Việt Nam Thời Báo

VNTB – Câu chuyện học thức

Diệp Chi

 

(VNTB) – Đất nước có luật pháp hẳn hoi, không phải muốn xúc phạm nghề nghiệp là muốn nói gì nói.

 

Học vấn khác văn hoá. Văn hoá đời thường, văn hoá ứng xử mới quan trọng. Học vấn cao hay thấp cũng kệ, miễn văn hoá coi được.

“Học đại học không phải là con đường duy nhất thành công” hoặc “học đại học là con đường nhanh nhất dẫn đến thành công” là hai lập luận được không ít người viện dẫn khi nói về vấn đề học đại học.

Mình có một người thân, mỗi khi đụng chuyện là lại lôi vấn đề học đại học ra mỉa mai. Học cao quá, học đại học lận mà. Với mình, học hay không học, cũng như nhau à. Có nhiều người không học đại học cũng sống tốt, là người tốt đó thôi. Và dĩ nhiên, cũng có chiều ngược lại. Còn nếu xét về bằng cấp, tấm bằng cử nhân hoặc thạc sỹ tất nhiên là cao hơn cấp 3”, một tân sinh viên chuẩn bị đi học lại sau thời gian dài giãn cách, chia sẻ.

Trong một chương trình trên sóng truyền hình với chủ đề “Học thức có ảnh hưởng gì tới hạnh phúc gia đình không?”, đạo diễn Lê Hoàng, nói theo văn phong từ một tờ báo “đây không phải là lần đầu tiên Lê Hoàng có phát ngôn gây tranh cãi trên sóng truyền hình”, chia sẻ: “Nếu Tuấn nói cô ấy tốt nghiệp đại học thì có thể gia đình Tuấn sẽ không hỏi thêm nữa. Nhưng nếu Tuấn nói cô ấy đang làm nail hoặc buôn bán online thì gia đình sẽ có một chút e ngại vì nghi ngờ cô ta học thức không cao và Tuấn sẽ bị khổ”.

Nhiều ý kiến trái chiều, đa số là phản đối, liên quan đến phát ngôn này, nhất là đối với một người “học cao” làm đạo diễn.

“Tạm cho ý kiến của đạo diễn Lê Hoàng là đúng, thì có thể nói, nó chưa hoàn toàn hợp lý với cuộc sống thực tại. Nếu như dẫn bạn trai/ bạn gái ra mắt, trừ phi gia đình của đối phương đã biết về bạn, như học chung ngành chung trường với con gái/ con trai của bạn, có thể không hỏi thêm. Nhưng nếu không, thường sẽ có thêm một số câu hỏi như con học trường nào vậy, ngành nào, chừng nào tốt nghiệp.

Và nếu như làm nail hay buôn bán, cũng có thể sẽ hỏi thêm, con làm vậy cực không; thu nhập ổn định không, nhất là thời gian qua, dịch giã dẫn đến nhiều hoàn cảnh phải khó khăn trong cuộc sống, trong mưu sinh. Không phải ai cũng vô tâm đến cái mức tốt nghiệp đại học sẽ có thể không hỏi thêm. Càng không có tình người đến mức khi biết buôn bán cực mà không chia sẻ”, anh Minh, một cựu sinh viên trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn TP.HCM phản biện.

Một luật sư ý kiến: “Vấn đề của vị đạo diễn không phải ở việc đưa ra nhận định trong bối cảnh nào, mà chính là nói với tư cách như là cha mẹ, suy đoán nhân danh, tức là ông ta nói với tâm thức và suy nghĩ của mình nhưng với vai trò là một người không phải là mình về việc nếu cho biết cô gái làm nghề A nghề B thì gia đình sẽ thấy thế này hay thế kia… về học vấn. Đấy chính là vấn đề nhận thức của định kiến cá nhân được chuyển hoá vào xã hội với tư cách một người khác”.

“Mình không phải dân điện ảnh hay truyền hình, biết rằng phim ảnh cũng có tính ướt lệ. Nhưng mình nghĩ trừ phim viễn tưởng, phim cũng nên có chút gì đó liên quan đời thực chứ nhỉ. Phát ngôn của đạo diễn Lê Hoàng có vẻ như không đúng với đời thực cho lắm. Ông lại là đạo diễn nữa. Việt Nam nhiều đạo diễn có tài, có tâm lắm, xin đừng làm cho hai chữ đạo diễn bị ảnh hưởng”, một ‘phó thường dân’ ý kiến.

Điều 37 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: “Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ”. Bộ luật Dân sự cũng quy định, khi quyền dân sự của một chủ thể bị xâm phạm thì chủ thể đó có quyền tự bảo vệ theo quy định của Bộ luật này hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền công nhận quyền dân sự của mình; buộc chấm dứt hành vi vi phạm; buộc xin lỗi, cải chính công khai; buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự; buộc bồi thường thiệt hại.

Việt Nam là một đất nước có luật pháp hẳn hoi, chứ không phải muốn xúc phạm nghề nghiệp mà không có căn cứ là được quyền muốn nói gì nói, nhất là đối với cá nhân được nhiều người biết đến.

Tuy nhiên, buồn thay, lại có một thực tế, luật là vậy, nhưng thực thi như thế nào thì lại là một vấn đề khác. Gọi hàng rong ở hè phố Sài Gòn là sống ký sinh, là ký sinh trùng, im im rồi cũng qua. Hết thời gian làm trưởng đài thì mình đi xuống, phải không cựu tổng giám đốc Trần Bình Minh nhỉ…


Tin bài liên quan:

VNTB – Chờ đến bao giờ?

Bùi Ngọc Dân

VNTB – Xin đừng làm người dân thêm lo lắng, hoang mang

Phan Thanh Hung

VNTB – Tục lệ đốt vàng mã ngày Tết của người Việt

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo