VNTB – Luật an ninh quốc gia Hồng Kông: mới chỉ khởi đầu sự tồi tệ?

VNTB – Luật an ninh quốc gia Hồng Kông: mới chỉ khởi đầu sự tồi tệ?


Khánh An dịch

(VNTB) – Luật an ninh quốc gia  Hồng Kông của Trung Quốc đã chấm dứt kỷ nguyên “một quốc gia, hai chế độ”. Điều này có nghĩa là đó chưa phải là điều tồi tệ nhất, khi những nỗ lực của các nhà lãnh đạo Trung Quốc trong việc kiểm soát toàn diện Hồng Kông đang vấp phải sự kháng cự mạnh mẽ.


Quyết định đàn áp Hồng Kông 
của Trung Quốc thông qua luật an ninh mới đã gây chấn động thế giới. Tuy nhiên, điều này không có gì đáng ngạc nhiên đối với những người đã đọc qua nghị quyết do Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc ban hành vào tháng 11 năm ngoái.

Trong phần về Hồng Kông, Đảng Cộng sản Trung Quốc bày tỏ ý định thực hiện quyền kiểm soát toàn diện đối với thuộc địa cũ của Anh. Thắt chặt luật an ninh quốc gia và thiết lập các cơ chế thực thi mới không xác định chỉ là hai thành phần của một chiến lược lớn hơn và toàn diện hơn.

Bây giờ, Trung Quốc đang thực hiện nghiêm túc chiến lược này, chúng ta nên hy vọng họ sẽ tiếp tục thực hiện các biện pháp bổ sung khác được công bố vào tháng 11 năm ngoái. Ngoài việc qua mặt cơ quan lập pháp Hồng Kông trong việc thông qua Luật An ninh quốc gia mới, Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng dự định thay đổi thủ tục bổ nhiệm người đứng đầu và quan chức chính của Hồng Kông. 

Bắc Kinh cũng sẽ tăng cường khả năng thực thi pháp luật của Hồng Kông và khởi động một chiến dịch làm thấm nhuần “ý thức quốc gia và lòng yêu nước” trong giới công chức và thanh niên Hồng Kông. Mục đích là đưa nền kinh tế Hồng Kông và nền kinh tế đại lục xích lại gần nhau hơn. Có vẻ như luật an ninh đáng sợ vẫn chưa đủ tệ, thời khắc tồi tệ nhất vẫn chưa đến.

Trong bất kỳ trường hợp nào, việc thực thi luật an ninh cũng có thể chấm dứt mô hình quản trị “một quốc gia, hai chế độ” mà vùng lãnh thổ này đã duy trì kể từ khi trở về Trung Quốc năm 1997. Theo Phó Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội Trung Quốc, Điều 4 của dự luật sẽ cho phép “các cơ quan an ninh quốc gia có liên quan của chính quyền trung ương” thành lập các chi nhánh hoạt động thường trực tại Hồng Kông.

Mặc dù chúng ta chưa biết “các cơ quan an ninh quốc gia có liên quan” là gì, nhưng chắc chắn rằng sẽ bao gồm Bộ An ninh Quốc gia, Bộ Công an, và Cảnh sát Vũ trang Nhân dân. Các quan chức Cục Quản lý không gian mạng chịu trách nhiệm về an ninh mạng và kiểm duyệt trực tuyến cũng có thể được gửi đến Hồng Kông.

Tệ hơn nữa là dự luật sẽ cung cấp cho các cơ quan này một nhiệm vụ sâu rộng hơn. Theo Điều 6, mỗi cơ quan có trách nhiệm “ngăn lại, chặn đứng và trừng phạt mọi hoạt động gây chia rẽ quốc gia, lật đổ chính phủ, tổ chức và tham gia khủng bố, tham gia các hoạt động do lực lượng nước ngoài và bên ngoài nhằm can thiệp vào các vấn đề nội bộ của Đặc khu hành chính Hồng Kông.”

Nếu được thực thi nghiêm ngặt, sẽ cho phép nhân viên an ninh Trung Quốc không chỉ giám sát, đe dọa và bắt giữ cư dân Hồng Kông, mà còn giám sát các công dân nước ngoài được coi là đe dọa đến an ninh quốc gia.

Cảnh sát vũ trang nhân dân có thể sẽ được triển khai để đàn áp các cuộc biểu tình và bạo loạn. Mặc dù không rõ các cá nhân bị truy tố vì tham gia vào các hoạt động lật đổ sẽ bị truy tố như thế nào, rất có khả năng họ sẽ bị chuyển đến tòa án Trung Quốc, nơi dễ kết án các tội danh hơn ở tòa án Hồng Kông, nơi phần lớn vẫn còn duy trì được tính độc lập.

Người dân Hồng Kông sẽ không tự nguyện nộp mình cho nhà nước công an trị Trung Quốc. Gần đây, cuộc xung đột giữa người biểu tình và cảnh sát Hồng Kông đã chỉ ra rằng việc thông qua luật mới sẽ chỉ làm tăng căng thẳng ớ đó. Khi nhân viên an ninh Trung Quốc bắt đầu các hoạt động thực thi pháp luật trong vài tháng tới, họ có khả năng vấp phải sự phản kháng mạnh mẽ của các nhà hoạt động dân chủ Hồng Kông. Bạo lực gia tăng sẽ khiến kinh tế sụp đổ vì  mất nguồn vốn và nhân tài ở trung tâm tài chính toàn cầu châu Á.

Đồng thời, đảng cộng hoà  ở Mỹ coi thảm họa sắp xảy ra này là một món quà. Vào tháng 11 năm ngoái, Quốc hội Mỹ đã thông qua Đạo luật Nhân quyền và Dân chủ Hồng Kông, yêu cầu Bộ Ngoại giao Mỹ tiến hành đánh giá hàng năm để xác định xem những thay đổi về địa vị chính trị của Hồng Kông (mối quan hệ với Trung Quốc đại lục) có biện minh cho việc thay đổi quan hệ thương mại thuận lợi, độc đáo giữa Hoa Kỳ và Hồng Kông hay không”.

Nếu nhân viên an ninh Trung Quốc bắt đầu bắt bớ những người ủng hộ phong trào dân chủ và những người ủng hộ phương Tây ở Hồng Kông, thì Bộ trưởng Ngoại giao Mike Pompeo sẽ không cho phép xác nhận lại tình trạng của Hồng Kông.

Do đó, việc không đáp ứng đủ tiêu chuẩn sẽ chấm dứt tất cả hoặc hầu hết các đặc quyền thương mại và du lịch mà Mỹ dành riêng cho Hồng Kông kể từ năm 1997, điều này có thể đã gây ra thiệt hại lớn cho kinh tế Hồng Kông. Hơn nữa, Mỹ sẽ không phải là quốc gia phương Tây duy nhất khiến Trung Quốc phải trả giá cho hành vi hung hăng của mình. 

Đối với các đồng minh của Mỹ nếu vẫn còn do dự thể hiện sự ủng hộ trong cuộc đối đầu Trung-Mỹ, thì  động thái mới nhất của Trung Quốc sẽ giúp cho họ quyết định dễ dàng hơn. Mọi nghi ngờ về việc đẩy thế giới vào một cuộc chiến tranh lạnh khác sẽ bị dập tắt. Trung Quốc đã làm cho họ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc gia nhập liên minh chống Trung Quốc do Mỹ lãnh đạo.

Có thể tin rằng các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã xem xét những hậu quả thảm khốc này và tin rằng việc áp dụng luật an ninh mới đối với Hồng Kông là đáng để đánh đổi. Cộng đồng quốc tế phải chứng minh rằng Bắc Kinh sai lầm.

*Minxin Pei (Bùi Mẫn Hân), giáo sư về quản trị tại Claremont McKenna College, là nghiên cứu viên không thường trú của Quỹ Marshall ở Hoa Kỳ.

Nguồn: https://www.project-syndicate.org/commentary/china-hong-kong-security-law-crisis-by-minxin-pei-2020-05

CATEGORIES
TAGS
Share This

COMMENTS

Wordpress (0)