Việt Nam Thời Báo

VNTB – Chấm phá đời tôi (03) 

 

Ngụy Hữu Tâm

 

Kỷ niệm của tôi ở tư cách là Moritzburger và những vấn đề liên quan.

 

Tôi viết bài này vào những ngày giữa tháng tám. Hôm nay ở Hà Nội trời mưa ghê gớm vì ảnh hưởng cơn bão số 2 ngoài khơi Vịnh Bắc bộ đã đổ vào đất liền, hoàn lưu của nó gây ra, cho nên nằm khểnh ở nhà viết hồi ký. 

Lại nói chuyện cô con gái từ Praha về hè cùng 2 cậu con trai. May quá sau 3 năm vướng covid bây giờ về lại Hà Nội để ông tướng khỏi quên tiếng Việt, may quá chúng cũng chăm nói nên khá lên trông thấy, nghe nói thoải mái, chắc chắn cũng do gen của cả bên nội lẫn bên ngoại. Đi chơi, đi học cầu lông, học ghita. Cũng có đi chơi xa, Hòa Bình, Đà Lạt, Cam Ranh, người ở châu Âu về có khác. Nhưng tuần tới đã lại lên đường trở về Praha, mẹ với công việc, 2 con đi học.

Nhưng tuần sau đó thì lại có cậu em NHC từ Munich cùng gia đình về. Nhưng cậu em tôi vất vả hơn nhiều, sau 8 năm mới về, mà giữa chừng mắc u ác tôi đã có nói, may là nay đã khỏi. Vừa về hưu, không biết được bao nhiêu nhưng chắc không nhiều vì đóng góp cho quỹ bảo hiểm Đức là bao, lại cô vợ khi đi làm khi không?

Con gái tôi dĩ nhiên đưa 2 con đi thăm bà nội ngay, ở trại dưỡng lão Nhân Ái, tốt nhất Hà Nội. Bà thua tôi 4 tuổi nhưng bị Alzheimer chục năm nay, bây giờ ở giai đoạn cuối không còn nhận ra ai nữa. Sắp tới không ăn uống bình thường được nữa, phải đặt xông dạ dày. GL nói với tôi, ở nước ngoài đã có hội đồng tư vấn bác sĩ để khuyên gia đình ứng xử thế nào những trường hợp thế này. Trời Tây hay thế, nhiều nước đã cho phép quyền được chết, châu Á chắc còn lâu, chưa nói văn hóa khác nhau nhiều, lại còn đạo đức nữa.

Cá nhân tôi, biết mình chẳng làm gì được, chỉ tuyên bố, khi chết sẽ không để lại hộp tro mà rải đi như Einstein và…ước nguyện Bác Hồ. Nói vậy thôi chứ vợ con nào ai đồng ý đâu, ở Việt Nam chưa có tiền lệ.

Về vấn đề này, ở dưới xin trích mươi trang đầu cuốn sách tôi sắp ra, hy vọng cũng sẽ có bạn đọc quan tâm.                  

Bài trước tôi có kể rằng, tôi đã dần hồi phục. Ơn Chúa! Cái gì phải đến sẽ đến.

Báo Đức, xin giới thiệu như sau.  

Tờ GEO số 7 có một bài hay nói về dinh dưỡng: Mein Weg zum guten Bauchgefühl- Con đường của tôi dẫn đến cảm giác bụng hay, vi trùng ruột ảnh hưởng đến cơ thể và tinh thần như thế nào, một thí nghiệm trên chính bản thân mình. Bài rất hợp với tôi sau xạ trị, cơ thể thay đổi đến mức bà vợ phải thốt lên: „Người anh bóc mùi lạ quá!“ – ghê sợ chưa? Còn các nhà khoa học chứng minh có một mối liên hệ trực tiếp giữa đầu và nội tạng ảnh hưởng đến trạng thái thoải mái của chúng ta. Có thể thay đổi một cách bền vững thực vật ở ruột nếu chúng ta ăn đúng cách. Cũng đã nói nhiều rồi, bớt mỡ và thịt, nhiều rau, quả hơn.

Cũng có 2 bài liên quan tới chiến tranh Ucraina: Hồi kết cho châu Âu, chuyến đi theo tuyến đường mới dọc Bức màn sắt mới. Đó là thành phố Tiraspol ở Moldavie và Riga của Latvia. Vẫn còn đó dấu vết thế chiến hai, nhưng nay thay cho Hitler khi xưa đã là Putin, Sa hoàng thời nay. 

Lại thêm cả số đặc biệt: Schaut auf dieses Land! Ursprung und Identität der Ukraine-Hãy nhìn vào nước này, nguồn gốc và bản sắc của Ucraina. Quá hay, cả lịch sử lẫn hiện tại của một đất nước, không hề thua kém gì Việt Nam ta mà thậm chí còn hay hơn nhiều, tiếc quá, trên Trái Đất này sao có nhiều bi kịch thế?             

Tờ Spiegel số 25 từ ngày 18.06. cũng có nhiều bài liên quan tới Ucraina vì vào dịp Thủ tướng Olaf Scholz lần đầu tiên đến thăm Kiev, thủ đô Ucraina, hơi cũ nhưng cũ người mới ta mà. Người dân Đức bây giờ mới hiểu ra, chính phủ của họ từ quá lâu đã bị các hãng lớn dẫn dắt sa đà vào việc kiếm tiền ở Nga và Trung Quốc mà quên những lợi ích cốt lõi của quốc gia. Biết được thì hơi muộn, nhưng dẫu sao vẫn hơn không, và chính phủ đang cố gắng sửa sai. Nhưng Scholz cùng đảng SPD với nguyên Thủ tướng Gerhard Schröder, bạn thân của Putin. Liệu Scholz có dám khai trừ Gerhard Schröder ra khỏi đảng SPD như mong muốn của nhiều người hay không. Cũng khá rắc rối vì Schröder rất ngoan cố, lắm mưu mẹo và lại là TS luật nên y chơi được đủ trò. Ucraina đòi hỏi nhiều trợ giúp hơn từ Đức và khối NATO, nhưng vấn đề là châu Âu có đoàn kết để chống Nga hay hưởng hòa bình quá lâu mà quên mất mối đe dọa từ một nước lớn có truyền thống độc tài ngay bên cạnh và có lịch sử rất tăm tối, tàn ác?

Tờ báo mạng boxitvn có bài khá hay

Chuyện vui : NÊN HỌC TẬP VÀ LÀM THEO CÁI… MẸO! 

1/ Tôi mắt kém, lớ xớ vào mạng thấy cái hình chụp lời ông Nguyễn Đình Bin, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao (hình chụp). À, thế ra vẫn còn mấy người CS biết nói một phần sự thật, nên tôi cũng viết thêm mấy lời bình như sau:

Lúc đầu thì bao nhiêu trí thức, văn nghệ sĩ do DUY CẢM nên bị mục tiêu tốt đẹp đánh lừa. Nhưng qua hơn một thế kỷ chứng nghiệm thì nay mọi điều đã rõ, con đường CS là con đường ảo tưởng, phi khoa học và phản nhân văn, làm khổ nhân dân nhưng làm sướng một bộ phận cầm quyền như một bọn vua tập thể. Vì thế hiện nay chỉ 3 loại người: kẻ cầm quyền và bọn cơ hội cùng với số ngu trung bị nhồi sọ là tìm mọi cách để duy trì con đường phản dân hại nước ấy (chính người CS lão thành Nguyên Ngọc đã công nhận như vậy). Thế giới đã rõ như ban ngày, còn gì lơ mơ nữa đâu mà phải thảo luận?”. https://www.facebook.com/photo/?fbid=591347725712505&set=gm.3299849127005163

Lại nhớ khi ĐCSVN muốn đánh lừa thế giới thì tuyên bố giải tán ĐCS, chỉ lập các “nhóm nghiên cứu chủ nghĩa Mác” như rất hiền lành và chỉ ham học thôi.

* Thế là tôi bừng tỉnh: (Tôi ngồi trong phòng tối mà như đang nói trước ba quân): Đây là cái cần thiết của chúng ta! Hãy học theo cách làm của ĐCS ngày trước để ra khỏi cái đường hầm không lối thoát hiện nay! Hì…hì… 

HÃY LẬP CÁC NHÓM KIỂU “NGHIÊN CỨU CHỦ NGHĨA MÁC” như của ĐCS NGÀY TRƯỚC! 

Tôi vẫn nói với bạn bè: Cả đời tôi chỉ phục ĐCS, Đ là bậc thánh của thế giới MƯU LANH (cấm nói lái chữ MƯU LANH này đấy nhá! Hì…hì…). Viết xong mấy dòng ba trợn mà cũng vui vui, thấy nhẹ cả người. 

(Nhưng rồi lại chẳng dám quên… cái vỏ quýt dày, vừa phục vừa giận cái ông… Tạo hóa!)….

Trở lại với hồi ký, bài trước có nói về ông thày tôi. Còn phải kể chuyện ông sang Việt Nam 12 năm sau, xin để lại cho hợp với thứ tự thời gian. Nói qua về viện ZOS đã, dù khi mở đầu tôi cũng đã kể qua, xin đừng nói: „Biết rồi khổ lắm nói mãi“ nhé. ZOS là viết tắt từ Zentralinstitut für Optik und Spektroskopie-Viện Quang học và Quang phổ Trung ương. Đây là một viện lớn trong các viện vật lý thuộc Viện Hàn lâm khoa học CHDC Đức Akademie der Wissenschaften der DDR viết tắt là AdW. Nó nằm trong khu tổ hợp nghiên cứu lớn  Đức ở Adlershof trên con đường ra sân bay Schönefeld, là sân bay Quốc tế của CHDC Đức, đến khi thống nhất Đức dùng 2 sân bay ở Tây Berlin dĩ nhiên bị mấy vai trò trung tâm nhưng sau này tòa thị chính thành phố nhận ra rằng 2 sân bay kia thứ nhất là ở ngay trung tâm thành phố mất nhiều diện tích, thứ 2 và cũng là nguyên nhân chính, không phát triển được nên quyết định lấy trở lại sân bay Schönefeld làm sân bay Quốc tế của CHLB Đức. Nhưng việc sửa chữa và mở rộng nó kéo dài nhiều năm, tốn kém không biết bao nhiêu tiền của, bị kêu la rầm trời chẳng kém gì Việt Nam chúng ta, gần đây mới xong.

Cũng phải nói, khu tổ hợp nghiên cứu nằm ở địa điểm cũng vốn là sân bay cũ, chúng tôi còn thấy một số khung sắt còn lại. Nhưng cũng còn phải kể lại nữa là, vùng này nằm ngay sát Tây Berlin, chúng tôi luôn thấy các tòa chung cư bên Tây, ngay trông từ ngoài đã có nét kiến trúc hoàn toàn khác với Đông, rất đơn điệu nên chán ngắt, còn bên trong, về nhà tôi xem tivi Tây Đức là chính nên xin miễn nói thêm. Và dĩ nhiên vì là vùng sát biên, luôn nhìn thấy tường ngăn với dây thép gai chằng chịt, nên ở ngay cạnh khu đất của Viện hàn lâm còn có một doanh trại công an biên giới-Grenzpolizei, mà ở Việt Nam ta lại thuộc Bộ Quốc phòng. Thế nên chúng tôi cũng thường thấy các anh lính công an này, tất nhiên cũng hiền hoà thôi, nhưng lại mang cái tên gớm ghiếc Djerzinski-Regiment-Trung đoàn Djerzinski, mang tên một tướng KGB khét tiếng gian ác thời đầu của nền độc tài stalinist.

Còn các tòa nhà của Viện hàn lâm, xây từ đầu thế kỷ nên xây rất nặng nề, u tối, ZOS và viện bên cạnh là Zentralinstitut für Physikalische Chemie-Viện Hóa Lý, viết tắt là ZIPC, nơi anh CDA làm thực tập sinh cao cấp và bà TS. vật lý Merkel cùng chồng là GS. hóa Sauer đã từng làm việc, tôi vốn nhắc ngay từ những bài đầu. Trong khu này còn viện vật lý nữa là  Zentralinstitut für Elektronenphysik-Viện vật lý điện tử , viết tắt là ZIE và Zentralinstitut für Anorganische Chemie- Viện Hóa Vô cơ viết tắt là ZIAC. Viện này nằm ngoài cùng ngay sát đài truyền hình trung ương CHDC Đức. Nói Hóa Vô cơ thì phải nói Hóa Hữu cơ, đó là Zentralinstitut für Organische Chemie- Viện Hóa Hữu cơ viết tắt là ZIOC, và Hóa cao phân tử Zentralinstitut für Polymerchemie ZIPC Teltow nhưng viện này nằm ngoài Teltow trên con đường đi Potsdam, nơi có chị BTA và LVKB cùng Moritzburger như tôi, vợ anh TKT, sau này ở phòng tôi, và anh NTK làm việc, chúng tôi hay ghé thăm mà ở bài đầu tôi đã kể  khá kỹ rồi. Ngôi nhà chính, trụ sở VHL cũng vậy, cũng to đùng nhưng hết sức u ám. Lại có tầng hầm nơi ăn trưa của cán bộ công nhân viên toàn VHL, từ 11h đến 14h nên hết sức thoải mái. Ở Paris, thời tôi làm ở Orsay cũng thế, ăn ngon mà giá rẻ, nay VHLKH&CNVN cũng muốn học mà chẳng được, đâu đơn giản thế. Nhưng trước hết là công trình khoa học đã, nhưng tôi lạc đề mất rồi.

Cũng còn phải tưởng tượng, bên này đường là cụm tất cả các viện đó, còn phía bên kia nhìn sang Tây Berlin, trước là đất trống, rồi sau xây doanh trại công an, và phía VHL có 2 cụm công trình gồm những tòa nhà 4–5 tầng vừa mới xây nên nhận ra ngay, là Zentrum für Wissenschaftlichen Gerätebau-Trung tâm  Chế tạo thiết bị khoa học, viết tắt là ZWG, mà anh NVH. đã cử rất nhiều anh em ta sang học và cũng đã làm được một số thứ khá hay, nhưng đến khi mở cửa những năm đầu 90 thì tan hoang, chuyển sang lắp ráp Honda, cũng chẳng cần nhắc lại nữa. Còn nửa số tòa nhà mới xây sau là thuộc viện ZOS chúng tôi. Tại sao thế? Đơn giản là vì viện gồm bộ phận gần ngang bằng nhau, phía hơn là phía bên này, mới và hiện đại, còn phía kia là phía cũ, bảo thủ. Dĩ nhiên viện trưởng ZOS, GS Klaus Junge cùng những người tân tiến ở đây cùng với nhóm lãnh đạo chính và cả bộ phận hành chính của viện cũng nằm ở đây. Tôi tò mò ZOS thành lập khi nào, tra Wikipedia chữ đó không viết tắt có rất nhiều vấn đề liên quan, thế nhưng không ra, nhưng nghĩ lại, tra Junge ra ngay:

Klaus Junge (* 9. Juni 1926) ist ein deutscher Physiker. Er war der Direktor des Zentralinstituts für Optik und Spektroskopie (ZOS) der Akademie der Wissenschaften der DDR.

Werdegang

Junge wurde 1963 an der Humboldt-Universität zu Berlin promoviert. Er leitete ab 1965 das II. Physikalisch-Technische Institut (PTI), das u. a. an Laserentfernungsmessern für militärische Zwecke arbeitete. 1970 wurde er Leiter des neuen Zentralinstituts für Optik und Spektroskopie (ZOS) in Berlin, das zur Akademie der Wissenschaften der DDR gehörte. 1978 erhielt er den Nationalpreis der DDR II. Klasse und 1987 den Titel Hervorragender Wissenschaftler des Volkes. Nach der Emeritierung wurde Jung 1993 Mitglied der Leibniz-Sozietät. Er lebt in Königs Wusterhausen.

Xin phép không làm mất thời gian bạn đọc chỉ dịch câu có mối liên quan: 1970 ông trở nên viện trưởng Viện Quang học và Quang phổ Trung ương (ZOS) mới (vừa được thành lập) ở Berlin,  mà nó thuộc Viện Hàn lâm khoa học CHDC Đức.   

 Vậy là rất rõ ràng, viện này được thành lập đến 10 năm sau khi có chiếc laser đầu tiên.   Nhưng xem lý lịch này thấy ông chỉ hơn tôi 18 tuổi, càng rõ là 2 phía ZOS khác nhau khá nhiều.  Thế nhưng tôi chơi với anh NHK hơn tôi cũng 17 tuổi, mà tôi sẽ nhắ ở những bài sau, rất bình đẳng, không câu nệ khoảng cách tuổi tác, nhưng đấy là sau khi tôi có bằng TS. Nói vậy chứ cái bằng nhiều lúc cũng quan trọng ra trò, miễn là không phải bằng ‚mua’ như ở Việt Nam hiện nay. 

Nhưng đúng như tôi đã mường tượng về mặt lịch sử viện này, dù trước đó tôi chưa bao giờ quan tâm để tìm hiểu. Đấy là sự mở rộng một viện, hay trung tâm nghiên cứu có tầm cỡ ngang viện thì cũng vậy, vốn có từ trước. Đấy là phần cũ bên tôi. Phần mới bên kia, tôi được bạn bè Đức kể thế, vốn là một nhóm nghiên cứu bán dẫn bên công an hay quân đội gì đó, chỉ biết là cơ sở mật, nên ông Junge được phong GS sớm để lãnh đạo luôn cả 2 bộ phận vốn riêng rẽ này. Tôi cũng cảm nhận được điều đó khi làm việc ở ZOS gần 4 năm. Hiếm thấy, tuy đồng nghiệp cùng viện, tình bạn bè giữa 2 bên. 

Thế cho cho nên, ở bên ấy, ngoài GS. viện trưởng K. Junge (bên ấy cũng chỉ có ông này là giáo sư) và TS. P. Nickles, tôi sẽ không nhắc đến ai nữa cả. Nếu có thì chỉ xin được nêu tên TS. Radloff là người đứng ngay sau ông Junge về mặt khoa học, tuy không là viện phó, vì ZOS chỉ có một viện phó là GS. Hertz (mà tôi xin kể ngay ở dưới) ở phía bên tôi, nhưng đã cùng ông Junge ra một cuốn sách mang tính giáo trình là cuốn „Laserphysik-Vật lý laser“ mà ngay khi sang Berlin tôi đã phải tìm mua ngay. TS. Radloff có tham gia giảng dạy bên trường HUB nên khi tôi bảo vệ TS ở khoa Vật lý trường này, ông có là một thày phản biện, và nêu cho tôi một câu hỏi hóc búa quá tôi không trả lời được, làm thày König ngay sau đó trách tôi: „Không biết thì nói ngay là không biết, việc gì phải ngắc ngứ thế!“ Âu cũng là bài học để đời, sau này còn phải có những cuộc thi và lại còn phải đứng trên bục giảng nữa kia mà! Và cũng phải nêu TS. Fischer nữa, ông này là TS khoa học, làm rất nặng về mặt lý thuyết, nhất là lý thuyết quang phi tuyến nên anh TBC sau này bảo vệ TS khoa học ở ZOS, chắc chắn qua ông này vì hồi đó tôi đã thấy anh C. khá thân với ông. 

Còn bên tôi rõ ràng là có truyền thống khoa học hơn. Chỉ riêng kiến trúc bên ngoài thì cũng đã thấy, như tôi vừa nói. Về mặt thiết bị cũng thế, bên tôi máy móc thiết bị không những cũ mà cổ nữa, chỉ có 1990 sau khi thống nhất nước Đức, thay đổi hoàn toàn thì tôi không nói, để sau, vì năm 2001 tôi đã có dịp trở lại. Về mặt con người, dĩ nhiên càng thế vì nó là cơ sở cũ và làm quang phổ là chính, cho dù bây giờ đã là quang phổ laser rồi. 

Bên này của ZOS thì ngoài GS. viện phó Hertz, trước tiên phải kể đến 2 giáo sư thuộc bậc tiền bối là GS Ritschl và GS Lau, dù khi tôi đến ZOS thì hai vị này đều về hưu cả rồi và hầu như không hề thấy ở viện. Cụ Ritschl còn trên tuổi cha tôi, và cũng có tham gia giảng dạy ở trường HUB cho nên có quen cha tôi, nên 1975 khi cha tôi qua Berlin chữa bệnh cả tháng, hai vị cũng có dịp gặp nhau. GS Lau thì tôi cũng không được vinh hạnh biết, chỉ được biết TS Lau, là con trai ông, mà tôi vừa nhắc ở trên. Cụ này thì ở đây ai cũng kính nể vì là người phụ trách khoa học của tất cả khu vực này sau chiến tranh, nên qua đó mà cả ông con, là thày hướng dẫn luận án anh CĐT và ông này cũng đã ghé thăm VVL ở Hà Nội mà tôi được tiếp, xin kể sau, bởi vì lúc ấy tôi đã là trưởng phòng quang học nên có nhiều điều kiện giao tiếp và làm việc.

Cũng như ở bài trên khi nói về cuộc xạ trị tại Viện Quân Y 108  tôi quên kể khi tới đó, dù là 2 tòa nhà 23 tầng mới xây gắn liền nhau, nhưng khi phải đi bộ qua khuôn viên rộng lớn đó với biết bao tòa nhà cũ, làm sao tôi quên được những kỷ niệm đã làm việc nhiều năm ở đây với GS viện phó NH Phan khi chúng tôi muốn ứng dụng laser vào y học ở Việt Nam, cùng BS Tâm, có chồng làm ở VKHVN, biết kỹ anh H. vì đã từng học vật lý ở đại học Lomonossov, Moscow, từ sớm, mà chúng tôi rất quen biết, mà tôi sẽ kể sau. Dĩ nhiên ở lứa tuổi thày König hay TS. Lau thì ở bên này còn nhiều người nữa, nhưng nếu kể ra thì không biết sẽ kéo cuốn hồi ký này tới đâu. Chỉ xin nói gọn là ZOS phía bên này có 3 phòng nghiên cứu khoa học khá gắn với công việc của tôi là Phòng Quang phổ laser do thày König làm trưởng phòng, Phòng Quang phổ hấp thụ do TS. Falk làm trưởng phòng, ông này cũng có sang thăm VVL mà tôi có tiếp, sẽ kể sau, và Phòng Quang phổ Raman, do TS. Lau làm trưởng phòng. Ba phòng và cũng là cốt lõi của sự tiếp xúc và trao đổi ánh sáng với vật chất: hoặc hấp thụ, hoặc tán xạ, hoặc phát xạ lại (khi đủ điều kiện mà ai đã học vật lý phải biết là điều kiện gì) thì đó là ánh sáng laser.

Viện phó Hertz thì đáng nể quá. Ba thế hệ các nhà vật lý mà 2 thế hệ đầu quá ư nổi tiếng với Heinrich Hertz là người nghiên cứu kỹ về sóng vô tuyến và một trong những người chứng minh được tính chất sóng của ánh sáng, và cả đơn vị cho một đại lượng rất quan trọng trong vật lý là tần số cũng mang tên ông. Con ông là Gustav Hertz cũng có giải Nobel vật lý. Còn GS. viện phó Hertz thì vì gia đình Do Thái bị Hitler xua đuổi nên sang Liên Xô từ khi còn trẻ nên sau Thế chiến Hai về lại Berlin rất được trọng vọng. Thế nên ông hoạt động khoa học rất ghê, nhón laser nitơ và sau này là laser Excimer của ông rất mạnh và chúng tôi được hưởng lợi nhiều từ nhóm của ông ở tư cách là nhóm làm nguồn bơm cho laser màu của chúng tôi, rất cần nó mạnh và trước hết là độ ổn định.

Phòng Quang phổ laser thì ngoài thày tôi còn có các cán bộ nghiên cứu sau: TS. Dieter Leupold, TS. Stefan Mory, TS. Bernd Voigt, TS. Mathias Scholz và TS. Arkadi Rosenfeld. 

Ông Leupold cùng tuổi ông thày tôi, cũng nhiều kinh nghiệm nghề nghiệp như vậy, lại kín đáo nên trên thực tế là Phó phòng, khi thày tôi vắng mặt ông thì ông này đứng ra giải quyết, nhưng ở Đức phòng khoa học ít người như nhóm nên không có chức vụ này về mặt hành chính. 

Ông Mory hơn tôi 4 tuổi, cũng nhiều kinh nghiệm, tính tình xởi lởi nên mọi người rất quý. Bà vợ dạy sinh học ở trường HUB cũng có nhiều anh em Việt Nam ở đó nên cũng quý chúng tôi, rất hay giúp tôi và chúng tôi cũng nhiều lần đến nhà riêng liên hoan. May quá cậu em ở Munich tìm được trên mạng tin ông mất cách đây 2 năm, tôi trích và chỉ dịch ý quan trọng nhất: TS. Mory, chuyên gia công nghệ laser và cũng là đảng viên SPD, tạo ra dấu ấn cho thông tin và cộng tác khoa học ở Trung tâm Công nghệ Adlershof.   

Zum Tod von Dr. Stephan Mory

Technologiepark Adlershof trauert um einen seiner Netzwerker

Dr. Stephan Mory, Lasertechnikexperte und Mitbegründer der LTB Lasertechnik Berlin GmbH, starb am 13. April 2020 zu Hause.
Dr. Mory, der auch aktives Mitglied der SPD war, prägte die Kommunikation und Kooperation im Adlershofer Technologiepark. 

Ông Voigt và ông Scholz, cùng tuổi tôi nên khá thân thiết, Scholz lúc đó vừa bảo vệ TS, lại dùng laser Ruby để nghiên cứu nên lúc đầu, giúp tôi nhiều. Sau tôi chuyển dùng laser khí để kích laser màu mới ít làm với ông hơn. Voigt thì tôi có kỷ niệm hay là lập gia đình muộn, tôi có dịp dự đám cưới nên biết đám cưới ở Đức thế nào. Hay nhất là có tục ném vỡ bát đĩa „Scherben bringen Glück-mảnh vỡ mang lại may mắn“ mà lần đầu tiên tôi chứng kiến.

Ông Rosenfeld thì tôi đã có nói rồi, sau tôi 5 tuổi nhưng đã có bằng TS, con một đảng viên cộng sản Đức chạy trốn Hitler nên phải lánh nạn tại Moscow sau Thế giới chiến mới trở lại Berlin, mẹ và vợ người Belarus nên nói tiếng Nga giỏi, gia đình được phân căn hộ đẹp tuy cổ ở mạn Pankow, chúng tôi đến thăm nhiều lần. Ông rất thân thiết với tôi và giúp nhiều cho luận án TS của tôi, nhất là phần lý thuyết…                 

Tôi nhớ hôm đầu tiên ở Berlin, sáng sớm ngày 17.04.1974 đẹp trời từ tầng 12 tòa nhà 20 tầng ở Fischerinsel nhìn ra trung tâm thành phố mới đẹp làm sao khi tôi mới ở nhà quê ra, bay trên chiếc máy bay IL 18 cơ động phản lực đẩy cổ điển của Liên Xô, bay chậm, ầm ỹ, tốn dầu nên phải dừng ở nhiều sân bay transit là Calcutta ở Ấn Độ (tôi nhiều lần bay tuyến này, có khi còn là New Dehli, thủ đô nước này, khi là Karachi, thành phố biển lớn nhất của Pakistan, cũng phải nói Pakistan rất thân phương Tây, đại sứ quán Tây Đức ở đây phát ngay cho người Đông Đức nào muốn có hộ chiếu Tây Đức nên nhiều người Đông Đức chạy ra khỏi nước bằng con đường này và cũng vì thế mà ông thày tôi không được sang Việt Nam dù tôi nhiều lần mời, sẽ kể sau, ông Hoàng Văn Hoan trốn sang Trung Quốc ngay sau chiến tranh biên giới 1979 cũng bằng con đường này), cảnh bày tôi có vẽ và đã giới thiệu ở một bài trước.

Anh PVP đưa tôi đến chào thày König thì ông tươi cười đón tôi rồi dân ngay sang khu ZOS mới này đến thủ quỹ để lĩnh lương. Người phương Tây (kể cả Pháp cũng thế) thực tế làm sao. Còn người phương Đông (kể cả Algérie cũng thế) luôn chây ỳ, Algérie còn bắt nhận lương qua ngân hàng mà ở đây luôn khất, có khi hàng tháng, mà Algérie rất tệ là theo luật đạo Hồi, tiền gửi ngân hàng không có lãi, anh chị em chuyên gia chúng tôi luôn chịu thiệt mà biết kêu ai? Còn ở ZOS, sau này ở Pháp cũng vậy, trải nghiệm với các nước phương Tây luôn rất tốt. Tôi liệt cả các nước Đông Âu vào đó, họ cũng là châu Âu kia mà, chia cắt chỉ có 1945-1989, 44 năm quá ngắn so với lịch sử, Nga khác đấy nhé, nhất là qua cuộc chiến tranh Ucraina này thì quá rõ.

Quãng đường ZOS cũ sang ZOS mới khá xa, chắc chắn phải 15 phút, một cây chứ không ít hơn, không như ở Hà Nội. Và tôi, với bạn đọc am hiểu vật lý, cũng tạm gọi ZOS mới là nửa quang phi tuyến của viện để trái với ZOS cũ là phần làm quang phổ (trước kia là quang phổ cổ điển mà cha tôi có công xây dựng nó ở Việt Nam cuối cùng thày NQQ và các thày khác ở tổ quang phổ, khoa Lý ĐHTHHN, còn từ khi có laser 1960 thì đó là quang phổ laser hay quang phi tuyến rồi, những người xây dựng ZOS mà chắc chắn phải sau 1960 đã quá hiểu điều ấy nên gọi ZOS là vì thế). Anh TBC làm với ông thày TS Peter Nickles, tình cờ cùng tuổi với tôi, sau này là GS Philip Brechignac ở Orsay, Paris, thày của anh NĐH cũng thế! Lạ thay! Nickles lại còn là người có gốc ở thị trấn Moritzburg, nên cũng là Moritzburger như tôi nữa kia, nhưng ông ta hãnh tiến nên tôi không thân, dù đang hướng dẫn luận văn cho anh TBC, ông lại còn lấy vợ Nga nữa kia, cô này phải 8 hay 10 năm gì đó, tôi chỉ còn nhớ mang máng, mới có quốc tịch CHDC Đức. Người Đức ghê thật, chẳng phân biệt Đông Tây, phân biệt chủng tộc đến thế thì thôi, mối với Liên Xô, ông anh lớn mà hành xử như vậy đấy nhé. Thế nên là nước đầu tiên không công nhận hộ chiếu màu tím than của Việt Nam thì cũng chẳng lạ!

Thế nên tuy anh C với tôi làm nghiên cứu sinh ở cùng viện nhưng ít khi gặp nhau vì khoảng cách địa lý. 

Tôi xin tạm dừng ở đây và trích ít trang đầu cuốn sách chúng tôi sắp cho in:

 

*****

Ngụy Hữu Tâm

(Chủ biên)

 

CÁC THẾ HỆ CÙNG CHUNG SỐNG THẾ NÀO  ĐÂY

 

Biên tập: Trần Kim Chi và Ngụy Hữu Tâm

Mục lục

Lời nói đầu

Chương một Những năm tháng cuối đời

Chương hai Đổi vai trò

Chương ba   Sự hỗ trợ cuối cùng

Chương bốn   Cùng cha mẹ tới tuổi già

Chương năm Trải nghiệm của bản thân tôi khi bị ung thư ở tuổi 79 và sự chung sống ba thế hệ hiện nay ở Việt Nam

 

Lời nói đầu

 

Năm ngoái, đọc trên tờ Spiegel thấy giới thiệu cuốn sách best seller „Đi cùng cha mẹ ở tuổi già“ tôi nhận thức rằng, cuốn này cũng hợp với Việt Nam ta, bởi vì tuổi thọ nước ta tăng nhanh chẳng kém gì Đức, và ngay ở nước ta, cuộc sống chung ba thế hệ đã trưởng thành cũng đã là phổ biến, với không chỉ ông bà là người già, mà ngay cha mẹ cũng đang chuẩn bị về hưu, tức là không chỉ bố mẹ đang đi làm mà con cái cũng vậy, và con cái cũng đã có gia đình, thậm chí cũng đã có con, là bốn thế hệ sống chung, làm sao để tất cả mọi chuyện hàng ngày đều êm đẹp, nên tôi bảo con gái tôi đang định cư nước ngoài gửi cho tôi cuốn sách. 

Thế là tháng 12 năm 2019 tôi đã có trên tay cuốn đó, tìm nhà xuất bản cả năm chẳng có ai quan tâm, may quá cuối cùng có Nhà xuất bản Y học nơi tôi đã lâu năm cộng tác, đồng ý làm cuốn này.  

Nhận ra rằng, không thể dịch nguyên văn cuốn sách, tôi quyết định biên soạn để chuyển tải ý cho hợp hơn với điều kiện nước ta, và chỉ dịch ở những phần phỏng vấn các chuyên gia hay tham vấn các nhà khoa học.

Vậy là các bạn đã có cuốn sách trên tay để suy ngẫm và coi nó như một kim chỉ nam để hành động sao cho hợp lý nhất.  

Để sao cho cuộc sống giữa ông bà, các con và các cháu hòa hợp nhất, mà ngay cả giữa anh chị em, ai nhận trách nhiệm thì cũng phải nhanh chóng đi đến nhiều quyết định, đã hạn chọn mua mấy căn hộ chung cư hay xây nhà ống cao tầng để ở riêng cho thoải mái? và ông bà già, hay thậm chí cụ, để ở nhà chăm sóc hay gửi đi trại dưỡng lão?

Và câu hỏi đầy nhân văn nhưng cũng triết học và chắc chắn phải pháp lý làm trách nhiệm con cái  với cha mẹ là ở đâu (cha mẹ với con cái là tất nhiên rồi, nhất là khi còn còn chưa trưởng thành), chừng mức nào là nhà nước.

Ở các nước phát triển, kể từ giữa thế kỷ trước, do kinh tế phát triển mà mức sống của người Vì thế sao khi tham khảo các cuốn sách nước ngoài, chúng tôi quyết định biên soạn cuốn này, với hy vọng nó sẽ là một gợi ý tốt cho tất cả các bạn đọc không phân biệt trẻ hay già để giải quyết những sự việc đặt ra cho cuộc chung sống nhiều thế hệ, vốn gây ra nhiều vấn đề khó nói này.dân được nâng cao, dịch vụ y tế cũng hết sức tốt cho nên tuổi thọ được kéo dài ra nhiều, các cụ thọ 80, 90 tuổi là chuyện bình thường. Ở ta sau các cuộc chiến tranh liên miên, kể từ sau khi được mở cửa vào năm 1990 thì cuộc sống cũng dần đi vào quỹ đạo này. Việc nhiều thế hệ cùng sống dưới một mái nhà, hay ít nhất cũng là gần nhau để có thể chăm sóc được, trở nên bình thường. Ngay cho dù bắt đầu có nhiều gia đình chọn giải pháp đưa các cụ vào trại dưỡng lão, thì trách nhiệm của  con cháu chỉ được chia sẻ bớt chứ không phải đã hết và có nhiều vấn đề được đặt ra mong được giải quyết tốt đẹp nhất.

Như vừa nói, vì nước ngoài đi trước chúng ta nhiều về mặt này nên họ đã có nhiều cuốn sách về đề tài này, thế nhưng cũng có nhiều khác biệt nên chúng ta không thể dịch các cuốn sách đó đặng bệ nguyên xi mọi giải pháp của họ vào cho chúng ta được.

 Và một câu hỏi cuối cùng, ở Đức nêu ra khá lâu rồi và vẫn đang còn tranh cãi, ở ta chưa đặt ra nhưng chắc chắn sắp tới phải đặt vì những bệnh nan y như tiểu đường, ung thư càng ngày càng phổ biến, gây một gánh nặng không chỉ cho gia đình mà cả cho xã hội, liệu trợ giúp ra đi có được phép hay không, chừng nào điều đó là không chỉ đúng luật (bao giờ sẽ có luật đó) mà còn đúng với lương tâm, tình cảm.

Chắc chắn những câu hỏi như vậy, khi đang dần trở nên phổ biến, sẽ không chỉ là câu hỏi của từng gia đình riêng lẻ, mà của chung cả xã hội.

Mong cuốn sách này cũng đặt ra những vấn đề mới để mọi người cùng thảo luận.

  

Hà Nội, tháng 12, 2020               

 

Chương một

 

Những năm tháng cuối đời

 

Chúng ta phải nói thẳng vấn đề ra: Chuyên gia tâm lý tư vấn về con cái bàn với cha mẹ già tổ chức cuộc sống sao cho hợp lý.

Làm sao  nói với cha mẹ rằng… Chuyên gia tâm lý giải thích, tốt nhất bàn với cha mẹ về các khả năng chăm sóc cha mẹ già.

Phải làm quen với sự bất lực. Nói thẳng với người thân.

Lão hóa hoàn toàn không phải là dành cho những kẻ nhát. Kinh nghiệm từ Trung Quốc, Đan Mạch và Italia.

„Như riêng tư“.  Lão hóa ở nông thôn phức tạp hơn ở thành thị. 

Băng nhóm trong gia đình. Anh chị em có thể chia nhau việc chăm sóc cha mẹ giá hay trái lại, nhân đó những vết thương từ xưa trong tranh chấp lại tái phát. 

„Bãi chiến trường đầy mìn, luôn phát tiếng nổ“ Làm sao anh chị em tránh cãi nhau về sự phân công công việc.

Đổi vai trò trên đường Trên chuyến đi thăm Hoa Kỳ, người con trai thành người bảo trợ cho người cha đang về già. 

 

Vào giai đoạn cuối của cuộc đời

 

Mẹ yếu đi, cha trở nên khó tính? 

Hiếm khi mà chỉ qua một đêm, cha mẹ trở nên trường hợp cần phải chăm sóc.

Những cuộc thảo luận kịp thời và việc sớm lên kế hoạch sẽ rất hữu ích.

Chúng tôi cho thấy, công việc tiến hành như thế nào.

 

Chúng ta phải nói thẳng ra 

 

Từ mười năm nay, mẹ tôi lo việc chăm sóc ông bà tôi.

Chẳng ai hỏi, liệu mẹ có thích làm việc đó hay không?

Như hầu hết tất cả các gia đình, chúng tôi đã im lặng quá lâu.

                                                                              Hồng Hạnh, một bạn đọc mạng 

 

Chỉ là một câu hỏi tình cờ mà nó đã dẫn tới việc, cuối cùng thì mẹ cũng nói ra. Về những cái mà mẹ đã để trong đầu chẳng nói ra từ nhiều năm nay. Lẽ ra tôi chỉ muốn biết xem, phải chăm sóc cha mẹ già của mình như thế nào. Với 39 tuổi nhận trách nhiệm cha mẹ. Mẹ nói liên tục hai tiếng liền. Luôn lặp lại năm tiếng: „Mẹ chẳng chịu được nữa“.         

Nhưng ông bà tôi sẽ chẳng bao giờ nghe thấy năm tiếng này. người duy nhất nghe thấy nó là tôi, con gái mẹ. Và tôi luôn tự hỏi: Sao mẹ lại hành xử như vậy? Sao mẹ chẳng khi nào nói ra là mẹ không thể chịu đựng được nữa? Và: Tôi sẽ có thể làm thay mẹ được chăng?

Từ mười năm nay, mẹ tôi chăm sóc ông bà ngoại tôi. Từ đó thì mẹ không chỉ là con gái mà còn đồng thời là người lau dọn nhà, lái xe ôm, người đi chợ, nấu nướng, quản lý, tức là nội trợ theo nghĩa rộng, và hầu như tất cả mọi ngày là người duy nhất tiếp chuyện ông bà ngoại tôi trong ngày. 

Tôi và mẹ ngồi ở một quán cà phê ven đường. Mẹ ngồi đây nửa tiếng rồi. Cặp mắt mẹ trông đầy mệt mỏi. Mẹ đi ra khỏi nhà từ 13 tiếng đồng hồ rồi. Như mỗi ngày thứ sáu, sau tám tiếng ở sở, mẹ lại tới nhà ông bà, khuân hòm đồ uống và túi hoa quả từ kho về ngăn bếp rồi xếp ngay ngắn lệ  kệ, mang thùng rác ra hè đường rồi tắm cho bà ngoại.   

Ở Việt Nam thì chưa có thống kê, chứ ở Đức thì, 75% số người không tự chăm sóc mình được, là do con cháu chăm sóc tại nhà. 90% là do phụ nữ: vợ, con gái, con dâu, cháu gái. Phần lớn trong số họ im lặng chịu đựng. Mẹ thuộc số họ. “Mẹ thấy mình có trách nhiệm ấy”, bà bảo.

Thay vì thẳng thắn và thành thật nói về những nhu cầu, vấn đề và mối lo của ông bà ngoại tôi, thì tất cả lại im lặng. „Chúng tôi chưa bao giờ nghiêm túc ngồi lại với nhau, tất cả mọi người bên bàn. Chúng tôi chưa bao giờ hỏi nhau: Ai ở xa và bao xa, và ai có thể đến giúp được, và nếu được thì thế nào?, mẹ kể.

Ông bà ngoại tôi có ba người con. Cô út ở miền nam. Cô chỉ giúp khi mẹ nghỉ phép hay cần giải lao. Ông cậu ở chỉ cách nhà ông bà ngoại tôi vài cây. Thế nhưng nếu ông bà ngoại tôi hay mẹ tôi không yêu cầu giúp thì hiếm khi cậu tự đến.

Và cũng vì đã có mẹ. Mẹ thuộc về số những người hành động ngay mà chẳng cần phải đợi đến lúc có người hỏi. Khi các bà bạn mẹ bảo, họ muốn đi ra khỏi thành phố chơi một chuyến thì mẹ đã đưa ngay lên mạng nhóm mang tên „chơi“, không quên ghi ngày tháng, thời gian khởi hành và địa điểm gặp nhau vào thông tin ấy. Bà không đợi cho đến khi có người phải yêu cầu bà, bà chủ động mời gọi và lo tổ chức. Lẳng lặng.

Mẹ 49 tuổi khi lần đầu tiên mẹ trở thành điều dưỡng viên. Đấy là vào năm 2009. Anh trai tôi đã sống tự lập từ lâu rồi, anh ở Vinh, từ một năm nay thì tôi cũng ra ở riêng tại một căn hộ ngoại thành. „Chính vào lúc mình nghĩ, bây giờ thì mình đã có thể hít thật sâu vào phổi và cuối cùng, cũng nghĩ về chính bản thân mình, thì bố mẹ đẻ mình lại đến“, mẹ bảo.  

Ông ngoại tôi trong khi mổ tim bị mấy cú đột quỵ. Vì vậy thần kinh mắt bị hỏng. Tất cả những thứ mà ông vốn yêu quý, bỗng chốc ngay lập tức trở thành quá khứ: đọc sách, dạo chơ bằng xe máy, mò mẫm ở phòng để xe, làm việc trên máy tính. Nhà khoa học có bằng tiến sỹ hóa học, luôn là ông chủ gia đình và giáo dục con cái độc đoán, phải quay về sống ẩn mình. Ông ngoại vừa 78 tuổi. Hôm nay ông ngoại không thích nói về bước chuyển này trong cuộc đời mình. Chỗ trú ẩn của ông bây giờ là chiếc tivi. Hàng tiếng đồng hồ ông ngồi trên cái ghế bành màu vàng đúng một mét trước màn hình. Ông ngoại nhìn thấy gì và bao nhiêu chỉ mình ông biết. Ông bảo: „Những cái bóng“.

Bà ngoại tròn 81 tuổi khi ông ngoại trở thành trường hợp cần chăm sóc. Đấy là câu hỏi đầu tiên mà mẹ đặt ra, là ông bà ngoại sẽ giải quyết thế nào đây một mình. Câu trả lời của ông bà ngoại là: „Bố mẹ đã liệu tính tất cả rồi“. Thế nhưng ngoài của hồi môn ra thì chưa giải quyết gì cả.

Ông bà ngoại đều sinh ra trước 1945, thế hệ của những cuộc chiến tranh triền miên. Từ nhỏ họ đã quen bom đạn, ăn đói, thiếu thốn nhiều nên phải sáng tạo ra đủ thứ cho nên chẳng quen với việc mình bỗng nhiên bị phụ thuộc vào ai.

Trên một năm thì khi ấy chúng tôi đã tin rằng ông bà ngoại sẽ tự mình vượt qua được, rằng thần kinh thị giác của ông ngoại dần hồi phục trở lại, ngày nào đó ông ngoại lại đi xe máy được cơ. Thế nhưng ông ngoại không vượt qua được trường hợp cần chăm sóc, cho đến hôm nay.

Bà ngoại kiên trì ở lối sống cũ. Bà chưa sẵn sàng thừa nhận rằng ông ngoại đã trở nên một gánh nặng, và cơ thể của mình nay chẳng còn nghe theo những gì mình muốn nữa. Bà ngoại vẫn tự cho mình là bà nội trợ đảm đang nhất. Bà đi chợ, nấu nướng, rửa bát đũa, dọn dẹp trong nhà. Thậm chí còn làm vườn, tự khênh thùng nước khoáng, giải quyết các vấn đề về y tế và với cơ quan bảo hiểm, điền vào tất cả mọi giấy tờ, sáng tối thậm chí còn thay quần áo cho ông ngoại. Cho tới khi ông bị nặng hơn.

Trợ giúp mà con cháu đề nghị thì bà ngoại chỉ miễn cưỡng chấp nhận. Bà ngoại chỉ giữ được như thế một năm, rồi cái gì cũng đến giới hạn của nó. Nhưng không phải bà nói ra điều ấy mà là mẹ. Đến tận hôm nay mẹ vẫn nhớ: „Cơ thể bà ngoại sụt hẳn, bà càng ngày càng gầy đi, càng ngày càng quên nhiều. Không thể tiếp tục mãi thế được nữa“.  

Ông bà ngoại tôi vẫn luôn còn lảng tránh hiện thực. Ông bà không cho để sẵn một cái ghế đẩu trong buồng tắm. Phương pchâm của ông bà là: „Mọi chuyện đâu vào đó ngay ấy mà!“

Ông bà ngoại chỉ có thể mang máng tưởng tượng, gánh nặng càng ngày càng đè lên vai mẹ ra sao. Bà ngoại bảo: „Đáng thương cho cho Lý quá. Mỗi lần cô ấy tốn ít nhất hai tiếng. Ông ngoại lại thấy khác. Ông thấy ở chừng mức nào đó thì việc chăm sóc cha mẹ phần nào cũng là trách nhiệm của con cái. Thế nhưng chăm sóc kết thúc ở đâu và hy sinh bắt đầu ở đâu?

Lời ông ngoại nhắn tôi nghe như muốn đe dọa: „Thế là cháu có thể chuẩn bị tư tưởng đấy“.

Chuẩn bị gì, tôi thấy ngay ở mẹ tôi. Trước đây thì tôi có lẽ đã tự bảo mình, tôi sẽ làm y như thế cho mẹ. Hôm nay tôi chẳng còn chắc chắn nữa. Mẹ cũng không muốn điều ấy: „Mẹ sẽ chẳng bao giờ mong chờ các con nhận mẹ để chăm sóc“. Thế nhưng mẹ có thật sự làm thế không? Có lẽ mẹ thầm mong thế. Không buộc tội mẹ được. 

Liệu có ai thích nói thẳng ra những điểm yếu của mình, công nhận phải cần trợ giúp, không làm một mình được. Mẹ thuộc về thế hệ những người trước hết không muốn một điều: đổ trách nhiệm lên đầu con cái. Và cũng cả, tôi chẳng biết, liệu tôi có thể chịu đựng gánh  nặng như thế nhiều năm được không, liệu cuối cùng thậm chí mối quan hệ của tôi với mẹ có bị sứt  mẻ vì thế hay không, tôi khó tưởng tượng ra điều đó hệt như mẹ tôi, để mặc mẹ ruột của mình tự lo lấy rồi đưa bà vào trại dưỡng lão. Với những người hàng xóm thóc mách sáng sáng lại hỏi tên bà, và nhân viên chăm sóc. Có lẽ tôi cũng sẽ chạm giới hạn của mình, quay lại, hệt như mẹ đã làm từ khi tôi còn nhỏ. 

Tôi đã luôn là đứa con cưng của mẹ. Mỗi khi tôi đến thăm mẹ, mẹ đều ra bến xe chờ để tôi khỏi phải kiếm xe ôm về nhà. Vào dịp sinh nhật, bao giờ mẹ cũng gửi cho tôi sôcôla, từ nhỏ đến giờ. 

Mẹ và tôi gặp nhau ít nhất một lần mỗi tháng, trong năm đi nghỉ cùng nhau một lần. Ít nhất hai lần trong tuần hai mẹ con lại gọi điện cho  nhau, kể nhau nghe mọi chuyện ra sao, có gì mới. Ít nhất một tiếng. Khi đó chúng tôi luôn nhắc tới ông bà . Đôi khi mẹ cũng chịu xả hơi, tuy hiếm.

Mối quan hệ với cha mẹ của mẹ không nồng ấm như đối với tôi. „Chưa bao giờ mẹ ngồi lâu với bà như với con. Và chậm rãi bù khú về mọi thứ như với con. Với ông ngoại càng không“, mẹ bảo. Ngày trước mẹ, một mình nuôi dạy hai đứa con, vẫn làm đủ ngày tám tiếng, lo dọn dẹp nhà cửa, mà vẫn kiếm đủ thời gian để đôi khi đi thăm bạn bè hay hoạt động thể thao. Nhưng bây giờ thì chẳng còn thời gian nữa.

Ba lần trong tuần sau giờ làm mẹ phải đến nhà ông bà ngoại. Mới nghe tưởng ít, chứ sau vài năm thì thấy nhiều lắm. „Vào thứ sau thì mẹ chỉ có thể lết về nhà“, mẹ bảo. Từ trợ giúp đôi lần đã trở thành thường xuyên, một loại nghề phụ không công xá. Thay vì làm đứa con gái ngoan, lắng nghe, chậm rãi, thoải mái và làm như chỉ giúp đỡ phần nào, mẹ đã trở nên một „cỗ máy“, như bà định nghĩa, „đến một lúc nào đó thì người ta chỉ còn hoạt động như một cỗ máy“, mẹ thổ lộ. 

Thứ ba, 4 giờ chiều, ông bà ngoại tôi ngồi trong bếp chờ con gái đến. Ba ngày đã trôi qua từ khi mẹ tới. Cuối tuần thì chỉ có nhân viên chăm sóc và người đưa cơm. Phía sau nước đang réo. Khi mẹ mở cửa vào, ông bà ngoại vẫn ngồi yên.

Một cách thành thạo bà ngoại pha trà rồi rót vào chén cho ông tôi. Một người phụ nữ mà với năm tháng càng ngày càng nhỏ đi, yếu đi. Chiếc áo choàng trắng rộng, cụt tay để lộ thân thể khẳng khiu của bà. Cẳng tay gầy guộc đầy gân như luôn muốn nhắc thân thể ấy đã trải qua 91 năm. Mẹ rót chè cho bà ngoại. Rồi như mỗi thứ ba, mẹ viết ra những thứ phải mua, do bà ngoại đọc. mẹ hỏi tiếp. Kéo dài cả tiếng. Rồi mẹ khuân thùng nước khoáng từ kho ra, quét bếp và chào ông bà ngoại.

Ngày hôm sau mẹ mới đi chợ. Từ mười năm nay, thứ tư là ngày đi chợ của ông bà ngoại tôi. Trước đây thì bà ngoại vẫn đi cùng mẹ. Đến một lúc nào đó thì việc đi chợ cũng trở nên gánh nặng cho bà ngoại. „Bây giờ khi bà ngoại không đi cùng nữa thì mọi việc lại trở nên chóng vánh hơn“, mẹ bảo. 

„Bây giờ Lý nhận trách nhiệm cho món canh và món xào“, bà ngoại bảo. Dẫu miệng bà cười nhưng mắt thoáng buồn, vì tôi biết bà ngán đến thế nào khi phải múc một muỗng canh khác thứ bà vẫn thích là canh cua. Nhưng bây giờ phải tự mình chọn cái vốn đã có thôi.

Khoảng 7 giờ tối mẹ về tới nhà, ăn tối, tưới hoa và luống rau, đọc chút ít rồi đi ngủ. đồng hồ báo thức vặn dậy lúc 5 giờ sáng.

Bên cạnh tất cả các công việc khác thì ở giờ rảnh, mẹ phải ấn định ngày đi khám bệnh cho ông bà ngoại, mần mò trong đống công thức và những tính tóan rối rắm cho bảo hiểm y tế, so sánh các hãng dịch vụ cung cấp thức ăn trưa tại nhà, ký các giấy tờ, biên lai cho ngân hàng. Mẹ và cậu có toàn quyền thay mặt ông bà ngoại.

„Nỗi lo lớn nhất của mẹ là gánh nặng càng ngày càng lớn hơn“.

Cái làm mẹ tuyệt vọng không phải chỉ là mệt mỏi, quá sức và đơn độc. Đấy còn là  tranh cãi triền miên với ông bà ngoại.

Mẹ luôn phải nói hay, nựng, biện luận để thuyết phục. „Chẳng ai có cơ may trước hai cụ tôi“, mẹ bảo.

Một cô gái nhỡ thì từ nông thôn ra để trợ giúp các cụ ở những việc thường nhật và như vậy cũng bớt gánh nặng cho mẹ, bị ông bà ngoại tôi khước từ. Điều đó can thiệp quá sâu vào đời sống riêng tư họ, các cụ nói thế. Sẽ bắt hai cụ thay đổi quá nhiều.

Tất cả mọi thứ trong nhà nhắc lại thời mà hai cụ còn khỏe và tự lập được: cốc vại uống bia và ly rượu vào dịp lễ lạt trong tủ kính, tiểu thuyết và tiểu sử trong tủ sách ông ngoại nay phủ đầy bụi vì mắt ông đã quá yếu, chiếc máy khâu sau giường  bà ngoại để bà vá quần áo cho các cháu, nay cũng gỉ sét. Cửa ra vào cũng tiết lộ chủ nhân già lắm rồi. Ông bà ngoại không ra khỏi cửa được nữa.

„Cái tệ nhất là nhà này đã thành nhà luôn để ngỏ“, bà ngoại bảo. Bây giờ đã có 2 cái chìa khóa bổ sung nữa cho cửa vào nhà: dịch vụ chăm sóc, nhân viên dọn dẹp nhà  thêm cho hai cái của ông bà ngoại.

Thế nhưng mọi việc sẽ không chạy nữa nếu không có sự trợ giúp của những người khác, bây giờ thì hai cụ cũng đã hiểu ra. Nhưng sự tỉnh ngộ này đến với ông bà ngoại tôi chậm, thậm chí quá chậm. Đấy là một quá trình từ từ, như rón rén, hệt như quá trình lão hóa. „Chúng tôi muốn sống tự lập lâu như có thể“, ông ngoại tôi nói thế ngay đến thậm chí cả ngày hôm nay. Thế nhưng điều đó có ý nghĩa gì?

Bà ngoại 91 tuổi, ông ngoại 88. Ngoài ăn sáng, ăn tối, rửa bát đĩa và giặt đồ lót thì hai cụ phải được trợ giúp. Mỗi sáng đúng 9 giờ có một điều dưỡng viên tới, rửa ráy giúp ông ngoại rồi bà ngoại và giúp mặc lại quần áo. Cái đã là bình thường ở ông ngoại thì vẫn còn cần nhiều cố gắng ở bà ngoại mỗi lần. „Tôi còn nhớ, cái đó đến với tôi khó đến thế nào“, bà ngoại kể lại. Lần đầu tiên khi bà phải cởi cả áo lót ra, thì đứng trước bà lại là một người đàn ông. „Từ trước đến bây giờ, chưa bao giờ tôi phải phơi mình trước người lạ, bà ngoại bảo. Cho đến tận ngày hôm nay thì bà ngoại  cũng vẫn không chịu hoàn toàn trần truồng. Có lúc nào đó bà ngoại thú nhận với mẹ là vì ngượng mà  cả năm ấy bà không tắm. Từ đó mẹ tắm cho bà tuần hai lần, thứ hai,ba và thứ sáu, gội đầu rồi sấy tóc.

Đấy là thường nhật. Hết sức vất vả cho mẹ khi một trong hai người ốm. Đầu năm 2014 bà ngoại bị viêm phổi. Mỗi ngày mẹ phải di chuyển giữa nhà mẹ ở, nơi làm việc, nhà ông bà ngoại và nơi tạm rtus cho ông ngoại.

Khi bà ngoại đỡ hơn, mẹ quyết định: ông bà ngoại không thể sống độc lập ở ngôi nhà đó nữa. Mẹ tìm trọ được ở một căn hộ nghiêm chỉnh ở ngay trung tâm, chỉ xa nơi cũ vài cây số. Hai phòng, thang máy, phòng tắn, chuông báo động. Cả các cháu cũng đều hài lòng và khuyên can ông bà ngoại. Chuyển nhà ở tuổi giữa 80. Thế nhưng ông bà ngoại đã không chuyển nhà.

Khi các cụ nhìn thấy hợp đồng thuê nhà, các cụ ngầm viết ở dưới: „Chúng tôi không quan tâm đến vấn đề này nữa“. Ông bà ngoại dán phong bì lại để mẹ mang gửi bưu điện. „Mẹ biết mà, như thế đấy. Mẹ quẳng tất cả đi. Ông bà ngoại thậm chí còn chẳng thèm hỏi gì ý kiến các con nữa là“, mẹ nhớ lại. Nhưng mẹ chẳng đầu hàng. Dĩ nhiên không.

„Nếu không thì ai sẽ chăm sóc?“, khi ấy mẹ hỏi tôi, lúc chúng tôi gọi điện cho nhau. Tôi không có câu trả lời, cũng như câu hỏi, tôi phải phản ứng thế nào đây. Liệu tôi có lạnh nhạt với mẹ khi mẹ chống lại ý tôi để chống lại một vụ chuyển nhà và bắt tôi phải chiều theo ý mẹ? Có lẽ tôi sẽ không bắt mẹ phải bỏ nhà cũ để lại bắt đầu mới ở xa đó vài cây, nơi mẹ chẳng quen ai cả, họ hàng chẳng có mà hàng xóm toàn người lạ. Gia đình chính nghĩa là: đoàn kết với nhau, chịu nhịn nhau, sẵn sàng giúp nhau ngay cả ở những lúc không muốn và trước hết khi ấy. Thường chẳng nói là kos mới cần nhau chứ dễ thì nói làm gì.

Cuộc chuyển nhà tiếp theo, ai cũng biết, sẽ đến „khi chỉ còn sống sót một người“. Bà ngoại bảo vậy. Điều đó có nghĩa là trong những năm sắp tới mẹ cũng phải có mặt ở chỗ bà. Và tranh luận.

Hệt như trước đây năm rưỡi khi bà ngoại bảo: „Tôi chẳng cần nhân viên chăm sóc“.

„Mẹ chạy bở hơi tai mà bà ngoại bảo, bà ngoại chẳng cần nhân viên chăm sóc. Trong khi đó thì bà lại luôn nói rằng bà bị quá sức và không thể tiếp tục được nữa và muốn đi nghỉ dưỡng“, mẹ bảo tôi.

Bà ngoại mang giấu những thư của bảo hiểm y tế đi và bảo chẳng nhận được thư trả lời. Bà ngoại tiến hành cuộc phỏng vấn của bác sĩ kiểm tra sức khỏe mà mẹ không có mặt. Khi kết quả đến thì bà ngoại kiêu hãnh giương ra trước mặt mẹ. Nhận thực là không cần nhân viên chăm sóc. „Tôi đã bảo là tôi chẳng cần nhân viên chăm sóc mà“, bà ngoại bảo. Mẹ không thể hiểu nổi, đến tận ngày hôm nay. „Mẹ thật sự rống lên rồi hỏi bà ngoại, liệu bà đã nghĩ gì và hiểu, qua đấy bà gây ra tai hại thế nào không“.

Bà ngoại không biết điều đó. Đối với mẹ thì tuyên bố từ chối chăm sóc là lại sẽ ít thời gian nghỉ ngơi hơn, ít tiền hơn, ít được trợ giúp hơn – lại phải đệ đơn đi khắp nơi, chờ đợi và tiếp tục phải đơn độc chăm sóc bố mẹ già. „Ở thời điểm đó mẹ đã nghĩ, lẽ ra mẹ đã phải để mặc thế, để ông bà ngoại tự ra đi đi, mẹ chẳng cần“.

Thế nhưng mẹ đã không thể để mặc thế. Cho đến ngày hôm nay mẹ đã không để mặc ông bà ngoại. Ngay cả khi họ vẫn luôn chưa nói thẳng được với nhau, và mặc kệ, dù ông bà ngoại có cứng cổ đến đâu, dù họ có ứng xử ấu trĩ đến thế nào chăng nữa. Và mặc kệ, dù tôi có thường xuyên đề  nghị thế nào đi nữa, cuối cùng cũng phải nói không, thì mẹ vẫn không làm thế. Do trách nhiệm – và do tình cảm. „Dẫu sao thì đó vẫn là bố mẹ mình cơ mà“, mẹ bảo. Bây giờ thì bà ngoại đã cần tới nhân viên chăm sóc cấp 2. 

Với mẹ thì tạm thời cứ thế tiếp tục. Cả với tôi lẫn ông em tôi thì chúng tôi chưa có kế hoạch cụ thể cho trường hợp sự phụ thuộc đổi chiều. Trước đây thì ông em tôi hay đùa: „Nếu tuổi mẹ cũng như ông bà ngoại thì chúng con đưa mẹ vào trại dưỡng lão, mẹ ạ“. Còn trước đây 2 tháng thì chúng tôi đã quyết định rằng nếu tình hình tồi tệ hơn thì cả ba chúng tôi sẽ cùng tìm một căn hộ tử tế, hợp lứa tuổi để mẹ chuyển nhà.

Nhưng ngay cả như vậy cũng còn câu hỏi là ai giúp mẹ được. Em tôi vẫn ở chỗ cũ còn tôi chuyển về thành phố tuy có gần hơn, nhưng như vậy cũng xa mẹ cả trăm cây. Và điều gì sẽ xảy ra nếu đến lúc nào đó, mẹ cũng rơi vào trường hợp cần chăm sóc? tôi chưa có câu trả lời cho nhiều những câu hỏi đại loại – cả mẹ cũng thế.

Nhưng vào buổi tối mùa hè này khi tôi rót cho mẹ chén chè cuối cùng, thì tôi đã rõ: tôi phải đặt ra những giới hạn, phải học cách nói không. Để mình không bị làm vật hy sinh, „luôn nằm ở mức giới hạn“ như mẹ nói về mình. Để cả về sau này chúng tôi vẫn là mẹ con.

Bởi lẽ cho dù tôi cảm nhận được trách nhiệm đối với mẹ, thì cũng ở chừng mực ấy, tôi có trách nhiệm với cuộc đời của chính mình.

Và nếu như có lúc nào đó tôi phải nói với mẹ rằng: „Con không thể tiếp tục được nữa đâu“, thì tôi cũng sẽ nói thế. Vì điều đó không có nghĩa là tôi sẽ để mặc mẹ một mình. Trái lại điều đó có nghĩa là chúng tôi sẽ thẳng thắn nói với nhau thay vì im lặng. 


 

                                 

                            

 

Tin bài liên quan:

VNTB – Chấm phá đời tôi (04)

Do Van Tien

VNTB – Vài nét chấm phá từ cuộc đời tôi (bis 17) 

Phan Thanh Hung

VNTB – TS Nguỵ Hữu Tâm: vài nét chấm phá từ cuộc đời tôi ( phần 1)

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo