Việt Nam Thời Báo

VNTB – Thu hồi đất, thu hồi cả tài sản của dân có vi hiến?

Lâm Viên

 

(VNTB) – Theo dõi tin tức trên trang facebook tài khoản https://www.facebook.com/danoanlochung/, có một tình tiết pháp lý đáng bàn luận: vì lẽ gì đó khi thu hồi đất, liệu có thể nhân danh chính quyền để thu hồi luôn tài sản của người dân trên khu đất đó?

 

“Sáng nay, ngày 03.12.2019, nhà cầm quyền tự tiện huy động các cán bộ và lực lượng có chức năng xông vào khu đất Vườn Rau Lộc Hưng để treo cái bảng “dự án” mà bà con VRLH gọi là “dự án ma”. Bởi lẽ, nhà cầm quyền quận Tân Bình và phường 6 quận Tân Bình đã vi phạm pháp luật khi ngang nhiên dùng máy xúc, máy ủi… đập phá, bình địa Vườn rau Lộc Hưng một cách trái pháp luật, vi phạm nghiêm trọng các thủ tục pháp luật khi không họp dân, không hỏi ý kiến dân, không có thông báo cưỡng chế…” (https://www.facebook.com/danoanlochung/posts/1016381295370253)

Câu văn mô tả việc nhà chức trách “ngang nhiên dùng máy xúc, máy ủi… đập phá, bình địa Vườn rau Lộc Hưng”, cho thấy ‘tài sản hợp pháp’ là nhà cửa của người dân đã bị xâm hại, vì theo Luật Đất đai, việc cưỡng chế đến mức độ ‘bình địa’ chỉ có thể diễn ra, khi trước đó đã thỏa thuận xong xuôi mọi đền bú thiệt hại về tài sản sẽ xảy ra khi cưỡng chế.

“Thu hồi đất, thu hồi luôn cả tài sản mà người dân phải đổ mồ hôi, công sức và cả tính mạng để xây dựng nên có vi hiến hay không?”. Câu hỏi này từng được đại biểu Quốc hội Trần Ngọc Vinh (Hải Phòng) đặt vấn đề khi thảo luận dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi).

Theo đại biểu Vinh, “Nếu chúng ta chỉ quy định thu hồi đất thì chúng ta đang đối xử không công bằng với người dân, lợi ích chính đáng của họ trước pháp luật chưa được tôn trọng và bảo vệ. Người dân vẫn sống trong ảnh thụ động với tâm lý có thể bị tước đoạt tài sản bất cứ lúc nào”.

Đối với tài sản gắn liền với đất như nhà ở, các công trình kiến trúc, ông Vinh cho rằng đây là tài sản thuộc sở hữu của người dân, họ phải đổ mồ hôi, công sức và cả tính mạng để xây dựng nên, chứ không phải là tài sản của nhà nước như lâu nay ta đánh đồng cả hai là một là thu hồi tất.

Tuy nhiên như trường hợp đang xảy ra ở khu Vườn rau Lộc Hưng, phường 6, quận Tân Bình, thành phố Hồ Chí Minh, cho thấy thắc mắc của đại biểu Quốc hội Trần Ngọc Vinh, đến nay vẫn là vấn đề thời sự.

Có lẽ cần thiết nói thêm, không riêng vụ việc Vườn rau Lộc Hưng, ở nhiều dự án thu hồi đất khác diễn ra suốt mấy chục năm qua, phía nhà chức trách dường như không mấy quan tâm đến sinh kế của người dân khi thu hồi đất; đặc biệt là với những cư dân như người già, người hết tuổi lao động.

Các khiếu kiện đất đai kéo dài cũng có phần nguyên do từ chuyện ‘lơ là’ ấy của nhà chức trách.

Và nếu nhìn rộng ra, có lẽ vấn đề gốc ở đây là các quyền ‘dân chủ’, ‘tự do ngôn luận’, ‘tự do biểu tình’ của người dân lâu nay đã không nhận được sự quan tâm đúng mức của nhà chức trách. Bởi nếu có quan tâm, tất yếu sẽ không có thắc mắc như kể trên của đại biểu Trần Ngọc Vinh; và đặc biệt nếu các quyền này của người dân được xem trọng, thì có lẽ ông nhà báo tự do Phạm Chí Dũng không cần phải ‘xả mạng’ để ‘cầu cứu’ cộng đồng quốc tế như vừa qua.

Tin bài liên quan:

VNTB – Đúng hay sai khi người dân buộc phải thi hành Thông tư 01 trái luật?

Phan Thanh Hung

VNTB – Đà Lạt bắt đầu cấm chụp hình, cấm người tụ tập…

Phan Thanh Hung

VNTB – Bà Trương Thị Mai là dân Bắc di cư

Bùi Ngọc Dân

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.