Việt Nam Thời Báo

VNTB – Câu hỏi dành cho thế hệ 13

Thanh Tran

 

(VNTB) – Nội dung bài viết này đề cập câu hỏi dành cho thế hệ lãnh đạo 13, trong 5 năm tiếp theo.

 

Đại hội đảng cộng sản đang được tiến hành và sẽ kết thúc vào đầu năm sau. Các quy chuẩn, phép tắc lãnh đạo được ban hành để chọn lọc cán bộ cấp cao, nhưng điều đó có thể làm nên sự tỉnh táo và nhận thức đầy đủ hơn về tình hình hiện tại, trả lời cho câu hỏi: Trung Quốc hay Hoa Kỳ.

Hoa Kỳ có thể là “thế lực thù địch”, thúc đẩy diễn biến hoà bình tại Việt Nam qua nhiều hình thức khác nhau. Nhưng Trung Quốc là gì, là bạn vàng chăng?

Khi Đặng Tiểu Bình mở cửa nền kinh tế dựa vào đầu sỏ tư bản chủ nghĩa lúc bấy giờ là Hoa Kỳ, ông ta đã khiến Trung Quốc bước vào kỷ nguyên tăng trưởng nhanh chóng. Việt Nam nhanh chóng học tập theo và tiến hành đổi mới. Cả hai quốc gia kiên quyết đổi mới kinh tế từng phần trong khi giữ nguyên trạng chính trị và xã hội, tránh rơi vào hiện trạng sụp đổ Liên Xô.

Điều trùng khớp đằng sau tăng trưởng của Việt Nam và Trung Quốc là có bóng dáng của Hoa Kỳ, ví dụ, trong gia nhập tổ chức WTO của cả hai quốc gia, Trung Quốc (2001), Việt Nam (2007).

Rất khó để hình dung Việt Nam và Trung Quốc sẽ đi đâu về đâu nếu như năm 1970 Nixon không mở cửa với Trung Quốc và Bill Clinton không thông báo quyết định bãi bỏ lệnh cấm vận thương mại đối với Việt Nam (2004).

Trong hơn ba niên qua, cả hai quốc gia, hai đảng tăng cường tích luỹ của cải và quyền lực. Điều này hẳn là tốt, cho đến khi Trung Quốc đang ngày càng khiến cho thế giới phương Tây phải đau đớn nhận ra, họ đã nhún nhường một con quái vật tham lam.

Trung Quốc bành trướng ở Biển Đông, xây dựng căn cứ quân sự ở châu Phi, chui lọt vào trong lòng Hoa Kỳ và Tây Âu để hút chất xám công nghiệp, quốc phòng. Và giờ là coronavirus. Trung Quốc tham vọng ngày lớn đối với cạnh tranh công nghiệp, côbg nghệ, thèm muốn thay thế ảnh hưởng an ninh của phương Tây, thiết lập các quy tắc dân chủ chuẩn Made in China. Tất cả “thành tựu” này của Trung Quốc xuất phát từ quan điểm sai lầm của thế giới tự do: khi nền kinh tế tốt lên, Trung Quốc sẽ dân chủ và có trách nhiệm.

Ông Donald Trump lên nắm quyền Tổng thống Hoa Kỳ, điều tốt nhất là ông từng bước rút xương con rồng Trung Hoa, điều mà mãi đến khi đại dịch coronavirus bùng phát và đẩy hàng ngàn sinh mệnh, nền kinh tế vào chỗ chết Tây Âu mới thức tỉnh.

Trong nước, Trung Quốc đối diện với nạn “thiên nga đen” có khả năng đẩy nhanh tiêu vong của chế độ, cụ thể việc làm và tăng trưởng kinh tế trên đà suy giảm sẽ đe doạ sự tại vị của đảng cộng sản Trung Quốc (năm 2019, Trung Quốc tăng trưởng chậm nhất kể từ năm 1990). Trong dự đoán của mình, học giả Bùi Mẫn Hân, tác giả của tác phẩm nổi tiếng “Tư bản thân hữu Trung Quốc” cho thấy, trong hai thập niên nữa, chế độ chính trị Trung Quốc sẽ sụp đổ nếu như không chịu cải cách.

Bên ngoài, Trung Quốc đối diện với làn sóng tẩy chay, cảnh giác và phản ứng cứng rắn từ các nước. Điều quan trọng mà Trung Quốc đối mặt nhất là xu hướng cứng rắn đang lên của chính quyền Tổng thống Trump. Nhưng nếu không phải ông Donald Trump, thì ứng cử viên Tổng thống kỳ tới Binden cũng sẽ cứng rắn hơn với Trung Quốc.

Jake Sullivan, một cố vấn cấp cao của ứng viên Joe Biden, nói trong cuộc trả lời phỏng vấn Reuters.

“Phó tổng thống dự định làm 2 việc: buộc ông Trump phải giải trình vì những thất bại gây hậu quả thảm khốc trong cách ứng xử với Trung Quốc, và khoảng cách khổng lồ giữa nói cứng mà làm mềm”, ông Sullivan nói.

COVID-19 khiến ứng cử viên hai đảng tựa vào và dùng súng với chính quyền Tập Cận Bình.

Việt Nam đi đâu và về đâu

Việt Nam vẫn theo đuổi hệ giá trị từ Trung Quốc, đó là điều không thể phủ nhận. Chiều dài lịch sử qua các triều đại đến khi chế độ phong kiến bị xoá bỏ vẫn theo kiểu mẫu “Trung trước – Việt sau”, trong thời kỳ hiện đại có thể thấy qua Đổi mới kinh tế năm 1986 cho đến cuộc chiến đốt lò năm 2016.

Đối chiếu Trung Quốc về vận hành thử nghiệm kinh tế và các thay đổi trong chính sách và chủ trương chính trị luôn chậm nhiều nhịp, nghĩa là bất cứ sự thay đổi theo hướng đi lên nào của Trung Quốc thì sớm nhất phải sau ít nhất 1/2 kỳ đại hội Việt Nam mới học tập theo.

Thởi cơ hiện có của Việt Nam chính là khi chính giới Hoa Kỳ coi Trung Quốc như mối đe doạ cần phải xử lý. Cũng như Hoa Kỳ đang đẩy mạnh tự do di chuyển hàng hải trong khu vực Biển Đông, trước các hành vi áp đặt chủ quyền ngày càng táo bạo của Bắc Kinh.

Việt nam có thể là quốc gia có trách nhiệm trong bảo vệ tự do con người và tự do kinh tế, giữ vững chủ quyền quốc gia, có tiếng nói như một thực thể đáng tin cậy khi các nhà lãnh đạo đi ra từ đại hội 13 biết nên làm gì là tốt nhất cho thịnh cượng quốc gia, hiện diện của chính đảng trong tương lai. Con đường đó không còn là con đường nào khác ngoài thật tâm đổi mới chính trị theo hướng tự do hơn, tôn trọng tối đa nguyên lý tự do thị trường trong vận hành nền kinh tế, chấp nhận đa nguyên trong tiếng nói xã hội.

Trường hợp tiếp tục học tập theo xu hướng tăng cường kiểm soát đảng, bảo vệ quyền lực độc quyền vĩnh viễn của đảng là tất cả, tiến hành cải cách nhằm mục tiêu củng cố sự kiểm soát của đảng đối với nền kinh tế, thay cho quyền lực thị trường, thì Việt Nam sẽ sớm theo dấu chân sai của Trung Quốc: nền kinh tế sẽ không tăng trưởng mạnh mẽ như 1-2 thập niên trước. Trong khi gia tăng tham nhũng, thất nghiệp và bất mãn xã hội.

Quyết định bước ngoặt của lãnh đạo quyết định Việt Nam theo đuôi Trung Quốc hay vượt lên trên Trung Quốc trong 1-2 thập niên phía trước. Đây là thời cơ không thể bị vuột mất.

 

* Góc nhìn du học sinh Việt Nam tại Hoa Kỳ, ngành khoa học chính trị.
* Quan điểm thể hiện riêng của tác giả

 

Tin bài liên quan:

VNTB – Bàn tay hữu hình của nhà nước dưới thời Biden (chương 3)

Phan Thanh Hung

VNTB – Chính sách đối ngoại của Việt Nam sau Đại hội 13: Trung Quốc, Hoa Kỳ và Biển Đông

Phan Thanh Hung

VNTB – Bắc Kinh có kế hoạch cho khu vực nhận dạng phòng không trên Biển Đông

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo