Việt Nam Thời Báo

VNTB – Vài nét chấm phá từ cuộc đời tôi (bis 10)  

Ngụy Hữu Tâm

Kỷ niệm của tôi ở tư cách là Moritzburger và những vấn đề liên quan.

 

Tôi bắt đầu viết bài này vào những ngày cuối tháng mười, đầu tháng mười một, đầu tiên là cái tiết trời thu đặc trưng của Hà Nội với ánh nắng vàng phơn phớt, mùi thơm hoa sữa và nhiệt độ chớm lạnh, nghĩa là đẹp nhất có thể. Nhưng rồi đặc biệt cho năm nay với dịch cúm Tàu lại mưa tầm tã, gió liên tục, lạnh ẩm ghê gớm mà ai dám nói là Trái Đất đang nóng lên? 

Thế nhưng VTV đang chiếu bộ phim nhiều tập „Mascva mùa thay lá“ vì chỉ ít ngày nữa, ngày 7.11., kỷ niệm Cách mạng Tháng mười với Mác-Lê mà ngạn ngữ có câu: „Ông Lênin, ông ở nước Nga,… “. Và cũng tội cho ông ta vì ông ở xa lắc, tội đồ là họ Hồ cơ, người đã mang cái thứ rác rưởi, tai họa đó về đây hủy hoại đất nước tươi đẹp này.

Sáng sáng mở cổng ra đường ở nhà số 28 Nguyễn Huy Tự là tôi cảm nhận ngay được điều ấy: ngôi biệt thự rộng rãi (420 m2, 17 m mặt tiền) cây cối xanh tươi, xum xuê lẽ ra phải là một trong những ngôi nhà đẹp nhất thành phố Hà Nội thì nay được xích lại bằng… chiếc khóa, bởi lẽ thay vì có một chủ như trước đây, thì nay nhờ chủ nghĩa Mác-Lê và tư tưởng HCM, có từng ấy chủ, mà họ cũng biết phải là chủ tuy ở đấy hàng 5, 6 chục năm rồi. Mang của người giàu chia cho người nghèo để được ơn huệ trước, nhưng tai họa và oán hờn sau mà. ĐCSVN có viễn kiến hay dùng ngôn từ ngày hôm nay là visiontầm nhìn xa và rộng ghê! 

Tuần này Hà Nội trở lại trạng thái „bình thường mới“, 5 ngày thì tôi được dự  tất cả 5 buổi hội thảo. Buổi đầu tuần là hội thảo Nghi Tàm 2, để tưởng nhớ anh Văn Đình Mẫn nhân một năm anh đi xa, và thảo luận làm thế nào để an cư lạc nghiệp, giảm các cuộc tháo chạy với bản báo cáo rất hay có nhiều số liệu cụ thể của anh Đặng Kim Sơn. Có bài tổng kết trên viet-study, xin giới thiệu để bạn đọc quan tâm có thể xem kỹ thêm. 

Sau đó là 3 buổi của VVL mà buổi cuối vào chiều ngày 29.10. có tổ chức chung với Viện Toán để giới thiệu giải Nobel và giải Abel năm 2021, kết hợp lễ ra mắt 2 Trung tâm Vật lý và Toán học do UNESCO bảo trợ, có zoom, thậm chí giới thiệu trên VTV1. 

Rồi cũng còn có một  cuộc hội thảo thú vị nữa là cuộc hội thảo về kinh dịch do Viện Minh Triết tổ chức, với báo cáo của BS Nguyễn Đình Tôn „Mạn đàm về một vài khái niệm dịch học“, tuy không nêu vấn đề mới nhưng là dịp để mọi người thảo luận. 

Chắc chắn để đất nước phát triển không thể không có rất nhiều những cuộc hội thảo như thế, và sau này (bao giờ đây, hy vọng sớm nhất có thể) được công khai  thảo luận cả những vấn đề chính trị nữa cơ! 

Còn không thì đất nước Việt Nam thân yêu này mãi mãi sống trong vòng tối tăm mà thôi!..               

Đọc báo mạng, thấy những bài sau đáng chú ý xin giới thiệu cùng bạn đọc:

Covid-19: “tạm xa” do virus hay con người?

(VNTB) – Con người ngại giao tiếp, ngại tiếp xúc với nhau, Covid chỉ là yếu tố khách quan, chủ yếu vẫn là do con người.

Vậy là đã gần 2 năm con virus Vũ Hán  “có mặt” ở Việt Nam, đời sống cũng như thói quen của nhiều người Việt cũng dần thay đổi theo độ nguy hiểm của Covid-19…

Meta: Tên mới của Facebook bị người Do Thái giễu cợt

Thông báo đổi tên Facebook thành Meta gây xôn xao ở Israel, vì từ này có nghĩa giống từ “chết” trong tiếng Hebrew.

Chính xác là, Meta được phát âm như giống cái trong ngôn ngữ Do Thái.

Các tình nguyện viên cứu hộ khẩn cấp Zaka cũng tham gia vào vụ này, nói với những người theo dõi họ trên Twitter: “Đừng lo, chúng tôi đang ở đó”.

Một người dùng Twitter khác nêu: “Cảm ơn bạn đã cho mọi người nói tiếng Do Thái một lý do hay ho để cười.”

“Cộng đồng Do Thái sẽ chế giễu cái tên này trong nhiều năm tới” một người viết trên Twitter

Với các bản phiên dịch tên của mình, Facebook không phải là thương hiệu duy nhất bị giễu cợt…

Trung Quốc “đuối sức”, đầu tư kém xa hứa hẹn, các nước Đông Âu lạnh nhạt, ngả sang Đài Loan 

Tờ WSJ cho biết, vì thất vọng trước các khoản đầu tư từ Trung Quốc, một số quốc gia ở châu Âu cảm thấy họ chẳng còn gì để mất khi tăng cường quan hệ với Đài Loan.

Việc các quốc gia Trung và Đông Âu đang tăng cường quan hệ với Đài Loan trong khi quan hệ với Trung Quốc đại lục đang dần nguội lạnh đang khiến chính quyền Bắc Kinh “nóng mặt”…

Viễn ảnh chiến quốc từ bài học lịch sử 

Sau Chiến tranh Lạnh, thế giới trở thành đơn cực (unipolarity) thay vì lưỡng cực (bipolarity) của thời hậu chiến (Thế Chiến II). Hoa Kỳ trở thành siêu cường quốc hơn ba thập niên qua, mà không có đối thủ nào có khả năng hay tham vọng để thách thức sức mạnh Hoa Kỳ. Cho đến khi sự trỗi dậy của Trung Quốc xuất hiện.

Trong khoảng hai thập niên qua, chúng ta đã nghe quá nhiều về Trung Quốc; từ mọi vấn đề và lĩnh vực. Nghe nhiều đến độ có thể bị bội thực. Chính cá nhân tôi cũng cảm thấy mình đã nói nhiều, trên Blog này. Nhưng dù muốn hay không, thái độ và hành động của Tập Cận Bình nói riêng, lãnh đạo Bắc Kinh nói chung, sẽ tạo ra những hành động và phản ứng dây chuyền của các quốc gia trong vùng, nhất là Việt Nam và Đài Loan. Một nước thật xa Trung Quốc như Úc cũng không thể né tránh được những thử thách này. Cả thế giới đều bị liên hệ đến kinh tế/thương mại của Trung Quốc, mà họ lại dùng nó để cưỡng bách nước khác về thái độ chính trị. Trên hết, mọi thái độ và hành động của Trung Quốc sẽ dẫn đến hành động, không hành động hay phản ứng (action, inaction or reaction) của Hoa Kỳ…

Ngoài Công đoàn, VN cần cho các tổ chức khác hoạt động vì người lao động

Ngày 01/10/2021, khi hơn một triệu người lao động đồng loạt rời bỏ Sài Gòn và những khu công nghiệp xung quanh để về quê, người ta có thể nhận ra rằng chính quyền không hề chuẩn bị gì cho tình huống đó.

Những mệnh lệnh vội vã đưa ra có khi mâu thuẫn với nhau, có lúc bất khả thi, dẫn tới việc thi hành không đồng bộ ở từng nơi. Trung ương và địa phương không thống nhất cách xử lý tình hình…

Có đến mùng thất mới có chuyện ấy. 

Từ thời Nguyễn Văn Linh 1989, ĐCSVN đã sợ vãi đái bài toán “Solidarnosc-Công đoàn đoàn kết” như ở Ba Lan, họ chỉ lo dùng bạo lực để giữ quyền lợi của chính họ mà thôi, và vì thế mà bất chấp tất cả. 

Đã có quyền tự xuất bản sách, sao lại không được quyền tự xuất bản báo chí 

(VNTB) – “Ý kiến người dân” nếu làm phật lòng ai đó, sẽ bị quy chụp tội hình sự, và cứ như vậy thì tòa soạn báo chí nhà nước nào dám “liên kết” như Điều 37 của Luật báo chí

Theo số liệu của Cục Xuất bản, In và Phát hành, Bộ Thông tin và Truyền thông, hơn 33.000 đầu sách được cấp phép xuất bản trong năm 2020. Trung bình, mỗi ngày có gần 100 cuốn sách được xuất bản ở Việt Nam.

Chỉ cần bạn có bản thảo tốt, gửi một nhà xuất bản đề nghị liên kết xuất bản là xong vì hiện tại hầu như nhà xuất bản nào cũng có dịch vụ liên kết với cá nhân” – một biên tập viên nhà xuất bản cho biết như vậy…

Bàn thêm về luật kiểu “ Lai Trâu” 

Hiện nay không riêng tỉnh nào mà hiện còn nhiều tỉnh buộc xe của “Vùng đỏ” như Sài Gòn, Đồng Nai, Long An, Bình Dương v.v.. tới tỉnh khác thì buộc phải quay lại hoặc tài xế chấp nhận cách ly.

Điều này tôi đã nói rõ trong vài bài viết gần đây.

Bài này tôi đi vào phân tich cụ thể những tổn thất của trò khỉ này, hy vọng “bề trên” nghe thấy, gõ vào đầu (hay quất vào đít) những đầu lĩnh xứ xở này, chấm dứt cách hành xử trâu bò này.

Có 04 hệ quả xấu là:

1.Về kỷ cương. Bằng việc cấm xe tải, xe khách, xe kinh doanh vào tỉnh nhưng xe con, xe gia đình vẫn vào được…

Nhóm làm việc của Liên Hiệp Quốc: Cần trả tự do ngay lập tức cho Phạm Đoan Trang

Ngày 25/10/2021, Nhóm làm việc của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc về Giam giữ Tùy tiện (UN Human Rights Council’s Working Group on Arbitrary Detention) đã công bố một bản thông cáo bày tỏ quan điểm đối với vụ việc của nhà báo – nhà hoạt động Phạm Đoan Trang.

Chiến tranh Đài Loan có thể sớm nổ ra?

Bắc Kinh có thể nghĩ rằng họ có cơ hội để chiếm Đài Loan trước khi các khoản đầu tư quân sự của phương Tây mang lại kết quả.

Mỹ và Trung Quốc đang tham gia vào một “cuộc cạnh tranh chiến lược”, như cách nói của chính quyền Biden, trong đó Đài Loan nổi lên là tâm điểm. Nhưng một quan điểm đang dần chiếm ưu thế trong chính quyền Mỹ dường như cho rằng mặc dù Trung Quốc là một thách thức nghiêm trọng về kinh tế, chính trị và công nghệ đối với lợi ích của Mỹ, nước này không gây ra một mối đe dọa quân sự trực tiếp nào. Đây là một giả định rất thiếu thận trọng, có thể dẫn đến chiến tranh và cuối cùng là thất bại của Mỹ. Để tránh kết cục thảm hại đó, Hoa Kỳ phải nhận ra rằng Trung Quốc là một mối đe dọa quân sự, và xung đột có thể sớm xảy ra.

Chính quyền có thể bỏ tù Báo Sạch, nhưng không thể ngăn người dân biểu đạt lương tâm

Vào ngày hôm nay, 28/10/2021, Tòa án Nhân dân huyện Thới Lai, TP. Cần Thơ đã tuyên án đối với năm thành viên nhóm Báo Sạch sau ba ngày xét xử. Tổng mức án cho năm thành viên là 14 năm 6 tháng tù

Tội của họ đơn giản là đã viết ra những bài báo không lọt tai, không tâng bốc, nịnh hót các quan chức chính quyền. Bản án này là một sự sỉ nhục không chỉ đối với năm người bị kết án mà còn với tất cả những ai ủng hộ chính quyền này.

Khi nhà báo méc công an

Cách đây vài tháng, Luật Khoa có đăng bài Vinfast ‘méc công an’ và 3 nguyên nhân của một thứ văn hóa pháp lý rùng rợncủa tác giả Võ Văn Quản. Ấy là vì công ty ô-tô Vinfast muốn bịt miệng một khách hàng nên tố cáo người này ra công an, nhờ công an dọa khách hàng giúp.

Nhưng đấy là một công ty ô-tô. Chuyện sẽ trớ trêu hơn nhiều khi người muốn bịt miệng người khác lại là một nhà báo, càng trớ trêu hơn khi đó lại là phó tổng biên tập của một tờ báo lớn.

Đó là nhà báo Nguyễn Đức Hiển của tờ Pháp luật TP. Hồ Chí Minh…

Trung tâm nghiên cứu Mỹ bóc trần chiến lược xảo trá của tàu Trung Quốc ở Biển Đông 

Tàu Trung Quốc “vờ” rời đi nhưng thực tế vẫn lởn vởn trong khu vực 

Tàu Trung Quốc vẫn “lởn vởn” ở Biển Đông bất chấp sự phản đối của Philippines, theo một nhóm nghiên cứu Mỹ.

Khi dư luận quốc tế phản đối hoặc các bên khác cũng tiến hành tuần tra, tàu Trung Quốc rời khỏi một địa điểm, phân tán đến các rạn san hô gần đó trong một thời gian. Nhưng tổng số tàu hiện diện ở Trường Sa, thuộc chủ quyền Việt Nam vẫn không đổi, Sáng kiến ​​Minh bạch Hàng hải Châu Á (AMTI) thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) cho biết trong báo cáo mới nhất công bố hôm thứ Bảy.

Ví dụ, số lượng tàu dân quân Trung Quốc tại đá Khúc Giác (thuộc cụm Bình Nguyên, quần đảo Trường Sa của Việt Nam) đã giảm sau khi Philippines gửi công hàm phản đối vào ngày 30/9…

Việt Nam: Vụ án quan chức tình báo Nguyễn Duy Linh ‘rất đặc biệt’ 

Vụ việc mới được cơ quan điều tra Bộ Công an Việt Nam công bố liên quan cáo buộc ‘nhận hối lộ’ của một cựu Phó tổng Cục trưởng tình báo thuộc Bộ này được cho là ‘thần tốc’ và ‘chưa từng thấy’, theo ý kiến bình luận từ trong giới quan sát thời sự Việt Nam nói với BBC hôm 25/6/2021.

Hôm thứ Năm, nhiều báo chính thống cho hay cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an Việt Nam đã hoàn tất kết luận điều tra bổ sung vụ án đưa và nhận hối lộ liên quan đến Phan Văn Anh Vũ và bị cáo Nguyễn Duy Linh, cựu cán bộ thuộc Bộ Công an.

Nhà báo tự do Nguyễn Hữu Vinh, cựu Thiếu tá an ninh bình luận với BBC từ Hà Nội:…

Truyền thông Trung Quốc xuyên tạc, vu cáo Việt Nam lấp biển tạo đảo “đe dọa” Trung Quốc ở Trường Sa 

VietTimesNgày 26/10, nhiều cơ quan truyền thông của Trung Quốc đã đồng loạt đưa tin vu cáo Việt Nam “lấp biển tạo đảo” và đe dọa lính Trung Quốc ở Trường Sa – một động thái kiểu “kẻ trộm hô bắt trộm”.

Theo báo chí Trung Quốc: “gần đây, một số hình ảnh vệ tinh do các cơ quan truyền thông công bố cho thấy Việt Nam đang tích cực xúc tiến công trình lấp biển tạo đảo ở đảo chìm Phan Vinh (Trung Quốc tự đặt tên là Bisheng Jiao) và cho rằng phía Việt Nam xây dựng các cơ sở quân sự, bố trí vũ khí ở các đảo sẽ đe dọa việc triển khai của quân đội Trung Quốc ở Biển Đông”. 

Các thông tin trên báo chí Trung Quốc dẫn nguồn tin trên trang weibo chính thức của trung tâm tư vấn “Nhận thức tình hình chiến lược Biển Đông” (SCSPI) thuộc Đại học Bắc Kinh hôm 25/10. Theo SCSPI: “các hình ảnh chụp từ vệ tinh công bố cho thấy gần đây, một số tàu vận tải và tàu công trình đã xuất hiện tại vùng biển phía đông bắc của bãi san hô Phan Vinh do Việt Nam kiểm soát, cùng ít nhất một cầu cảng sà lan và năm tàu ​​cuốc”…

Để nền nông nghiệp không ‘mù mờ’ 

Theo chuyên gia Vũ Trọng Khải, để nền nông nghiệp không “mù mờ” thì trước hết phải bắt đầu từ đội ngũ quản lý.

Chia sẻ với báo giới bên lề kỳ họp Quốc hội ngày 24/10, Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Lê Minh Hoan tiếp tục dùng từ “mù mờ” để nói về nền nông nghiệp Việt Nam…

Covid: Cựu Bộ trưởng nói ‘khi có chuyện bên cạnh Đảng chỉ còn quân đội, công an’

Hồi 2010, khi ông Lê Doãn Hợp còn phụ trách Bộ Thông tin và Truyền thông, Việt Nam đưa ra trang go.vn nhằm thu hút người dùng mạng xã hội nhưng dự án này đã thất bại

Lần đầu tiên một cựu quan chức cao cấp có ý kiến trên báo Việt Nam nói về ‘tổn thất nặng nề’ và các sai trái trong cách Việt Nam chống dịch Covid lần 4.

Cựu Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông, ông Lê Doãn Hợp có bài đăng trên trang VietnamNet (25/10/2021) nói thẳng về nhiều cách nghĩ mà ông cho là sai lầm khi chính quyền Việt Nam các cấp ứng phó với làn sóng thứ tư của đại dịch Covid.

Bài “Vài suy ngẫm của một người ngoại đạo về chống đại dịch” nói đến hiện tượng phát biểu “tiền hậu bất nhất” của các lãnh đạo, quan chức đương nhiệm, về tư duy coi “chống dịch như chống giặc”, về niềm tin và về vai trò của dân trong quan hệ với các lực lượng bảo vệ Đảng CS VN.

Dù ông Lê Doãn Hợp (70 tuổi), nguyên Ủy viên Trung Ương Đảng, Nguyên Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông, nguyên bí thư tỉnh ủy Nghệ An dùng đại từ nhân xưng “chúng ta” để nói về trách nhiệm chung, ý kiến của ông có thể hiểu là một lời phê phán với “các đồng chí” của ông hiện đang tại chức…

Vĩnh biệt anh Lê Văn ‘tiếng nói ấm áp của đài VOA’ với nhiều thế hệ VN

Ông Lê Văn, sinh ngày 28/04/1937 tại Nam Định tạ thế hôm 23/10/2021, tại Houston, Hoa Kỳ

Cuối cùng, rồi tôi cũng tiễn biệt Nhà truyền thông Lê Văn – Cựu Chủ biên Ban Việt ngữ Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA) – cây Đại thụ của truyền thanh, là người anh khả kính của chúng tôi. 

Anh Lê Văn, một nhà báo – một nhà truyền thông quốc tế, có một giọng nói âm hưởng miền Bắc – giọng đọc đặc biệt trầm/bổng, du dương thu hút người nghe từ bao thập niên qua. ..

Báo Anh: Gốc thuyền nhân từ Sài Gòn khiến Priscilla Chan ‘giữ nền đạo đức cho Mark Zuckerberg’

Trả lời báo Anh, tờ Sunday Times hôm 24/10/2021, bà Priscilla Chan nói về gốc gác gia đình là thuyền nhân sau cuộc chiến Việt Nam đã phải vươn lên ở đất Mỹ ra sao.

Trong bài “Mark Zuckerberg’s Moral Compass” (tạm dịch Kim chỉ nam đạo đức của Mark Zuckerberg), bà Priscilla Chan đã kểu khá nhiều về cuộc hôn nhân của hai người, về lối sống được giáo dục từ nhỏ, và cuộc sống gia đình hiện nay với tỷ phúc Zuckerberg, ông chủ Facebook…

Phát triển đảng đối với các diễn viên điện ảnh

 Đề xuất dừng chiếu hoặc rút phép đối với các tác phẩm điện ảnh mà có nghệ sĩ vi phạm đạo đức an ninh chính trị hoặc phát ngôn.”

Đại biểu Lê Thu Hà – ủy viên thường trực Ủy ban Đối ngoại – cho rằng nên có những quy định về dừng chiếu, hoặc rút phép đối với các tác phẩm điện ảnh mà có các nghệ sĩ không có đạo đức, vi phạm đạo đức, an ninh chính trị hoặc phát ngôn…

Đức phải hủy hai sự kiện ra sách về ông Tập Cận Bình ‘do sức ép từ TQ’

Hai sự kiện giới thiệu một cuốn sách ở Đức nói ông Tập Cận Bình là ‘người có quyền lực nhất thế giới’ phải hủy sau khi Lãnh sự quán Trung Quốc can thiệp.

Sự việc xảy ra tuần qua khiến một số tờ báo châu Á và châu Âu nước Đức “đang chịu sức ép từ Trung Quốc” dù quốc gia châu Âu này luôn tự hào “bảo vệ tự do ngôn luận”.

Cuối sách của Stefan Aust và Adrian Geiges, hai tác giả đều sống tại Đức, có tựa đề “Xi Jinping – der mächtigste Mann der Welt” (Xi Jinping – the Most Powerful Man in the World), nói về vai trò của chủ tịch Trung Quốc trong chính trị nước ông ta và trên thế giới.

Nhưng lễ ra mắt và nói chuyện về sách tại Viện Khổng tử ở đại học Duisburg-Essen và Hanover bị hủy giữa tuần trước, theo tờ South China Morning Post (SCMP 26/10/2021)…

Chính phủ nhiều nước tìm cách thức mới nhằm ngăn chặn quyền tự do ngôn luận trực tuyến 

Những kẻ độc tài  học hỏi từ Trung Quốc và học lẫn nhau 

Ngày 8 tháng 10, hai nhà báo, Maria Ressa và Dmitry Muratov, đã giành được giải Nobel hòa bình vì “nỗ lực bảo vệ quyền tự do ngôn luận”. Điện Kremlin chúc mừng ông Muratov vì đã “dũng cảm”, ông xứng đáng với lời khen ngợi này. Sáu đồng nghiệp của ông tại tờ báo Novaya Gazeta do ông thành lập năm 1993 đã bị sát hại.

Cô Ressa cũng dũng cảm. Hãng tin Rappler của cô bắt đầu từ một trang Facebook vào năm 2011. Đây là một trong số rất ít tổ chức ở Philippines chỉ trích Rodrigo Duterte, tổng thống kêu gọi cảnh sát giết nghi phạm mà không cần xét xử. Ít nhất 10 nhà báo đã bị sát hại kể từ khi ông Duterte lên nắm quyền. Vào năm 2016, khi đắc cử tổng thống, ông Duterte nói: “Là nhà báo thì không phải là tránh bị ám sát được đâu, vẫn có thể bị ám sát nếu là nhà báo khốn nạn”…

Facebook: Mark Zuckerberg ‘đích thân ký với VN để chặn bài “chống nhà nước”‘

The Washington Post hôm 25/10 cho biết Zuckerberg đã đích thân ký cam kết với chính phủ độc tài của Việt Nam để hạn chế những bài viết được gọi là “chống nhà nước”.

Trả lời BBC hồi cuối năm 2020 về vấn đề này, Facebook thừa nhận phải chặn những nội dung ‘bị chính phủ VN yêu cầu xóa’, nhưng để cho người bên ngoài vẫn xem được.

Khi đó, một đại diện cho Facebook, bà Amy Sawitta Lefevre, Policy Communications Manager, thừa nhận tập đoàn này “không phải lúc nào cũng đồng ý với chính phủ Việt Nam về các vấn đề như quyền phát ngôn và quyền biểu đạt”.

Bà Amy Sawitta Lefevre nói với BBC: “Hàng triệu người ở Việt Nam sử dụng dịch vụ của chúng tôi mỗi ngày để kết nối với gia đình và bạn bè và hàng nghìn doanh nghiệp dựa vào chúng để tiếp cận khách hàng. Không phải lúc nào chúng tôi cũng có cùng quan điểm với các chính phủ về các vấn đề như phát ngôn và biểu đạt, kể cả ở Việt Nam, nhưng chúng tôi làm việc cật lực để bảo vệ quyền này trên toàn thế giới.”

“Trong vài tháng qua, chúng tôi đã phải đối mặt với áp lực gia tăng từ chính phủ Việt Nam trong việc hạn chế nhiều nội dung hơn, tuy nhiên, chúng tôi sẽ làm mọi điều có thể để đảm bảo rằng các dịch vụ của chúng tôi vẫn hoạt động để mọi người có thể tiếp tục thể hiện bản thân.”

Theo BBC News Tiếng Việt tìm hiểu thì đúng là đã có những trường hợp Facebook phải “hạn chế” nội dung tiếng Việt ở Việt Nam.

Vào tháng 4 năm 2020, Facebook đã đưa ra một quyết định vô cùng khó khăn trong việc hạn chế nhiều nội dung hơn ở Việt Nam sau khi có thông tin rõ ràng rằng nếu không làm như vậy sẽ dẫn đến “việc các dịch vụ của chúng tôi bị chính quyền Việt Nam đóng cửa hoàn toàn”…

Nhật ký Bắc Kinh (26/03/21): Trung Quốc trỗi dậy trong một thế giới đầy chia rẽ

Tôi đã sống ở Bắc Kinh tổng cộng gần 10 năm, bao gồm cả nhiệm kỳ mới nhất của tôi từ năm 2017. Nhưng tôi chỉ mới khám phá ra một nơi sâu trong núi ở thủ đô Trung Quốc.

Cuối tuần trước, tôi lái xe khoảng ba giờ về phía tây từ trung tâm thành phố. Tuyến đường đưa tôi lên xuống những ngọn đồi dốc và đến làng Đường Thượng (Tangshang) ở quận Phòng Sơn, Bắc Kinh. Bên đường khi ấy vẫn còn tuyết.

Khi ra khỏi xe và đi bộ, tôi bắt gặp một lá cờ Đảng Cộng sản Trung Quốc khổng lồ – có lẽ cao 20 mét. Đứng đối diện nó là bức tượng của người cha sáng lập Trung Quốc hiện đại Mao Trạch Đông, của cựu Thủ tướng Chu Ân Lai và của một cô gái đang nhìn vào Mao…

Vì sao người Nhật không thích bàn chuyện “trỗi dậy”?

Lời người dịchNăm 2006, dư luận Trung Quốc rung chuyển dưới tác động của bộ phim tài liệu có tên “Nước lớn trỗi dậy” chiếu trên đài Truyền hình trung ương. Đó là do bộ phim đã đáp ứng nguyện vọng khao khát của 1,3 tỷ dân nước này –– từ lâu họ đã vô cùng quan tâm vấn đề “Phục hưng Trung Hoa” và “Trung Quốc trỗi dậy”…

Cách thức lịch sử Trung Quốc định hình quan điểm về thế giới của Tập Cận Bình

Những căng thẳng gia tăng với Đài Loan đã hướng sự tập trung về Trung Quốc. Nhiều người tự hỏi liệu Chủ tịch Tập Cận Bình muốn Trung Quốc được nhìn nhận như thế nào trên chính trường quốc tế. Lịch sử có thể mang lại những gợi ý, Rana Mitter, Giáo sư Lịch sử từ Đại học Oxford nhận định.

Trung Quốc hiện là cường quốc trên toàn cầu, một điều hiếm khi có thể tưởng tượng được cách đây vài thế kỷ.

Đôi khi sức mạnh của Trung Quốc cũng bắt nguồn từ sự hợp tác với thế giới rộng lớn, như ký Hiệp định về chống biến đổi Khí hậu Paris.

Hoặc thỉnh thoảng sức mạnh có nghĩa là cạnh tranh với Trung Quốc, như Sáng kiến Một vành đai một con đường, một mạng lưới các dự án xây dựng tại hơn 60 quốc gia, đầu tư vào nhiều quốc gia bị mất nguồn vốn vay từ các nước phương Tây…

Sơ lược về nguyên nhân và hệ lụy của sự cai trị độc đảng tại Việt Nam (*)

(VNTB) – “ĐCSVN là đội tiên phong của giai cấp công nhân Việt Nam, đại biểu trung thành quyền lợi của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc” 

Hệ thống độc đảng hay chế độ đảng trị ở Việt Nam hiện nay là hình thức chính quyền do một đảng duy nhất, ĐCSVN, thành lập và không cho phép bất cứ một đảng khác có mặt trong nước dưới bất cứ hình thức nào…

Đặt chỉ tiêu – lợi ít hại nhiều 

Đảng và Chính phủ vẫn đặt chỉ tiêu tăng trưởng hàng năm, 5 năm cho GDP, cho các ngành nghề, các công việc. Rồi còn đặt mục tiêu đến năm nào đó đạt mức bao nhiêu để sánh vai cùng các cường quốc năm châu. Mới nghe qua thì tưởng rằng việc này là cần thiết, đúng đắn, trách nhiệm, sáng suốt, mang lại hiệu quả to lớn. Nhưng xét kỹ ra thì phần lớn không những là chuyện tầm phào, gây lãng phí mà còn mang tính thiếu suy nghĩ, thiếu chân thật, rất nên hạn chế… 

Chuyện “nhân tài” phá nát xã hội 

Nếu hệ thống mà để tài năng dùng vào mục đích xấu thì sự phá hoại là rất lớn. Vụ mới nhất liên quan đến GĐBV Bạch Mai vừa bị khởi tố, một tài năng y học, tu nghiệp bên Pháp về ngành Tim mạch.

Năm 1980 sau khi đoạt giải nhất Chopin, nghệ sỹ Đặng Thái Sơn quay lại Moskva học tiếp và tốt nghiệp Nhạc viện Tchaikovky năm 1983 rồi sang Nhật giảng dạy và định cư tại Canada từ năm 1991. Hình như Hà Nội không nằm trong kế hoạch của ông. Trong cuộc thi Chopin 18 vừa kết thúc tại Ba Lan, hai học trò của ông, Bruce (Xiaoyu) Liu giành giải nhất và J J Jun Li Bui đã giành giải 6. May cho nghệ sỹ. 

Nhà toán học Ngô Bảo Châu giành được Huy chương Fields do nghiên cứu bên Pháp và giờ thì đang ở Mỹ. Nhà vật lý Đàm Thanh Sơn cũng vậy. Tốt nghiệp Trường Đại học Tổng hợp Quốc gia Moskva năm 1991 và nhận bằng tiến sĩ vật lý tại Viện Nghiên cứu Hạt nhân Moskva năm 1995 rồi đi tuốt sang Mỹ. May cho hai người…

Từ AUKUS nói về liên minh quân sự: Liệu Việt Nam đã bỏ diễn ngôn “không liên kết”? 

Các liên minh quân sự không những chưa hết thời mà còn có dấu hiệu nở rộ.

Đồng minh quân sự và vấn đề đối tác chiến lược giữa các quốc gia – dân tộc có chủ quyền luôn là một chủ đề khó kiểm soát. Từ các thảo luận và tranh chấp chính trị nội địa, vấn đề chia sẻ trách nhiệm và gánh nặng giữa các đồng minh, cho đến các mong muốn và tham vọng chiến lược khác nhau, có vô vàn những yếu tố có thể làm ảnh hưởng và cản trở hệ thống đồng minh đến mức khiến chúng đổ vỡ.

Hoa Kỳ là quốc gia tiên phong của North Atlantic Treaty Organization (NATO – hay Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương), khối liên minh quân sự to lớn và có tiềm lực nhất thế giới. Thời gian qua, nước này tiếp tục dẫn đầu thành lập nên khối quân sự mới AUKUS (gồm Mỹ, Anh, Úc) tại Ấn Độ – Thái Bình Dương. Sự ra đời của AUKUS cho thấy các nỗ lực và chính sách quốc phòng của Hoa Kỳ luôn đi kèm với sự đồng thuận và ủng hộ tuyệt đối từ các quốc gia đồng minh trong một khu vực địa lý cụ thể…

Việt Nam: từ “xuất khẩu lao động” đến nạn buôn người 

Từ nhiều năm nay, nhà cầm quyền VN đã có chính sách đưa người lao động VN đi làm việc ở nước ngoài, gọi là “xuất khẩu lao động”. Mỗi năm có đến hàng chục ngàn người, trên trăm ngàn người ra nước ngoài làm việc, đã góp phần giải quyết việc làm và cải thiện đời sống cho nhiều người dân, tăng nguồn ngoại tệ cho đất nước Tuy nhiên, mặt tối của việc “xuất khẩu lao động” này cũng đã được đề cập đến từ lâu. Đó là tình trạng nô lệ lao động mới và nạn buôn người để bóc lột sức lao động, phát sinh do sự thiếu nỗ lực của nhà nước trong việc ngăn ngừa tiến tới xóa bỏ nạn buôn người, do những kẽ hở về luật pháp của VN, những vấn đề bất cập về cơ chế, chính sách, quản lý từ cả hai phía trong và ngoài nước…

Các khiếm khuyết của Mỹ trong chiến lược Ấn Độ – Thái Bình Dương* 

Từ khi nhậm chức vào tháng Giêng năm 2021, Tổng thống Mỹ Joe Biden chưa thăm viếng bất cứ nhà lãnh đạo Đông Nam Á nào (White House/Adam Schutz/Flickr)

Khi Washington bắt đầu hình thành chủ trương xoay trục sang châu Á, việc trực tiếp xuất hiện và bắt đầu cuộc nói chuyện sẽ là những yếu tố quyết định thỏa thuận.

Ngoại trừ Ấn Độ, sợi dây chung liên kết chiến lược của Hoa Kỳ về Ấn Độ – Thái Bình Dương và rộng hơn là về Trung Quốc, cho đến nay là sự tập hợp của các đồng minh lâu đời của Hoa Kỳ…

Trung Quốc bị «luận tội» tại Tổ chức Thương mại Thế giới 

Les Echos ghi nhận «Trung Quốc trên ghế bị cáo tại Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)». Bắc Kinh đối mặt với vô số cáo buộc từ các quốc gia thành viên : phân biệt đối xử, không minh bạch, cưỡng bức, những cách thức không hề phù hợp với quy định quốc tế.

Nhật báo kinh tế Pháp ví von, bộ trưởng Thương Mại Trung Quốc Vương Văn Đào (Wang Wentao) phải chịu đựng cả một bản luận tội. Bắc Kinh nhận được trên 1.600 câu hỏi từ khoảng 40 nước thành viên WTO, và làn sóng giận dữ không chỉ từ các quốc gia phát triển. Ông Vương không thuyết phục được ai khi khẳng định luôn tôn trọng các cam kết lúc gia nhập, không làm hại đến lợi ích của nước khác.

Bắt chẹt, trợ giá ngầm, lấy cớ virus để chận hàng nhập…

Vũ điệu Rồng Tàu Gấu Nga  

Với Mỹ, kịch bản tồi tệ nhất là một cuộc chiến tranh với hai mặt trận cùng lúc với Trung Quốc và Nga, trong khi đó, nền an ninh của Âu châu thì cũng sẽ bị ảnh hưởng nặng nề khi hai cường quốc này xích lại với nhau…

Bắc Kinh kêu gọi Joe Biden “cẩn thận” 

Văn phòng Tổng thống Đài Loan nói họ vẫn giữ nguyên quan điểm, đó là họ sẽ không nhượng bộ trước áp lực cũng như không “dấn tới một cách hấp tấp” khi họ được ủng hộ.

Người phát ngôn Văn phòng Tổng thống là Xavier Chang cho biết trong một tuyên bố rằng Đài Loan sẽ thể hiện quyết tâm vững chắc về tự vệ, đồng thời nói thêm rằng các hành động cụ thể liên tục của chính quyền Biden cho thấy sự ủng hộ “vững như bàn thạch” của họ đối với Đài Loan.

Được hỏi hôm thứ Năm về khả năng Mỹ can thiệp quân sự để bảo vệ Đài Loan, Joe Biden trả lời bằng sự khẳng định.

“Vâng, chúng tôi có cam kết điều đó”, ông nói trong cuộc trao đổi với cử tri ở Baltimore, được phát sóng trên CNN…

Thế giới Trump” đừng xem thường! Nó có thể nuốt chửng nền dân chủ Mỹ! 

Cuốn hồi ký của cựu Đại sứ Mỹ ở Việt Nam Ted Osiud làm lộ ra những điều chưa biết về các ông Nguyễn Xuân Phúc, nguyên Thủ tướng Chính phủ Việt Nam, Nguyễn Cơ Thạch nguyên Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam và Lê Văn Bàng, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Mỹ…

In Retrospect, Nguyễn Văn Trung nhìn lại một hành trình trí thức lận đận 

 “… những cố gắng suy nghĩ của một người vẫn ước muốn tự đặt cho mình một kỷ luật đồng thời cũng là một lý tưởng là phải tìm kiếm không ngừng, bằng cách tự phủ nhận, bất mãn với quãng đường mình vừa qua và cứ như thế mãi mãi…” [Cùng bạn độc giả, Lược Khảo Văn Học I] [1] 

TIỂU SỬ 

Nguyễn Văn Trung sinh ngày 26-9-1930, tại làng Thanh Hương, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam; còn có bút hiệu là Phan Mai và Hoàng Thái Linh. Xuất thân trường Dòng Puginier và chủng viện Hoàng Nguyên trước khi chuyển qua học Chu Văn An, Hà Nội. Từ 1950 đến 1955 ông được gửi đi du học Âu châu, ban đầu ở Pháp rồi qua Bỉ, đậu cử nhân triết học Đại học Louvain, Bỉ. Năm 1955 về Sài Gòn dạy trường trung học Chu Văn An, và sau đó là Đại học Huế. 

Năm 1961 ông trở lại Bỉ, trình luận án tiến sĩ về Phật Học cũng tại Đại học Louvain với đề tài: La Conception Bouddhique du devenir, Essai sur la notion du devenir selon la Stharivanâda.

Về nước ông dạy Triết và Văn ở Đại học Văn Khoa Sài Gòn và Đại học Huế. Tại Đại học Văn Khoa Sài Gòn, ông là Trưởng ban Triết Tây phương …

Nghị viện châu Âu thông qua nghị quyết ủng hộ Đài Loan 

Nghị viện châu Âu đã thông qua một nghị quyết nhằm tăng cường quan hệ với Đài Loan và bắt đầu xúc tiến thỏa thuận đầu tư với vùng lãnh thổ tự trị này.

Với 580 phiếu ủng hộ và 26 phiếu chống, Nghị viện châu Âu hôm 21.10 đã thông qua đề nghị Ủy ban châu Âu “khẩn cấp bắt đầu đánh giá tác động, lấy ý kiến của công chúng và tiến hành nghiên cứu về một thỏa thuận thương mại” với Đài Loan.

Các nghị sĩ EU cũng yêu cầu Văn phòng Thương mại và kinh tế châu Âu ở Đài Bắc nên được đổi tên thành Văn phòng Liên minh châu Âu ở Đài Loan.

Quyền lực mềm của Trung Quốc 

Vào ngày 10 tháng 5 năm nay, Đại sứ Trung Quốc tại Bangladesh Li Jiming (Lý Kế Minh 李继明) cảnh báo nước này chớ tham gia vào nhóm Bộ Tứ (QUAD) vì nó chỉ thể hiện tính cách địa chính trị có mục đích hẹp hòi và không có lợi ích gì cho Bangladesh để tham gia…

Bác sỹ Trần Duy Hưng và cách Đảng CS ‘dùng mà không trọng trí thức’

BS. Trần Duy Hưng là Chủ tịch Ủy ban Hành chính đầu tiên của Hà Nội từ sau năm 1954, và giữ chức đến 1977

“Ông ấy học y và có truyền thống nhân ái cứu người, giúp người nhưng đồng thời cũng có một tầm nhìn xã hội rất rộng, hoạt động xã hội tương đối rộng rãi và có uy tín trong giới trí thức và đồng bào ở Hà Nội và phía Bắc”, nhà báo Trần Tiến Đức nói về cha mình, Bác sỹ Trần Duy Hưng trong Chương trình ‘Gặp gỡ nhân vật, nhân chứng’ của BBC News Tiếng Việt hôm 21/10/2021

Không Cần Các Hình Thức Tôn Giáo

Tôn giáo luôn luôn là một lĩnh vực gây nhiều tranh luận xưa nay. Con người cần nhìn rõ ràng hơn, minh triết hơn về sự khác nhau giữa hình thức tôn giáo (tu tướng) và tu tâm dưỡng tánh (tu tâm). Từ đó con người nhận ra sự khác biệt giữa người tu hành chân chính và cái áo choàng hình thức bên ngoài, mê tín, đạo đức giả mà nhiều người trong các tôn giáo đang mặc trên người, tu sĩ lẫn tín đồ.

Tôn giáo nào có số thống kê tín đồ đông nhất hiện nay là tôn giáo tốt nhứt, có phải hay không? Xưa nay, không có tôn giáo nào tốt nhứt. Tôn giáo chỉ là phương tiện tâm linh, giúp cho con người an lạc hạnh phúc trong cuộc sống, không phải là cứu cánh. Con người cần có trí tuệ nhận biết cứu cánh trong giáo lý tôn giáo, không phải hình thức lễ nghi phức tạp và mê tín của tôn giáo đó, cũng như tìm thấy kho tàng trong lòng đất.

Số đông tín đồ không hẳn là tiêu chí để khẳng định đó là tôn giáo tốt nhứt. Số đông người không hẳn luôn luôn là đúng. Số người ngu ngốc luôn luôn đông hơn số người khôn ngoan. Theo ý niệm dân chủ, đa số thắng thiểu số. Chứ không hẳn đa số là đúng, thiểu số là sai. Trên đời này, giáo chủ của tôn giáo chỉ có một, số tín đồ của tôn giáo đó có triệu triệu, tỷ tỷ. Trong trường học, hiệu trưởng, ban giám đốc và số giáo chức có hạn, trong khi số học sinh thì đông gấp bội. Trong nhà thương, bệnh viện, số bác sĩ và y tá có hạn, trong khi số bệnh nhân thì đông gấp bội. Trong một quốc gia, hay một tổ chức, số người lãnh đạo có hạn, số người tài giỏi lại hiếm hơn, trong khi dân số hay thành viên của tổ chức đó thì đông gấp bội. Số chim quí thì hiếm, trong khi số chim sẻ thì đông gấp bội….   

Vẫn chưa được thoải mái hoạt động, chủ yếu phải nằm dài ở nhà nên tôi giở tờ báo giấy Geo số tháng 09.2021, chỉ mới chưa tới 2 tháng nay, ra đọc (xem hình 1), thấy bài hay ra trò: Wie gerecht ist Sprache-Ngôn ngữ công bằng đến đâu. Nói chuyện ngôn ngữ gieo bất bình đẳng giới tính. Tiếng Đức và hấu hết tất cả các tiếng châu Âu đều phân biệt giới tính, chủ yêu vì trước đây nhiều nghề quan trọng chỉ do nam làm như thầy thuốc, thầy giáo, bưu tá.. Nên ngày nay có xu hướng muốn loại bỏ điều này, nhất là ở giới trẻ, các cụ già mới ngại thay đổi. Ở ta, bài trước có nhắc cố TBT Trường Chinh độc đoán thế nào với chữ I. Rồi MR với „dân quân gái“ để „Việt hóa“ tiếng Việt. May quá tất cả các chuyện đó nay đã rơi vào quên lãng. Chỉ có độc tài là vẫn còn nên dân Việt chúng ta mới khổ đến thế. Nếu có sướng thì còn sướng hơn Afganistan với …Taliban, đang nói chuyện giới tính mà! ĐCSVN vinh quang mà lại chẳng hơn bọn khủng bố ư? Dù sao chăng nữa thì phụ nữ ở ta vẫn được tôn trọng chứ không như ở Kabul.

Nói phụ nữ thì tất nhiên cũng phải nói đến nữ Thủ tướng Merkel và thời Merkel sắp kết thúc, vốn kéo dài 16 năm ở CHLB Đức, nhân đọc tờ báo giấy Spiegel số 36, ra ngày 04.09.2021, tờ này dành trang bìa cho bà: Angela Merkel geschafft-đã hoàn tất > thời đại những cơ hội bị bỏ lỡ > chức vụ làm bà thay đổi như thế nào và bà làm đất nước > Merkel và những người đàn ông > mặt mềm của nữ chính trị gia đầy quyền lực. Bên trong là…40 trang dầy dặn, rất trân trọng nhưng lại phê phán ngay ở tít: Fast eine große Kanzlerin-Gần như là một nữ Thủ tướng vĩ đại. Tít tiếp: Hình bóng sáng với những mặt tối, đầy những cuộc khủng hoảng, và lời kết của chính bà cho câu hỏi trên: người ta thường chỉ cảm nhận ra cái mà người ta đánh mất khi người ta không có nó.

 Các phần sau đều rất hay nhưng xin để bạn đọc (biết tiếng Đức) tự khám phá, tôi lại chỉ xin last not least kết thúc với bảng (xin xem H. 3 Thời Merkel trên số liệu) Die Ära Merkel in Zahlen-Thời đại Merkel trên số liệu với đầy bảng biểu: thời gian tại chức từ 1990 của các nguyên thủ quốc gia các nước châu Âu, sự đồng thuận với quyết định chính trị của số, số đảng viên CDU (đảng mà Merkel là TBT), tổng sản phẩm quốc nội, số đơn xin tỵ nạn, trị số trung bình về mặt hài lòng với cuộc sống hiện tại theo thang 10 điểm. 

Thành công và thất bại ở Merkel lẫn lộn, yêu ghét cũng vậy, nhưng hay nhất là ở kết thúc với câu hỏi cho Schindelm – người bạn của Merkel và người chủ yếu được bài này phỏng vấn – là ông có tự hào về Merkel không thì ông ấy nói có, và về những người ghét Merkel thì ông giải thích người ghét Merkel nhất lại là người Đông Đức bởi lẽ họ ghen tỵ với Merkel khi họ coi bà hưởng lợi từ sự thống nhất nước Đức, họ thì trái lại.         

Nhưng nói chuyện ngôn ngữ, văn hóa và nữ Thủ tướng cao sang quá, mạn phép được nhắc lại cuộc gặp Nghi Tàm lần 2 này thì bạn Nguyễn Thế Hùng lại tổ chức hay ra trò, khi mời anh ĐKSơn, chuyên viên nông nghiệp nói rất dài về an cư lạc nghiệp, với số liệu rất cụ thể, vì sao nông thôn trì trệ mãi và bỏ ra thành phố, vẫn là cái sai mô hình xã hội chủ nghĩa của „Đảng ta“, làm sao mà thành nước phát triển được khi mãi mãi vẫn là nước chậm tiến vì không phát triển giáo dục được, người Việt Nam vẫn mãi mãi phải bán sức lao động rẻ mạt. Não trạng lãnh đạo như thế suốt gần thế kỳ nay thì hòng gì dân tộc vươn lên được dẫu dân tộc Việt Nam là một dân tộc thông minh, nên vì thế họ mới phải bỏ đi khắp thế giới, như cảm nhận của tôi sau buổi tọa đàm…  

Kể lại chuyện năm thứ nhất đại học mà lần trước bỏ dở ở đoạn mối tình đầu đời. Cô gái ấy là cô Tr., cháu gọi hai ông ĐVC, chủ nhiệm UB Kế Hoạch NN, và bà NKDH, chủ tịch Hội Phụ nữ Việt Nam, là bác ruột. Số là hè đó cha tôi đưa cả gia đình ra nghỉ hè Sầm Sơn khi cậu con trai thi đỗ vào ĐHTHHN và cô con gái đang chuẩn bị đi học nước ngoài. Thế là cô Nhung em gái tôi mới hứng lên mới rủ cô Tr. đi cùng, ra nghỉ cả tuần ngoài  nhà nghỉ Sầm Sơn, là một ngôi nhà 4 tầng rất đàng hoàng. Cũng phải nói lại, hồi đó cha tôi có chân trong ban chấp hành Công đoàn Giáo dục Việt Nam nên năm nào gia đình tôi cũng được đi nghỉ như thế, không Sầm Sơn thì cũng Hạ Long, Đồ Sơn hay gần hơn là Tam Đảo mà hồi đó chúng tôi rất hay đi vào dịp hè. Cha tôi còn có chân trong Ủy ban điều hành Công đoàn Giáo dục Trung Quốc tế, thế nên mới có cuộc gặp cha con ở Sayda năm 1957 mà tôi đã có dịp kể cho bạn học kỳ trước. 

Cũng phải nói là cha tôi lúc ấy có chiếc máy ảnh Kiev hiện đại nhất ở nước ta thời ấy, do anh Hiệu mua giúp ở Liên Xô gửi về nên tôi thích chụp ảnh, rồi sau này theo nghề quang học có lẽ cũng có cái lý của nó. Ngoài ra, cha tôi còn giới thiệu tôi với bác Tín là nhân viên phòng thí nghiệm của Khoa Sinh vật trường nên ngay từ nhỏ tôi đã biết rửa phim, rửa ảnh trong phòng tối rồi khi đi Đức về thì tôi đã sắm được dụng cụ riêng để làm tại nhà. Thế nên chuyện tôi chụp rất nhiều ảnh có hai cô em ở Sầm Sơn là tất nhiên. Rồi tôi mang về khoe với Trần Thành Công ở  16 Phan Huy Chú là có gì là lạ? Hai đứa cứ trầm trồ ngắm hai cô gái đẹp! Rồi tôi đâm mê cô Tr. cũng càng chẳng lạ. Thế là tôi rất năng đền nhà cô, cũng rất gần. Đấy là khu nhà thuộc về UBKHNN thời ấy, là một cái villa rất đẹp cho hai ông bà ĐVC và NKDH và một cái nhà 2 tầng xây tạm bợ cho cán bộ công nhân viên UB này mà bố mẹ Tr. có một căn phòng nhỏ trên tầng 2 ở đấy, tôi và cô em cũng có khi nói chuyện ở trên hay vì nhà nhỏ quá, nên xuống sân dưới nhà vì khu đất rất rộng, bạn đọc cứ tưởng tượng là cả cái khu đất của khách sạn Hilton Hanoi mặt tiền hai phía mênh mông thời nay, mà làm tourguide nên tôi vốn có nhiều dịp trở lại và làm sao  mà quên được những kỷ niệm cũ, chẳng phải hoài niệm ư? Lâu dần thành quen, sau nhiều tháng, tôi mới đánh bạo mời cô bé ra chơi vườn hoa. 

Cũng chẳng phải nơi xa vời vợi nào, mà chỉ là Vườn hoa Cổ Tân ngay cạnh nhà, chắc chắn chỉ cách nhà dăm bước, hay chính xác là 5 phút đi bộ. Nói Vườn hoa Cổ Tân thì bạn đọc trẻ ngày nay ở Hà Nội cười khẩy, cái diện tích nhỏ nhoi như thế mà cũng gọi là vườn hoa ư, nhất là bạn đọc nào đã đi nước ngoài rồi, nói vườn hoa phải tạm dịch ra là park, mà cái đó ở nước ngoài rộng vô cùng, cây cối um tùm như rừng ấy chứ đâu như mấy cái „bãi cỏ“ nhỏ hẹp như ở Việt Nam ta. Lại nói Vườn hoa Cổ Tân thì bạn đọc lớn tuổi hơn một chút đã có thể liên hệ với địa điểm cực kỳ nổi tiếng thời chiến tranh chống Mỹ, là nơi duy nhất ở thành phố hầu như ra lúc nào cũng có sẵn bia hơi „Hà Nội“ để uống. Nhưng hồi 1964 đó chưa có bán bia hơi, mà cũng không sáng như bây giờ nên là chỗ để trai gái có thể đến „tâm sự“ chứ không phải địa điểm như giữa công viên Thống nhất và hồ Thiền quang mà mãi sau này tôi mới biết, nó là phố đèn đỏ của thành phố như Phố Trần Duy Hưng hiện nay. Nhưng đại để là khi trai gái hẹn hò nhau ra đó là để nói chuyện „yêu đương“, và khi tôi đã dám rủ em Tr. ra đó là để trò chuyện đây. 

Thế nhưng vừa ngồi xuống ghế đá, sau dăm câu thì cô em đã ngửa người ra sau…chờ tôi ôm hôn. Tôi cũng không hiểu sao nữa, có thể là nghĩ là con gái dễ thế ư, với cô bé phải gọi là xinh đẹp như thế này. Cái gọi là „cưa đổ“ sao với mình lại là dễ thế ư, nhất là với tôi kẻ đã xem đủ thứ truyện tiếng Việt lẫn tiếng Đức rồi, chưa nói xem những cuốn sách xin tạm gọi là tâm lý, hay khoa học tình dục cũng được. Cũng phải nói rằng nếu lúc đó tôi hôn em thì đó cũng sẽ là nụ hôn đầu đời của tôi đấy, một thằng con trai 20 tuổi, chắc chắn bạn đọc ngày nay sẽ cười tôi đấy, cũng hệt như chuyện sau  này, khi chiến tranh ác liệt, cả nhà đi sơ tán hết, tôi đã mời được một cô bé về nhà và tối ấy cô ta đã nằm ra giường, nhưng tôi lại đủ tỉnh táo để bảo cô đứng dậy đi, một phản ứng mà các bạn trẻ ngày hôm nay chắc chắn sẽ không làm. 

Thế là lúc ấy tôi phản ứng ngay là bảo em Tr. đứng lên để về nhà, bởi lẽ tôi hoàn toàn mất hứng!

Sau đó thì tôi biệt tăm luôn!

Cũng may là vì thế mà tôi tập trung được vào việc học, và đối với tôi và nhiều bạn cũng thế, khó nhất là năm thứ nhất vì đó là chuyển sang tự học và ai vượt qua được là qua. Thế nên lại phải nói là kết quả học tập của tôi ở năm thứ nhất là rất tốt, điều mà tôi chẳng dám nói ở năm thứ hai và ba khi lên sơ tán trên Đại từ, Thái Nguyên, nhưng thôi để kể lần sau.

Nhưng cứ xin nói trước vì nó liên quan tới bài này. Hè hết năm thứ hai, trước khi lên Sơn Tây học quân sự một tháng, chúng tôi được nghỉ một tháng ở Hà Nội. Rỗi rãi, tôi ghé nhà em thì mọi người cười mũi tôi: „Người ta đi lấy chồng rồi mới quay lại“. Tôi hú vía. May ơi là may.

Sau này nói chuyện với Nhung tôi mới hiểu ra. Có lẽ đó là giọt nước làm tràn ly mà thôi. 

Bởi lẽ rõ ràng tình yêu cần nhiều hơn hình thức bên ngoài. Cái để kết dính đôi trai gái trước tiên là hình thức bên ngoài đã đành, nhưng rồi sau đó các buổi tiếp xúc, nói chuyện, trao đổi, rồi môi trường gia đình, bạn bè. Để hiểu được nhau thì quá phức tạp, mà có hiểu thì mới gắn nhau được. Tôi đã được linh tính mách bảo, Tr. không hợp với tôi.

Còn Nhung thì bảo tôi, Tr. nó không sâu sắc đâu, hời hợt lắm. Mới vào được trường ĐHBKHN đã gắn kết ngay với một ông thầy già ở đó, để rồi lấy ông ấy, và sinh con.

Tôi phải quay lại câu vẫn thường nói: „Các nhà vật lý khi về già đều mê tín cả. Thôi tôi đành tin vào số phận vậy“.                                  

Bài cũng đã dài, xin hẹn lần sau kể tiếp.

Các hình minh họa:

H. 1 Báo Geo về ngôn ngữ   

H. 2 Báo nói về thời Merkel ở Đức 

H. 3 Thời Merkel trên số liệu 

H. 4 Ảnh chụp gia đình tôi đầu năm 1956 ở 77 Phố Phạm Hồng Thái, có mặt ông bà ngoại tôi và thậm chí cả, cụ nội, tức bà mẹ đẻ ra ông ngoại chúng tôi, là người ngồi ghế đầu có hai đứa cháu là hai anh em tôi đứng cạnh, xin lỗi ảnh mờ nhưng vẫn quý.

 

   

 

 

                         


 

 

Tin bài liên quan:

VNTB – Vài nét chấm phá từ cuộc đời tôi (bis 36) 

Baraju T. Ogelefecejo

VNTB – Cải chính những thông tin của Ngụy Hữu Tâm về Lê Đăng Doanh

Phan Thanh Hung

VNTB – Vài nét chấm phá từ cuộc đời tôi (bis 8)

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo