VNTB- Bộ trưởng khoa học Nguyễn Quân giải trình “khoa học xã hội nhân văn nhạy cảm” là thế nào?

Giang Nam


(VNTB) – Hai Đảng hi vọng lập thế “song kiếm hợp bích” hầu chống chọi ý kiến phản biện đang ngày càng mạnh mẽ trên công luận.
Phiên chất vấn bộ trưởng khoa học công nghệ được đại biểu quốc hội tại nghị trường tích cực chất vấn và hẳn là hàng vạn nhà khoa học nước Nam chăm chú theo dõi qua màn ảnh nhỏ.
Về khoa học công nghệ, ông Nguyễn Quân trình bày khá dài, sát từng câu hỏi của đại biểu quốc hội.
Báo Vietnamnet tường thuật rất chi tiết phần giải trình của ‘tư lệnh khoa học” Nguyễn Quân so với các báo khác. (xem: http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/bo-truong-nguyen-quan-co-3-dang-de-tai-xep-ngan-keo-3232704.html). Nhưng về khoa học xã hội, báo này chỉ thuật vẻn vẹn mấy dòng sau:
Việc đại biểu nhận định một số đề tài khoa học xã hội không có tính ứng dụng cao, Bộ trưởng cho rằng để đánh giá những công trình này cũng như địa chỉ sử dụng khó xác định. Nhiều khi nó chỉ là một kiến nghị, đánh giá trong xây dựng cơ chế chính sách nên hội đồng khoa học phải lựa chọn cẩn thận. Các đề tài đã nhận kinh phí nhưng không hoàn thành thì cơ quan chủ trì sẽ không được tham gia các dự án trong 2 năm, cá nhân vi phạm có thể bị loại vĩnh viễn hoặc treo bút từ 3-5 năm. “Các chế tài như vậy theo tôi đã đủ sức răn đe”, Bộ trưởng nói”…
Báo Vietnamnet bỏ sót chi tiết sau đây:

Đến phần “khoa học xã hội- nhân văn”, tôi nhớ rằng ông Nguyễn Quân ngập ngừng nói “đề tài KHXH-NV thì nhạy cảm, nhiều đề tài làm xong bỏ ngăn kéo”. Ông Nguyễn Sinh Hùng ngắt lời, đúng ra là chen lời (hai ông cùng nói đồng thanh vài phút) rằng “bỏ ngăn kéo thế là lãng phí, phải không?”, rồi ông Hùng cười khề khà suồng sã, xuề xòa như là đôi bạn đang nói chuyện vui. Ngay sau khi nói hết câu đó, ông Nguyễn Quân có vẻ cụt hứng, ngồi xuống.
Đáng lẽ chủ tịch quốc hội phải hỏi “nhạy cảm là thế nào?”. Đại biểu cũng chả ai hỏi gì, như là ai cũng biết “nhạy cảm” là gì rồi.
Lâu nay ở Việt Nam, hễ gặp cái gì “nhạy cảm” thì im lặng hoặc lảng tránh.
Nghe sao giống như điều cấm kỵ, vùng cấm thời phong kiến xưa.
   
Rút cục thì “nhạy cảm” là cái chi chi?
Khoa học XH-NV đại để gồm: Giáo dục học, chính trị học, kinh tế học, sử học, triết học, văn học, nghệ thuật học… Nổi bật nhức nhối trong đó là Mác Lê nin học. Chẳng thế mà Trung ương phải bỏ tiền không ít để tổ chức ra “Hội đồng lý luận trung ương”, rồi “Hội đồng lý luận văn học nghệ thuật trung ương”. Chưa hết, lại còn tổ chức giao lưu nóng hai Hội đồng lý luận trung ương Đảng Việt Nam và Đảng Trung Quốc trong tình hình khủng hoảng lý luận sâu sắc hiện nay. Hai Đảng hi vọng lập thế “song kiếm hợp bích” hầu chống chọi ý kiến phản biện đang ngày càng mạnh mẽ trên công luận.

Vậy, đó là “nhạy cảm” chăng?
CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)