“Saigon Urban Street Fest” là chương trình diễn ra vào cuối tuần tại Sài Gòn mùa cuối năm. Theo đánh giá của họa sĩ Thảo Xeko thì sự kiện sẽ là nơi công chúng có một góc nhìn khác về nghệ thuật đường phố gắn với quá trình phát triển và giao thoa của nó.
“Mọi người không biết graffiti nhiều thôi, mọi người chỉ hình dung là nó là vẽ bậy ở ngoài đường. Tức là mọi người sẽ luôn hình dung là ờ graffiti là những bạn âm binh ở ngoài đường, nó là một phần của graffiti. Gần đây mới có nhiều sự kiện về ‘Street ác’ thì nó mới bắt đầu xuất hiện thì mọi người mới biết tới nhiều hơn thôi”.
Saigon Urban Street Fest là nơi các nghệ sĩ độc lập có sàn diễn riêng cho mình. Đó là cảm nhận của chị Thùy Trang.
“Đối với cảm nhận của em thì em thấy cái hoạt động ngoài trời này nó rất là hay và bổ ích, khiến cho mọi người những ngày cuối tuần mọi người đi làm, mọi người thấy stress thì mọi người tham gia những hoạt động như thế này thì sẽ làm giúp được những sự căng thẳng của mọi người, và để có thể là tiếp tục một ngày mới”.
Vẫn theo chị Thùy Trang thì các hoạt động cộng đồng đường phố dịp cuối năm được kết nối với không gian ngoài trời đầy năng lượng, kích thích sự hứng thú của khách tham dự trong tiết trời có chút se lạnh ở mùa giáng sinh và năm mới dương lịch đang về.
“Mình nghĩ là nên tổ chức rất là nhiều các hoạt động để mọi người đa số ở thành phố Hồ Chí Minh đều được nghỉ thứ bảy và chủ nhật thì nên tạo rất là nhiều cái chương trình để họ được tham gia, được vui chơi và giải trí cùng với gia đình để gia đình của họ vốn được gắn kết hơn và để mở ra một cái năng lượng mới tích cực mới cho đầu tuần sau ạ”.
Cụm từ “Old But Gold” đôi khi rất hợp với Sài Gòn – mảnh đất cởi mở với tất cả mọi cá tính, nhân dạng.
Họa sĩ Thảo Xeko cảm nhận.
“Mọi người sẽ tập trung xung quanh những cái hoạt động của ‘Street act’ có graffiti, dancer, billboard, tức là… nhiều hình thức. Chị vẫn nghĩ là cái chuyện mà có thêm nhiều tranh vẽ ở nhiều không gian thì nó vẫn là một điều tốt”.
Saigon Urban Street Fest được tổ chức phía trước Bưu điện Trung tâm Sài Gòn, số 2 Công trường Công xã Paris. Đây là một trong các công trình kiến trúc mang đậm dấu ấn lịch sử và văn hóa của đô thị đã hơn 300 năm tuổi này.
_______________
Ghi chú:
– Graffiti: Tranh tường
– Dancer: Vũ công
– Billboard: Pano quảng cáo
– Old but good: Cũ nhưng quý