Việt Nam Thời Báo

VNTB – Trao đổi cùng tác giả loạt bài “Biến cố Đồng Tâm báo hiệu rất xấu cho Đại hội 13!”

Nguyễn Nam

(VNTB) – Trên trang Việt Nam Thời Báo có đăng loạt bài “Biến cố Đồng Tâm báo hiệu rất xấu cho Đại hội 13!” của tác giả Âu Dương Thệ. Xin có đôi điều trao đổi cùng tác giả.

Theo dõi trên BBC News, tôi được biết tác giả Âu Dương Thệ có học vị tiến sĩ chính trị học, sinh sống tại Dortmund, Đức. Bút danh Âu Dương Thệ tham gia ở rất nhiều trang báo của người Việt như Tiếng Dân, Dân Luận, Dân Làm Báo…, và gần đây là Việt Nam Thời Báo.

Ngay từ dòng đầu tiên của phần ‘Chapeau’ ở bài đầu tiên của loạt 3 kỳ “Biến cố Đồng Tâm báo hiệu rất xấu cho Đại hội 13!” đăng trên Việt Nam Thời Báo, cho thấy tác giả Âu Dương Thệ viết trong tâm thế thoải mái của một người không sống tại Việt Nam, khi ông không chút tiết chế cảm tính trong việc dùng những từ ngữ mang tính cáo buộc. Chính lẽ đó nên với người đang sống ở Việt Nam, đưa đến sự hiếu kỳ đọc hết bài viết để coi các quan chức chóp bu của Việt Nam bị réo tên ra chửi ra sao. Điều này là hệ lụy gây thêm ác cảm của nhà cầm quyền, khi mà người đứng đầu tổ chức Hội Nhà báo độc lập Việt Nam đang vướng vòng lao lý.

Trục lập luận chính của bài viết 3 kỳ của tác giả Âu Dương Thệ là, “Cuộc tranh chấp này khởi đầu từ Đảng nhân danh Chính phủ mượn tạm đất của dân để xây phi trường trong thời chiến tranh. Nhưng các thập niên sau này quân đội không chịu trả đất lại cho nông dân, lại còn âm thầm nhập nhèm bàn giao cho Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Viettel của Quân đội” – https://vietnamthoibao.org/vntb-bien-co-dong-tam-bao-hieu-rat-xau-cho-dai-hoi-13-phan-1/

VNTB – Biến cố Đồng Tâm báo hiệu rất xấu cho Đại hội 13! (Phần 1)

Phần 1: Từ mượn tạm thành chiếm luôn làm của riêng. Hay Nguyên nhân của mọi nguyên nhân Âu Dương Thệ (VNTB) – …

Cách nhìn đó của tác giả Âu Dương Thệ là không phù hợp thực tế về quản lý đất đai ở Việt Nam, đặc biệt là với miền Bắc Việt Nam trước tháng 4, 1975.

Luật Đất đai 2013, Điều 4 quy định: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của luật này”. Về vấn đề thu hồi đất, Luật Đất đai 2013 tiếp tục quy định nhà nước được phép thu hồi đất để “phát triển kinh tế, xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng” trong các trường hợp: Thực hiện các dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư; Thực hiện các dự án do Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, quyết định đầu tư; Thực hiện các dự án do hội đồng nhân dân cấp tỉnh chấp thuận.

Như vậy, sẽ thuyết phục người đọc tại Việt Nam hơn khi tác giả Âu Dương Thệ chỉ ra rằng khái niệm ‘sở hữu toàn dân’ là một khái niệm không đầy đủ.

Khái niệm ‘toàn dân’ là khái niệm dùng để đánh tráo một khái niệm chính xác hơn, lẽ ra phải gọi là ‘sở hữu công’, hoặc ‘sở hữu nhà nước’, có một chủ thể, một pháp nhân cụ thể, đó là chính phủ hay một ủy ban nhân dân tỉnh nào đấy, vì cơ quan đó có tư cách pháp nhân, là chủ sở hữu của một lô đất nào đó cụ thể. Có như thế mới gọi là chủ sở hữu.

Còn ‘toàn dân’ không thể là một khái niệm kinh tế cụ thể để thực thể đó có thể sở hữu gì cả. Quan trọng nhất là chủ sở hữu phải tham gia vào quan hệ dân sự – mua bán chuyển nhượng quyền ở hữu của mình, và trong một số trường hợp là phải ra tòa nếu hai bên không thống nhất. Một cá nhân, một doanh nghiệp, một tổ chức có tư cách pháp nhân, chính phủ, UBND tỉnh có thể bị kiện ra tòa – như trường hợp Đồng Tâm chẳng hạn.

Thế nhưng khi đã gọi là ‘toàn dân’ thì không ai vớ được cái ông toàn dân để đưa ra tòa. Một đối tương mông lung như vậy, không phải là một đối tượng cụ thể nào cả mà bảo rằng nó là chủ sở hữu. Rồi nhà nước lại là đại diện để sử dụng quyền chủ sở hữu mà quản lý đất…

Dễ nhận ra với lý do “Đồng Tâm”, loạt 3 kỳ đăng trên trang Việt Nam Thời Báo, tác giả Âu Dương Thệ muốn đả phá thể chế chính trị độc tài toàn trị.

Tuy nhiên khác với nhiều tác giả sử dụng ngôn ngữ báo chí trong phản biện bằng những viện dẫn, phân tích các sắc luật kiểu ‘rừng luật – luật rừng’/ ‘tao là luật – luật là tao’ mà nhiều trí thức trong bộ máy chính quyền Việt Nam vẫn thường hay lên tiếng cảnh báo, thì tác giả Âu Dương Thệ ít sử dụng sự đối chiếu luật pháp để xem xét các vấn đề về đời sống chính trị, xã hội diễn ra tại Việt Nam. Chính điều đó dễ khiến nhà chức trách Việt Nam sẽ ‘giận cá chém thớt’, khi họ không thể ‘trị’ được tác giả Âu Dương Thệ, sẽ quay sang ‘soi’ từng câu từ của những tác giả đang ở Việt Nam có các bài viết đăng trên trang Việt Nam Thời Báo.

Song, ở chiều ngược lại. Việc trang Việt Nam Thời Báo chấp nhận sự đa dạng của việc tôn trọng quyền được biết của độc giả, thông qua những bài viết như loạt 3 kỳ về biến cố Đồng Tâm qua góc nhìn của một nhà quan sát chính trị từ Đức là ông Âu Dương Thệ. Điều này cũng phù hợp với vấn đề nhân quyền mà chính nhà nước Việt Nam đặt ra khi đồng ý trong nỗ lực ký kết EVFTA.

Tin bài liên quan:

VNTB – VinFast: chỉ sản xuất xe điện sẽ làm mất lợi nhuận và cơ hội?!

Phan Thanh Hung

VNTB – Vắc xin Trung Quốc: kẻ phá bĩnh chính quyền TP.HCM?

Phan Thanh Hung

VNTB – Ai có quyền ‘thay đổi ghế’ của đại biểu Quốc hội chuyên trách?

Phan Thanh Hung

Leave a Comment

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Việt Nam Thời Báo