thứ 2: thay đổi chính trị ở nước Nga

Kịch bản thứ 3: Thành công về quân sự của Nga

Tình huống thứ 4: Xung đột leo thang   

Between Indonesia, Thailand and Vietnam, which country will become a developed country the soonest?

Kann Putin ein Super-Tschernobyl wollen?

Von Tag zu Tag wird das Leid größer, das die russische Invasionsarmee dem ukrainischen „Brudervolk“ zufügt. Die Unbeirrbarkeit und die Brutalität, mit der Putin seinen Unterwerfungsplan verfolgt, verbreitet auch über die Grenzen der Ukraine hinaus Angst und Schrecken. Der Beschuss des Atomkraftwerks Saporischschja hob die ohnehin schon großen Sorgen des Westens auf ein neues Niveau.

In Europa hat niemand die Folgen der Katastrophe von Tschernobyl vergessen. Sie ist ein Katalysator für den deutschen Atomausstieg gewesen. Saporischschja war schon in Friedenszeiten kein sicheres Kraftwerk mehr. Mit gezieltem Artilleriebeschuss ließe sich aus solchen Anlagen ein Super-Tschernobyl machen.

Moskau hat ein anderes Verhältnis zum Nuklearen

Könnte selbst ein Putin das wollen? Moskaus Armee hat ein anderes Verhältnis zum Nuklearen als die westlichen Gesellschaften. Die russische Militärdoktrin schreckt nicht vor dem Einsatz taktischer Atomwaffen zurück, wenn der Vormarsch stecken bleibt. Russische Soldaten üben daher auch den Einsatz in verstrahlten Gebieten.

Ein kranker Geist könnte sogar auf den Gedanken kommen, dass die EU ganz sicher nicht ein atomar verseuchtes Land aufnehmen will. Und natürlich wären die Ukrainer wieder selbst schuld gewesen, dass es so weit kommen konnte.

Putin zeigt gerne vor, was er dem Gegner antun könnte.. 

Tờ Frankfurter Allgemeine,  tờ báo uy tín  nhất của Đức, cảnh báo Putin mang Tchernobyl-thảm họa hạt nhân dọa châu Âu, Chí Phèo rạch mặt trước Bá Kiến! 

Ở Nga không chỉ có biểu tình, mà nhiều tên tuổi thuộc tất cả các giới cũng bắt đầu lên tiếng chống của chiến tranh của tên Xa hoàng mới Putin.    

Between Indonesia, Thailand and Vietnam, which country will become a developed country the soonest?

Thailand is in the middle income trap is not seen to be getting out of it very soon. Indonesia still cannot get their act together, despite occasional sparks of promise and recent events are worrying. Control is weak. They have yet to get to the middle income level and once they get there will be equally stuck.

Vietnam is the new kid on the block, not far from Indonesia. Will catch up soon. Main advantage, strong control, young population, very hungry for success and in a hurry . Very open business policy. So they will overtake Indonesia over the next 5 years and get into middle income level. May or may not escape the middle income trap. Depends on how the government adjust itself and create the right eco-system. This last point cannot be under-estimated. If they can’t do it they will remain in the middle income trap and remain nothing more than a sweat shop.

Putin tình cờ mở đường cho một cuộc cách mạng ở Đức

Cuộc xâm lược Ukraine đã vô tình làm đảo ngược đại chiến lược của Berlin.

Nền chính trị Đức thường được đặc trưng bởi sự liên tục thận trọng, khéo léo cân bằng, và chậm chạp trong thích ứng với những hoàn cảnh thay đổi. Nhưng nó vẫn có thể gây bất ngờ. Trong tuần qua, Thủ tướng Olaf Scholz và chính phủ của ông đã tiến hành một cuộc cách mạng trong chính sách đối ngoại của Đức: chỉ trong vài ngày, họ loại bỏ những giả định đã lỗi thời về giấc mơ hậu Chiến tranh Lạnh của Berlin, và đặt ra một lộ trình cho cuộc đối đầu với Nga, mà theo đó sẽ mang lại sự gia tăng đáng kể về nguồn lực, và giúp hiện đại hóa lực lượng vũ trang của nước này.

Mỗi ngày, chúng ta lại chứng kiến những bước đi mới rời xa truyền thống của Đức. Ngày 27/02, trong một phiên họp bất thường của Quốc hội Đức (phiên họp đầu tiên trong lịch sử diễn ra vào Chủ nhật), Scholz mô tả cuộc tấn công của Nga vào Ukraine là một “bước ngoặt” đòi hỏi nỗ lực quốc gia từ phía Đức, để duy trì trật tự chính trị và an ninh ở châu Âu. Thủ tướng công bố thành lập quỹ đặc biệt trị giá 100 tỷ euro (113 tỷ USD) cho quân đội Đức trong năm nay, và cam kết đất nước sẽ chi 2% GDP cho quốc phòng kể từ thời điểm này. Ông nêu bật những đóng góp của Đức đối với NATO và mở rộng các cam kết, bao gồm sự hiện diện mang tính răn đe ở Litva, và cho phép các quốc gia thành viên Đông Âu tiếp cận hệ thống phòng không của Đức. Ông nhấn mạnh vai trò hạt nhân của Đức trong NATO, đồng thời chỉ ra rằng chính phủ có thể sẽ mua máy bay F-35 thay cho kế hoạch mua F/A-18 Super Hornet trước đó. Thủ tướng nhấn mạnh trách nhiệm của Berlin trong NATO, nhưng là theo một kiểu khác với chính sách quốc phòng xưa nay của Đức, và còn khẳng định các biện pháp này là nhằm đảm bảo an ninh quốc gia của Đức. Hàng thập niên cấm kỵ và nhạy cảm của người Đức đã tan biến trong tiếng vỗ tay của các đảng chính thống và trong tiếng hô ủng hộ Ukraine của hơn nửa triệu người biểu tình khắp trung tâm Berlin.

Nga xâm lăng Ukraina : Đảo chính Putin để ngăn bóng ma nguyên tử ?

Nguy cơ tận thế nguyên tử chưa bao giờ cao như thế, kể từ sau khủng hoảng tên lửa Cuba năm 1962. Các tướng lãnh Nga cần hiểu họ có thể bị truy tố vì tội ác chiến tranh. Những tay chân phục tùng dưới trướng để tha hồ vơ vét, chứ không phải để ra trước tòa án La Haye. Phương Tây có thể âm thầm bảo đảm nếu họ lật đổ Putin, nước Nga sẽ có khởi đầu mới. Sa hoàng đỏ có thể lặng lẽ rút vào bóng tối.

Tất cả tuần báo Pháp ra số đặc biệt chuyên đề Ukraina

Tất cả các tuần báo uy tín kỳ này đều ra số đặc biệt dành gần như trọn số trang cho bài vở về sự kiện Nga xâm lược Ukraina. Trên mặt tiền các ki-ốt sách báo Paris nổi bật khuôn mặt trầm tư của tổng thống Ukraina, Volodymyr Zelensky. Ông xuất hiện trên trang bìa L’Express trong màu áo trận, nón sắt rằn ri đội đầu, và dòng tựa « Ai sẽ chận được Putin ? ». Cũng trong chiếc áo khoác « treilli », tay đặt lên ngực, mắt nhìn thẳng âu lo nhưng cương quyết, chân dung vị tổng thống trẻ nổi bật trên trang nhất Le Point bên cạnh tít lớn « Volodymyr Zelensky, anh hùng của tự do ». Đáng chú ý là tuần báo phá lệ, xuất bản ngay từ thứ Hai thay vì giữa tuần.

L’Obs chọn ảnh bìa là một phụ nữ bật khóc trước tòa nhà đổ nát, trước « Sự rung chuyển của thế giới ». Trang nhất The Economist đơn giản là hai mảng màu xanh và vàng – màu cờ của Ukraina – với những giòng máu đỏ đang nhỏ xuống ở giữa, nhấn mạnh « Sự kinh hoàng phía trước ». Paris Match đăng ảnh một bé trai Ukraina trong cảnh đổ nát, chạy tựa « Ukraina, tử đạo và anh hùng ». Chỉ có Courrier International dành trang nhất cho Putin, nhưng tượng trưng bằng một khuôn mặt đỏ rực hình cây nấm, theo sau là một vầng lửa nguyên tử, với dòng tít lớn « Không thể tưởng tượng ».

Vladimir Putin, kẻ thù số 1 của hòa bình thế giới

L’Express ghi nhận chỉ trong một ngày cuối tuần, Liên Hiệp Châu Âu (EU) bỗng thay đổi hẳn, lần lượt phá vỡ những cấm kỵ xưa nay. Châu Âu gởi vũ khí cho Ukraina với danh nghĩa tập thể, kể cả chiến đấu cơ ; đóng băng tài sản của Vladimir Putin và Serguei Lavrov, loại Nga khỏi hệ thống SWIFT, giới hạn hoạt động ngân hàng trung ương Nga. Đặc biệt Đức dám xếp xó dự án Nord Stream 2, viện trợ vũ khí sát thương cho Ukraina, tăng mạnh ngân sách quốc phòng. Trước đây những lúc EU biết đoàn kết chủ yếu để bảo vệ thị trường chung, lần này EU bắt đầu chuyển đổi cả về địa chính trị lẫn quân sự.

Theo L’Obs, khi điều các chiến xa đến Ukraina, Vladimir Putin không chỉ muốn xâm lăng một quốc gia có chủ quyền, mà còn là tấn công vào nền dân chủ phôi thai ở Kiev – với cuộc Cách mạng màu cam năm 2004 và Cách mạng Maidan 2014 – vì lo sợ sẽ lây lan sang Nga. Ông ta đã lộ mặt, công khai chứng tỏ với những người – ngây thơ hay đồng lõa – trong một thời gian quá dài từ chối công nhận sự thật : tổng thống Nga nay rõ ràng là kẻ thù số một của hòa bình thế giới.

Le Point trong bài « Những con chó ngoan của Putin » đả kích không chỉ một « Putin siêu quậy mặt bơm botox » đã đe dọa phương Tây bằng vũ khí nguyên tử. Đó còn là sai lầm chiến thuật khủng khiếp của Joe Biden, khi tuyên bố rằng lính Mỹ sẽ không hy sinh vì Ukraina trong bất cứ trường hợp nào. Đó là châu Âu nhu nhược, đã cố thương lượng cho đến giới hạn của sức chịu đựng. Bên cạnh đó là những người vận động hành lang ra sức bênh vực Putin, kể cả một số tên tuổi lớn.

Tờ báo đặt câu hỏi, vì sao kinh tế Nga đứng thứ 12 thế giới (sau Ý và Hàn Quốc), nhưng nếu tính theo GDP trên đầu người, thì đứng tận thứ 65 ? Tại sao ở đất nước rộng lớn nhất hành tinh, phong phú tài nguyên dầu khí, dự trữ ngoại hối khổng lồ, mà người dân lại nghèo đến vậy ? Bởi vì dưới sự trị vì của Vladimir Putin, được coi là một trong những người giàu nhất thế giới, nguồn lực đã bị ông ta và đồng bọn mafia thâu tóm. Những chú cún ngoan ngoãn của Putin cần nhớ rằng nghĩa vụ làm người là luôn phải đứng về phía các nạn nhân. Với một tội phạm chiến tranh như Putin ở ngay ngưỡng cửa, sẽ là thảm họa nếu châu Âu không nhanh chóng tự chủ về quốc phòng.

 “Chúng tôi đồng cảm với nỗi đau của người dân Ukraine”: các giáo sư, sinh viên và người dân Trung Quốc viết thư ngỏ phản chiến

Các giáo sư, sinh viên và nhiều công dân Trung Quốc đang có quan điểm phản đối chiến tranh, liên quan đến cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine, thông qua một bức thư ngỏ và một bản kiến nghị thúc giục chính phủ Trung Quốc tôn trọng cam kết mà họ đã thực hiện với Ukraine nhiều năm trước.

Một nhóm các giáo sư lịch sử từ các trường đại học ở Bắc Kinh, Nam Kinh, Thượng Hải, Hồng Kông và Macao đã công bố một bức thư ngỏ hôm thứ Bảy kêu gọi Nga ngừng xâm lược Ukraine, tờ Washington Post đưa tin.

“Là một đất nước từng bị tàn phá bởi chiến tranh, các gia đình bị tàn sát, nơi người người bị chết đói… Chúng tôi đồng cảm với nỗi đau của người dân Ukraine,” bức thư ngỏ viết.

Bức thư được ký bởi giáo sư Đại học Nam Kinh Sun Jiang, giáo sư Đại học Bắc Kinh Wang Lixin, giáo sư Đại học Hồng Kông Xu Guoqi, giáo sư Đại học Thanh Hoa Zhong Weimin và giáo sư Đại học Phúc Đán Chen Yan…

Một vũng lầy quân sự, Putin bị lật đổ hay chiến thắng của Nga: 10 ngày sau cuộc xâm lược của Putin, các chuyên gia vạch ra 5 cách mà cuộc chiến Ukraine có thể diễn ra

+ Các chuyên gia đã đưa ra 5 cách khác nhau mà cuộc xâm lược của Nga có thể phát triển

+ Đã 10 ngày kể từ khi đội quân xâm lược Ukraine với các cuộc tấn công tàn bạo vào công dân

+ Hôm nay Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố ngừng bắn cho các hành lang nhân đạo

Mười ngày kể từ khi Nga xâm lược Ukraine, bắt đầu từ ngày 24 tháng 2, Tổng thống Vladimir Putin không có dấu hiệu rút lui.

Sáng nay, Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố ngừng bắn cho việc ‘mở hành lang nhân đạo cho phép dân thường rời Mariupol và Volnovakha’, dự kiến bắt đầu từ 10h theo giờ Moscow (7h GMT).

Những hình ảnh đau buồn từ hiện trường tiếp tục xuất hiện, bao gồm ảnh một em bé được giải cứu khỏi hiện trường vụ tấn công tàn bạo gần Kyiv, trong khi những bức ảnh khác cho thấy một phụ nữ kinh hãi đi ngang qua một ngôi nhà đang cháy sau khi Irpin bị lực lượng Kremlin tấn công.

Mặc dù vậy, Putin vẫn khẳng định rằng Nga không ném bom các thành phố của Ukraine, trong bối cảnh lo ngại rằng 100 người đang bị chôn vùi dưới đống đổ nát sau khi một khu chung cư gần Kyiv bị tấn công và sau một cuộc tấn công bằng bom chùm vào thành phố Chernihiv khiến 49 người thiệt mạng.

Dưới đây là các kịch bản có thể xảy ra trong những tuần và tháng tới, theo các nguồn tin của chính phủ phương Tây và các chuyên gia nghiên cứu.

  1. Bãi lầy quân sự khi lực lượng Nga sa lầy và binh sĩ Ukraine tiếp tục các cuộc tấn công liên hoàn

Các lực lượng Ukraine đã chống lại cuộc xâm lược của Nga cho đến nay, đánh bại nỗ lực của lính dù nhằm chiếm thủ đô trong những ngày mở màn và giữ quyền kiểm soát các thành phố lớn như Kharkiv và Mariupol.

Các quan chức phương Tây cho biết, mặc dù Nga tuyên bố họ có đầy đủ ưu thế trên không, hệ thống phòng không của Ukraine xung quanh thủ đô Kyiv và ở các khu vực khác có vẻ đã xuống cấp nhưng vẫn hoạt động.

“Diễn biến đó gây ra cho họ (quân Nga) rất nhiều vấn đề,” một nguồn tin châu Âu nói với các phóng viên hôm qua với điều kiện giấu tên.

Rất nhiều người Ukraine cũng đã tham gia các đơn vị bảo vệ lãnh thổ và các câu hỏi vẫn còn đó về tinh thần của quân đội Nga và việc đảm bảo hậu cần của nó…

Chuyện cũng đủ dài, ngày mai đầu tuần nếu được vào viện, chưa biết bao giờ được ra, nên xin bạn đọc lượng thứ để tạm kết thúc bài này ở đây. 

 


 

Tin bài liên quan:

VNTB – Chấm phá đời tôi (22)

Do Van Tien

Lá thư của Tiến sĩ Ngụy Hữu Tâm gửi ngài Nghị sĩ Quốc hội CHLB Đức Martin Patzelt

Phan Thanh Hung

VNTB – Vài nét chấm phá từ cuộc đời tôi (bis 20)  

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo